Công trình cấp 1 là gì? Quy định, điều kiện thi công công trình cấp 1 2 3 4 có cần chứng chỉ năng lực không? Hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ chi tiết về các cấp công trình. Mời các bạn tham khảo ngay dưới đây!

I. Công trình cấp 1 2 3 4 là gì?

Để hiểu công trình cấp 1, công trình cấp 2, công trình cấp 3 là gì… chúng ta sẽ phải xuất phát từ khái niệm cấp công trình là gì? Theo điều 2 Thông tư 03/2016/TT-BXD, phân cấp công trình là một cách thức phân nhóm công trình theo 1 trong 2 khía cạnh sau:

Quy mô công suất và tầm quan trọng: áp dụng cho nhóm công trình trong Phụ lục 01 của Thông tư.Loại và quy mô kết cấu: áp dụng cho nhóm công trình trong Phụ lục 02 của Thông tư.

Đang xem: Công trình cấp 2 là gì

Công trình cấp 1 là phân cấp tiệm cận với mức độ cao nhất về quy mô và tầm quan trọng

Với mỗi loại công trình, chẳng hạn như dân dụng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp…, chúng ta sẽ có các thông số, tiêu chuẩn cụ thể để phân cấp. Tuy nhiên, về cơ bản, tất cả đều được chia thành 5 cấp: cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4. Vậy mỗi một cấp công trình có gì khác nhau?

Công trình dân dụng cấp đặc biệt: Là nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hay bằng 15.000m2 ( ≥15.000m2) hay có chiều cao trên hay bằng 30 tầng (≥30 tầng).Công trình dân dụng cấp 1: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2 (từ 10.000m2 Công trình dân dụng cấp 2: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2 (từ 5.000m2 Công trình dân dụng cấp 3: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 1.000m2 đến dưới 5.000m2 (từ 1.000m2 Công trình dân dụng cấp 4: Là nhà ở có tổng diện tích sàn dưới 1.000m2 hay có chiều cao nhỏ hơn hay bằng 3 tầng ( ≤ 3 tầng).

Trong đó, cấp 1 là phân cấp tiệm cận với mức độ cao nhất về quy mô công suất, kết cấu và tầm quan trọng. Nói cách khác, khi sự cố xảy ra, chúng có thể dẫn đến những tác động khủng khiếp tới tài sản, tính mạng của một cộng đồng dân cư hoặc sự phát triển kinh tế – xã hội trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.

Chẳng hạn, với nhà ở dân dụng, công trình cấp 1 sẽ là những tòa nhà có chiều cao từ 75 – 200m, số tầng từ 21 – 50 và tổng diện tích sàn trên 20.000m2.

Với công trình công nghiệp luyện kim màu, CT cấp 1 sẽ là các nhà máy có sản lượng trên 0.5 triệu tấn thành phẩm/ năm.

Xem thêm: Chuyên Trang Giảm Nghèo Bền Vững Là Gì, Để Giảm Nghèo Bền Vững

II. Tiêu chuẩn điều kiện chỉ huy trưởng công trình cấp 1 của nhà thầu

1. Điều kiện năng lực của nhà thầu

Mọi nhà thầu cần đáp ứng các điều kiện năng lực cơ bản

Theo Điều 57 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, các nhà thầu muốn tham gia vào lĩnh vực xây dựng sẽ phải đáp ứng các điều kiện năng lực cơ bản sau đây:

Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật;Nội dung đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với nội dung giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập;Các cá nhân nắm chức danh chủ chốt buộc phải có giao kết hợp đồng lao động với đơn vị đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;Với những dự án đặc thù như nhà máy hóa chất độc hại, nhà máy sản xuất vật liệu nổ, nhà máy điện hạt nhân… các cá nhân chủ chốt phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp, đồng thời phải được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực của công trình;

Lưu ý: Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sẽ có hiệu lực không quá 5 năm. Trong vòng 20 ngày kể từ ngày chứng chỉ hết hiệu lực, nhà thầu phải làm thủ tục xin cấp lại.

*

Bán căn hộ chung cư chính chủ giá rẻ, cao cấp uy tín
Đăng tin rao bán căn hộ chung cư mini giá rẻ, chung cư trung cấp, cao cấp chính chủ.
Click để xem ngay

2. Xếp hạng chứng chỉ năng lực của nhà thầu

Theo điều 65 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, chứng chỉ năng lực của nhà thầu hiện đang được chia thành 3 cấp độ:

2.1. Hạng IPhạm vi hoạt động: Được thi công tất cả các cấp công trình cùng loại, bao gồm công trình cấp 1 và cấp đặc biệt.Yêu cầu:Có tối thiểu 3 cá nhân đủ năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng I của loại công trình phù hợp chuyên môn kỹ thuật;Các cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn phải có trình độ cao đẳng nghề (thời gian công tác tối thiểu 5 năm) hoặc đại học (thời gian công tác tối thiểu 3 năm) phù hợp với công việc;Tối thiểu 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng và an toàn lao động có chuyên môn phù hợp với loại công trình;Tối thiểu 30 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo chuyên môn phù hợp với chứng chỉ năng lực của nhà thầu;Có khả năng huy động thiết bị, máy móc đáp ứng hoạt động thi công;Đã trực tiếp tham gia thi công các hạng mục chính của tối thiểu 1 công trình cấp 1 hoặc 2 công trình cấp 2 cùng loại.2.2. Hạng II
Việc phân hạng chứng chỉ năng lực được thực hiện dựa trên trình độ chuyên môn của đội ngũ và kinh nghiệm thi công của nhà thầu
Phạm vi hoạt động: Được thi công các công trình cấp 2 trở xuống cùng loại.Yêu cầu:Tối thiểu 2 cá nhân có đủ năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng II phù hợp chuyên môn kỹ thuật;Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ cao đẳng nghề (thời gian công tác tối thiểu 3 năm) hoặc đại học (thời gian công tác tối thiểu 1 năm) phù hợp công việc;Tối thiểu 10 người trong hệ thống quản lý chất lượng và an toàn lao động có chuyên môn phù hợp với loại công trình;Tối thiểu 20 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo chuyên môn phù hợp với chứng chỉ năng lực của nhà thầu;Có khả năng huy động thiết bị, máy móc đáp ứng hoạt động thi công;Đã trực tiếp tham gia thi công các hạng mục chính của tối thiểu 1 công trình cấp 2 trở lên hoặc 2 công trình cấp 3 trở lên cùng loại.2.3. Hạng IIIPhạm vi hoạt động: Được thi công các công trình cấp 3 trở xuống cùng loại.Yêu cầu:Tối thiểu 1 người có đủ điều kiện làm chỉ huy trưởng công trường hạng III phù hợp chuyên môn kỹ thuật;Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ nghề phù hợp với công việc;Tối thiểu 5 người trong hệ thống quản lý chất lượng và an toàn lao động có chuyên môn phù hợp với loại công trình;Tối thiểu 5 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo chuyên môn phù hợp với chứng chỉ năng lực của nhà thầu;

III. Công trình cấp 4 có cần chứng chỉ năng lực không?

Trên thực tế, do Thông tư 17/2016/TT-BXD và Thông tư 08/2018/TT-BXD đều không đề cập đến vấn đề này, rất nhiều đơn vị vẫn tỏ ra bối rối khi đứng trước câu hỏi công trình cấp 4 có cần chứng chỉ năng lực hay không.

Xem thêm: Apa Itu Csrss Exe Là Chương Trình Gì, Quy Trình Csrss

Việc thi công, sửa chữa công trình cấp 4 cũng đòi hỏi chứng chỉ năng lực

Trên đây là một số quy định hiện hành về điều kiện năng lực và chứng chỉ hoạt động của các nhà thầu xây dựng. Theo đó, không chỉ các công trình cấp 1 và cấp đặc biệt, việc thi công, sửa chữa công trình cấp 4 cũng đặt ra những đòi hỏi nhất định với đơn vị chủ trì.

Hy vọng bài viết đã mang đến người đọc nhiều thông tin hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi Nhà Đất Mới để cập nhật thêm nhiều thông tin mới về lĩnh vực bất động sản!

Ngoài ra, tại chuyên mụcLUẬT NHÀ ĐẤTcủa chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật những biểu mẫu và các bài viết tư vấn luật nhà đất đầy đủ, chính xác. Hãy tham khảo ngay nhé!

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *