(BTNO)– Ngày 31.7, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Thuỷ cùng các Phó Chủ tịch Nguyễn Thảo, Huỳnh Văn Quang và Trần Lưu Quang chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 7.2013 nhằm thông qua một số nội dung do Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở Nội vụ, UBND huyện Hoà Thành và Cục Thi hành án Dân sự trình.

Đang xem: ” Cơ Giới Hóa Là Gì (2021) ✔️ Cẩm Nang Tiếng Anh ✔️

Lãnh đạo UBND tỉnh cùng các thành viên và các cơ quan chức năng tập trung thảo luận Đề án cơ giới hoá các khâu trong quá trình sản xuất, thu hoạch một số cây trồng chính của tỉnh: Lúa, mì, đậu phộng giai đoạn 2012 – 2015. Theo đơn vị tư vấn – Công ty CP Đất Việt, tính đến năm 2012, mức độ trang bị động lực trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt bình quân là 1,43 mã lực (CV)/ ha đất sản xuất nông nghiệp, con số này cao hơn so với mức trung bình của cả nước (1,32CV/ ha). Tuy nhiên, với mức độ trang bị động lực như trên chủ yếu chỉ đáp ứng vấn đề cơ giới hoá trong khâu làm đất, các khâu còn lại như chăm sóc, thu hoạch… việc áp dụng cơ giới hoá là không đáng kể (ngoại trừ sản xuất lúa). Về tình hình lao động trong sản xuất nông nghiệp, theo đánh giá của đơn vị tư vấn, hiện nay Tây Ninh thiếu khoảng 4.664 người, tương đương với khoảng 835.929 công/ năm, cho thấy việc ứng dụng nhanh cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp là yêu cầu tất yếu của ngành.

Mục tiêu đề án cơ giới hóa nông nghiệp

Mục tiêu của Đề án đặt ra đến năm 2020 chủ yếu là chú trọng phát triển cơ giới hoá các khâu nặng nhọc, thời vụ khẩn trương, sử dụng nhiều lao động, giảm bớt áp lực lao động nông thôn, tăng giá trị sản phẩm nông sản; tăng nhanh thiết bị kỹ thuật trong nông nghiệp và nông thôn bảo đảm các khâu sản xuất chủ yếu về nông nghiệp đều cơ bản được cơ giới hoá. Góp phần phát triển mức độ trang bị động lực của ngành Nông nghiệp tỉnh đạt bình quân 2- 2,5 CV/ ha canh tác đến năm 2020.

Mục tiêu cụ thể, về cơ giới hoá cây lúa, trong khâu gieo trồng (cấy) vẫn duy trì phương pháp xạ như hiện nay, đồng thời thí điểm công nghệ cấy mạ khay bằng máy; đến năm 2015 đạt 60%, năm 2020 đạt trên 85% thu hoạch bằng máy.

*

Đơn vị trình bày đề án 

Về cơ giới hoá cây mì, đến năm 2015 đạt 10 – 15% tổng diện tích trồng mì áp dụng công nghệ chặt hom và gieo trồng bằng máy, đến năm 2020 đạt 20- 25%. Đến năm 2015 đạt 20% tổng diện tích mì áp dụng công nghệ làm cỏ, xới đất bằng máy và đến năm 2020 đạt 35-40%. Đến năm 2015 đạt 10% và đến năm 2020 đạt trên 25% diện tích trồng mì thu hoạch bằng máy.Về cơ giới hoá cây đậu phộng, đến năm 2015 đạt 20 – 25% tổng diện tích đậu phộng áp dụng công nghệ gieo bằng máy và đến năm 2020 đạt 40 – 45%.

Xem thêm:

Biện pháp cơ giới hóa

Để đạt được các chỉ tiêu trên, đơn vị tư vấn đề nghị UBND tỉnh xem xét đầu tư từ nay đến năm 2020 khoảng 650 máy kéo các loại. Đối với cây lúa, đầu tư 34 bộ thiết bị sang phẳng ruộng bằng laser, 50 máy phóng lúa, 240 máy gặt đập liên hợp, 100 máy gặt xếp hàng. Đối với cây đậu phộng, đầu tư 150 thiết bị gieo liên hợp, 35 máy liên hợp thu hoạch đậu phộng. Đối với cây mì, đầu tư 10 máy liên hợp trồng hom mì, 5 máy chuẩn bị hom mì, 10 máy cuốc vùi, 10 máy liên hợp xới phay kết hợp, 13 máy xới bón lần 1, 13 máy xới vun, bón thúc lần 2, 48 máy nhổ củ mì… Đơn vị tư vấn còn đề nghị UBND tỉnh xem xét việc hỗ trợ lãi vay mua máy móc, thiết bị cơ giới với lãi suất 1,2%/ tháng. Hỗ trợ 100% trong 2 năm đầu và 50% năm cuối hoặc hỗ trợ 20% tổng mức nhưng tổng hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/ máy.

Dự kiến, tổng nguồn vốn đầu tư cho đề án này hơn 465 tỷ đồng. Trong đó, vốn người dân, tổ chức hơn 376,6 tỷ đồng; vốn ngân sách hơn 88,5 tỷ đồng – chủ yếu là vốn hỗ trợ lãi vay mua máy móc thiết bị.

Việc cơ giới hoá rất cần thiết trong sản xuất nông nghiệp. Trong ảnh,một cánh đồng ở xã Trà Vong, huyện Tân Biên
Kết luận, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở NN&PTNT hỗ trợ đơn vị tư vấn điều chỉnh Đề án theo hướng cụ thể hoá những vấn đề mà các đại biểu đóng góp, để UBND tỉnh xem xét thông qua và trình HĐND tỉnh trong kỳ họp tới đây.Tại phiên họp, nhiều đại biểu đóng góp ý kiến, trong đó có ý kiến của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Lưu Quang đề nghị đơn vị tư vấn nêu cụ thể máy móc, thiết bị gì thật sự hiệu quả, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, cánh đồng của tỉnh Tây Ninh. Việc hỗ trợ của Trung ương như thế nào, đặc biệt là khi cây mì và cây đậu phộng không nằm trong đối tượng hỗ trợ lãi suất vay theo Quyết định 63 và Quyết định 65 của Thủ tướng Chính phủ. Theo ông Trần Lưu Quang, trong tình hình khó khăn hiện nay, nguồn ngân sách của tỉnh hạn hẹp, khó có thể đáp ứng được yêu cầu mà đề án đặt ra.

Xem thêm: Hướng Dẫn Kiếm Tiền Với Adflex, Hướng Dẫn Kiếm 10 Triệu Đầu Tiên Với Adflex Cpo

Cũng tại phiên họp, UBND tỉnh thông qua kế hoạch tiếp nhận, phân công công chức Tổng cục thi hành án biệt phái về Tây Ninh công tác và yêu cầu Sở NN&PTNT lập Đề án thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tây Ninh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *