Con mang rừng hay còn được gọi là hoẵng, kỉ, mễn là một trong những loài động vật hoang dã thuộc chi Muntiacus. Loài động vật này đang đứng trước nguy cơ giảm nhanh chóng về số lượng cá thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài này để giúp có cái nhìn tổng quan về thực trạng hiện tại mà cá thể mang rừng đang gặp phải. 

*

Con mang rừng: Đặc điểm, phân bố, thực trạng và một số loài mang phổ biến

Một số thông tin về con mang rừng

Con mang rừng hay còn được gọi là hoẵng, kỉ, con mễn là một trong những loài động vật hoang dã thuộc chi Muntiacus. Mang có lẽ là một trong những loài hươu cổ nhất được biết đến, căn cứ vào số liệu phân tích khảo cổ, hóa thạch được tìm thấy ở khu vực trầm tích Miocen tại Pháp và Đức.Bạn đang xem: Con mang là con gì

Đặc điểm phân bố

Các loài mang rừng ngày nay còn sống có nguồn gốc nguyên thủy, hiện có khu vực phân bố ở một số khu rừng thuộc vùng Đông Nam Á, Ấn Độ. Một số loài mang rừng bản địa sống ở vùng Hoa Nam, Đài Loan và một số hải đảo thuộc Indonesia. Loài mang Reeves được du nhập sang Anh nay đã sinh sản và phổ biến nhiều ở nước này.

Đang xem: Hoài Niệm Tây Ninh: Con Mễn Là Con Gì ? Con Mang Là Con Gì

Một số đặc điểm của con mang rừng

Mang là một trong những loài động vật nhiệt đới, thường không có chu kỳ động đực theo mùa, nên khi di chuyển sang khu vực ôn đới chúng có thể giao phối bất kỳ thời gian nào trong năm.

Các con mang đực có các gạc ngắn và có thể mọc lại. Con mang rừng thường có xu hướng căn xé nhau bằng răng, có răng nanh khá dài chĩa xuống để chúng có thể tự vệ và bảo vệ lãnh thổ của mình.

Lông của chúng thường có màu vàng sậm trên lưng, trắng dưới bụng, đầu nhỏ. Chúng chạy và nhảy rất nhanh nhẹn không chậm chạp như gấu trúc hay con lười. Mang rừng thường ăn các loại lá cây, cỏ, một số loại quả rừng. Chúng thường sống ở những cánh rừng thưa, rừng quanh những lương rẫy, đồi cây.

Con mang rừng là loại động vật được chú ý trong các quá trình nghiên cứu về sự tiến hóa do một số biến thể lớn trong bộ nhiễm sắc thể của chúng.

Một số loài mang rừng quý hiếm ở Việt Nam

Theo con số thống kê thì mang rừng hiện trên thế giới còn 12 loại đó là: Mang vàng Borneo, Mang đầu lông, Mang Fea, Mang Cống Sơn, Mang Sumatra, Mang Ấn Độ, Hoẵng Nam Bộ, Mang Reeves, Mang Roosevelt, Mang Trường Sơn, Mang Pù Hoạt.

Một số loài mang ở Việt Nam hiện tại còn xuất hiện đó là:

Mang rừng Trường Sơn

*

Con mang rừng Trường Sơn

Mang Trường Sơn được biết đến là một trong những cá thể mang nhỏ nhất. Cân nặng của chúng trung bình chỉ ở khoảng 10 – 15kg với kích thước chỉ bằng ½ so với mang Ấn Độ. Chúng được phát hiện đầu tiên ở dãy núi Trường Sơn của Việt Nam vào năm 1997.

Loài động vật hoang dã này thường sống ở độ cao từ 400 – 1000m. Ở những nơi có tán cây thoáng dễ dàng cho việc di chuyển. Đây là một trong những đặc tính giúp chúng nhanh chóng có thể thoát khỏi những sự tấn công của những loài khác.

Mang Vũ Quang

Mang Vũ Quang hay còn được gọi với cái tên là Mang lớn. Chúng là một trong những con mang rừng lớn nhất và được phát hiện ở vườn Quốc Gia Vũ Quang năm 1994.

Một số đặc điểm của Mang Vũ Quang Loài mang này có kích thước trung bình, có quan hệ họ hàng gần với mang Ấn Độ. Đặc điểm nhận dạng của Mang Vũ Quang là loài có cặp sừng khá lớn trong cá thể các loài mang rừng. Trong lượng trung bình có thể tới tưới 30 – 35kg.

Xem thêm: Giật Mắt Phải Nam Là Điềm Gì ? Hên Hay Xui

Lông của chúng có màu nâu bóng, thêm đó là những sọc đen chạy dọc xuống đế gạc. Dọc phần trán có ít lông mịn màu đen, hàng lông dài quanh tuyến đổ về phía sau. Màu lông ở phần lưng hơn sẫm hơn so với phần bụng. Túm lông đuôi màu sẫm, phía dưới đuôi màu trắng.

Con đực có gạc khá lớn, chiều dài có thể lên tới 25 – 30cm, phần nhánh chính 14 – 25cm, nhánh phụ 8 – 15cm.

Hoẵng Nam Bộ

Hoẵng Nam Bộ là một trong những phần loài của loài Mang Đỏ, chúng thường sống tập trung ở khu vực Miền Đông Nam Bộ của Việt Nam.

*

Hoẵng Nam Bộ

Một số đặc điểm của Hoẵng Nam Bộ

Loại động vật này có thân hình thon mảnh, cân nặng trung bình khoảng 30kg, bề ngoài khi nhìn chúng không khác với loài hươu là mấy nhưng thân hình nhỏ hơn.

Hoẵng Nam Bộ có bộ lông màu vàng sẫm hoặc màu vàng nâu, bụng có lông trắng giống như các loài mang khác, chỉ khác với 2 phân loài hoẵng vó đen và hoẵng vó vàng. Chúng là loài động vật hoang dã sống đơn độc và chỉ ghép đôi vào thời kỳ sinh sản.

Mùa sinh sản của con mang rừng này thường vào 2 thời kỳ trong năm. Đó là từ tháng 1 – 3 và tháng 6 – 8. Nơi sống của chúng thương ở quanh những nơi thoáng mát, khô ráo ven rừng và địa bàn sống của chúng không cố định.

Mang Pù Hoạt

Mang Pù Hoạt tên khoa học là Muntiacus Puhoatensis. Được tìm thấy và đầu năm 1997 ở vùng Pù Hoạt, Quế Phong, Nghệ An. Sau đó loài mang rừng này thấy xuất hiện ở một số vùng núi cao khác tại Việt Nam. Hiện tại, theo con số thống kê của một số khu bảo tồn của Việt Nam thì cá thể loài này đang có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng về số lượng.

Đây là một trong những loài mang rừng hiếm nên hình dạng của chúng rất dễ nhầm lẫn với các loài mang rừng khác.

Bảo tồn các loài động vật hoang dã đang là vấn đề rất cần được quan tâm. Ngoài việc nỗ lực hành động của các cơ quan chức năng để ngăn chặn tình trạng này thì việc nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ con cheo cheo nói riêng và động vật hoang dã nói chung là rất cần thiết. Đó cũng là một phần nội dung được đăng tải trong bài viết https://www.ibtimes.co.uk/illegal-wildlife-trafficking-vietnam-almost-unchecked-despite-grand-gestures-claims-hague-1592248.

Xem thêm:

Con mang rừng – Một trong những loài động vật hoang dã cần được bảo tồn. Trên đây là một số những thông tin về loài động vật này. Chúng tôi hy vọng sau khi bạn đọc bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng của loài động vật này. Việc bảo tồn chúng là điều chúng ta nên làm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *