Đang xem: Cách sử dụng máy đo đường huyết để đạt kết quả tốt nhất

*

Cách sử dụng máy đo đường huyết khá đơn giản, bạn cũng có thể sử dụng chúng ngay tại nhà. Hãy tham khảo bài viết này để biết thứ tự các bước thực hiện và một số lưu ý để có được kết quả chính xác nhất.

*

Máy đo đường huyết là thiết bị có thể được sử dụng hiệu quả tại nhà mà không cần giám sát của bác sĩ.

1. Hướng dẫn cách sử dụng máy đo đường huyết chính xác nhất

Bước 1: Vệ sinh tay thật sạch, đặc biệt là vùng lấy mẫu máu. Bước 2: Lấy ra một đầu kim trong hộp đựng (đóng chặt nắp hộp ngay sau đó), gắn vào bút bắn kim và chọn mức độ bắn bằng cách xoay tròn đầu bút. Bước 4: Vuốt nhẹ ngón tay theo chiều từ trong hướng ra đầu ngón tay để dồn máy. Sau đó lấy bút bắn kim vào cạnh đầu ngón tay – vị trí mao mạch toàn phần (một số dòng máy có thể lấy tại tĩnh mạch). Trong trường hợp máu chảy ra quá ít, bạn nên điều chỉnh lại độ sâu của bút vào bắn lại bằng đầu kim mới. Bước 5: Đặt que thử đường huyết vuông góc và chạm nhẹ vào mẫu máu cho đến khi máy có thông báo đã lấy đủ lượng mẫu thử cần dùng. Bước 6: Sau khoảng 5 – 10 giây máy sẽ trả kết quả hiển thị trên màn hình. Lúc này bạn có thể đánh dấu kết quả đo trước hoăc sau khi ăn để dễ dàng theo dõi hơn. Bước 7: Vất bỏ kim lấy máu và que thử đường huyết vào thùng rác, vệ sinh lại đầu ngón tay lấy máu.

*

2. Những lưu ý khi sử dụng máy đo đường huyết

Cách sử dụng máy đo đường huyết sẽ được mô tả chi tiết trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm. Trước khi dùng, bạn nên đọc thật kỹ các thông tin để hiểu hết tính năng và cách thức hoạt động của máy.

Xem thêm:

Xem thêm: Vòng Tướng Tinh Trong Tử Vi Là Gì, Ý Nghĩa 14 Chính Tinh Trong Lá Số Tử Vi

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng và lưu ý dành riêng cho người bệnh:

2.1 Lưu ý sử dụng và bảo quản máy đo đường huyết

Thử đường huyết tại nhà sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc kiểm soát đường huyết. Từ đó sẽ điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống để lượng đường huyết luôn trong mức cho phép. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, hãy tham khảo những lưu ý sau đây để đảm bảo có được kết quả đo chuẩn xác nhất. Que thử cần được gắn vào máy trước rồi mới tiến hành chấm máu, không nên tháo rời que thử ra khỏi máy hoặc nhỏ máu lên que thử. Nếu là máy mới mua bạn cần điều chỉnh lại ngày giờ và kiểm tra chắc chắn máy đang hoạt động bình thường. Nếu bạn đến mua hàng trực tiếp thì bước này bạn có thể nhờ người bán hàng điều chỉnh luôn cho cũng được. Khi tiến hành đo đường huyết, nên lựa chọn những nơi có môi trường sạch sẽ, thoáng đãng, tránh đặt gần các thiết bị nhiễm từ. Que thử đường huyết và kim lấy máu sau khi lấy ra khỏi hộp cần được sử dụng ngay không quá 3 – 5 phút (tùy loại sản phẩm). Khi đã sử dụng hết que thử và kim lấy máu, bạn nên mua lại sản phẩm chính hãng. Không tiến hành lấy mẫu thử ở những vị trí có cảm giác đau nhức hoặc đang có vết thương. Bảo quản máy đo đường huyết, bút bắn kim, kim lấy máu và que thử đường huyết ở những nơi khô ráo, thoáng mát.

*

3. Chỉ số đường huyết cho biết điều gì?

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết chỉ số đường huyết của người bình thường sẽ nằm trong mức sau:

3.1 Chỉ số của người trưởng thành (không mang thai)

Trước bữa ăn 4.4 – 7.2 mmol/L (Khoảng 80-130 mg/ dL)
1 – 2h sau khi bắt đầu ăn Dưới 10 mmol/ L ( hoặc dưới 180mg/ dL)

3.2 Phụ nữ đang mang thai

Trước bữa ăn ≤ 5.3 mmol/L trước bữa sáng (hoặc ≤ 95mg/dL)
1 – 2h sau khi bắt đầu ăn 1 giờ sau khi bắt đầu ăn: ≤7.8 mmol/L( hoặc ≤ 140mg/dL) 2 giờ sau khi bắt đầu ăn: ≤6.7 mmol/L (hoặc ≤ 120mg/dL)
*

Gắn que thử vào khe cắm, sau đó mới tiến hành lấy máu và chấm mẫu thử. Trên đây là những hướng dẫn và lưu ý về cách sử dụng máy đo đường huyết. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này thì dù là sử dụng ở bệnh viện, tại nhà hay bất cứ đâu bạn cũng có thể thao tác đơn giản và đảm bảo được độ chính xác của kết quả. Nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích, hãy chia sẻ nó đến với mọi người nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *