Bạn đã bao giờ thắc mắc chiếc điện thoại bạn đang cầm trên tay được sản xuất tại nước nào không? Bạn có từng nghĩ bất kỳ ai khoác lên người những bộ quần áo có thương hiệu quốc tế như Zara, Nike, Louis Vuitton,… là những công dân toàn cầu không? Chắc hẳn bởi họ trông thật sành điệu, theo kịp xu hướng thời trang và là hình mẫu lý tưởng để nhiều người hướng tới.

Đang xem: Công dân toàn cầu là gì

Vậy, phải chăng “Global Citizen” là một người sở hữu những món đồ hiệu quốc tế hay là một người có thể đi du lịch ở nhiều nước trên thế giới? Gần đây, chúng ta có thể thấy khái niệm này đang dần trở nên quen thuộc với thanh niên Việt Nam. Nhưng tại sao và làm sao để trở thành một Công Dân Toàn Cầu?

Loạt bài 2 phần này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên. Cụ thể, phần 1 sẽ chia sẻ cho bạn định nghĩa và ý nghĩa của việc trở thành Global Citizen.

*

Thế giới hiểu như thế nào?

Khái niệm “Công Dân Toàn Cầu” được xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại, bởi nhà triết học Diogenes. Khi được hỏi đến từ đâu, ông đã trả lời: “Tôi là công dân của thế giới.” Câu trả lời này của ông khá lạ, vì người ta vẫn mặc định một Công Dân Toàn Cầu phải đến từ một quốc gia cụ thể nào đó. Theo Hannah Arendt (1970), “Một công dân được định nghĩa là một công dân trong cộng đồng công dân của một quốc gia, và trong cộng đồng các quốc gia.” <1>

Còn theo định nghĩa bởi tổ chức Oxfam Education, thì đó là người có nhận thức và hiểu biết một cách sâu sắc về vị trí của mình. Từ đó, họ có thể đóng vai trò tích cực trong các vấn đề về hoà bình, sự bền vững và công bằng trong xã hội. <2>

Ngoài ra, tổ chức UNESCO cho rằng, “Công dân toàn cầu đề cập đến cảm nhận thuộc về một cộng đồng rộng lớn và có tính nhân văn chung, nhấn mạnh sự tương tác/mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau về chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hóa giữa địa phương, quốc gia và toàn cầu” (UNESCO, 2015a, 2014a). <3>

Bà Michelle Bachelet, cựu tổng thống Chile cũng chia sẻ quyền Công Dân Toàn Cầu tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau, trong nhiều bối cảnh và vào những thời điểm khác nhau, không có khuôn khổ thể chế nào có thể xác định được. Hơn nữa, họ sẽ hành động không giới hạn hay khác biệt về mặt địa lý. Mục tiêu của họ là bảo vệ phẩm giá con người, thúc đẩy trách nhiệm xã hội và đoàn kết quốc tế, trong đó lòng khoan dung, sự hòa nhập và thừa nhận sự đa dạng giữ vị trí quan trọng nhất. <4>

Trên thế giới đã có ngày kỷ niệm Ngày Công dân Toàn cầu (World Citizen Day), được diễn ra vào ngày xuân phân hàng năm (rơi vào một trong số các ngày 19, 20, 21 tháng 3). <5>

Trở thành Global Citizen nghĩa là gì?

Toàn cầu hoá xoá mờ những rào cản biên giới

Quá trình toàn cầu hóa khiến các rào cản biên giới về văn hoá, thông tin, lực lượng lao động, v.v dần được nới lỏng từ đó điều kiện để mọi người trở thành Công dân toàn cầu dễ dàng hơn. Chẳng hạn, sau khi tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể quyết định làm ở một quốc gia trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia,… với những kỹ năng cần thiết của một Công Dân Toàn Cầu như khả năng giao thoa văn hoá. Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật làm cho thế giới này trở nên “phẳng” hơn. Nhờ vậy, việc tiếp cận đến những cơ hội học tập, trao đổi trở nên dễ dàng hơn đến cho mọi người trên toàn thế giới.

*

Thế giới đã và đang cùng phải đối mặt với các vấn đề như biến đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, bệnh dịch H5N1, H1N1, v.v. Bên cạnh đó, cả thế giới đang phải đối diện với những rủi ro diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. <6>. Nhà bác học A. Einstein đã khẳng định về ý thức của công dân đối với các vấn đề toàn cầu qua câu “Chủ nghĩa vùng miền là một căn bệnh ấu trĩ. Nó là bệnh sởi của nhân loại”. <7> Cho nên, để giải quyết những vấn đề này, sự hợp tác của cộng đồng quốc tế là điều hết sức quan trọng.

Xem thêm: Ngành Kỹ Thuật Phần Mềm Là Gì ? Kỹ Thuật Phần Mềm

Có nhất thiết phải đi nước ngoài để trở thành những người công dân thế giới?

Không phủ nhận rằng, những trải nghiệm khi học tập và làm việc tại nước ngoài sẽ mang lại cho mỗi người sự cởi mở về quan điểm và góc nhìn nhận cũng như sự hiểu biết về bản thân; đặc biệt là khi chúng ta còn trẻ và mong muốn được khám phá, đổi mới, sáng tạo và khác biệt với môi trường sống hiện tại. Tuy vậy, chúng ta có nhất thiết phải ra nước ngoài và thực hiện những hành động mang tính chất toàn cầu như hoạt động bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ môi trường,… để trở thành Công Dân Toàn Cầu hay không, trong khi hiện nay, chúng ta đều có thể tiếp cận với nguồn thông tin phong phú ở khắp mọi nơi?

Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc tiếp phần 2: Làm sao để trở thành Công Dân Toàn Cầu.

Ngoài ra, hãy cùng tìm hiểu các chương trình Training tại STEP để từng bước phát triển những kỹ năng của Global Citizen nhé!

Tài liệu tham khảo

<1> Arendt, H., 1968. Men in Dark Times.

Xem thêm: Ma Trận Trực Giao Là Gì – Nghĩa Của Từ Ma Trận Trực Giao Trong Tiếng Việt

<2> Oxfam Education. What is global citizenship? Retrieved October 27, 2020, from https://www.oxfam.org.uk/education/who-we-are/what-is-global-citizenship/

<3> Lê Anh Vinh và cộng sự, 2019. Nghiên cứu về công dân toàn cầu Việt Nam. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

<4> Bachelet, M., 2016. Global Citizenship: A New and Vital Force. Retrieved October 27, 2020, from https://www.un.org/en/chronicle/article/global-citizenship-new-and-vital-force

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *