Trong hải quân, flagship có nghĩa là kỳ hạm, con tàu lớn nhất có nhiệm vụ chỉ huy hạm đội. Bắt nguồn từ ý nghĩa đó, flagship trong kinh doanh là thuật ngữ để gọi cửa hàng lớn nhất và hiện đại nhất trong chuỗi bán lẻ, được thiết kế và bày biện sang trọng thể hiện sự xa xỉ của những thương hiệu hàng đầu thế giới.

Mục đích của flagship là tạo ra cơ hội trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng, từ đó nâng cao nhận thức về thương hiệu. Mặt khác, mô hình này còn giúp khảo sát thị trường, định vị lại thương hiệu, trưng bày các sản phẩm dùng thử hay đánh giá concept thiết kế của các cửa hàng bán lẻ. Đây còn là nơi tổ chức các hoạt động PR trong các chiến dịch lớn.

Một số cửa hàng flagship của các thương hiệu đình đám:

Louis Vuitton

Đọc thêmLouis Vuitton khai trương nhà hàng và tiệm cà phê đầu tiên ở Nhật Bản

Prada

*

Chanel

*

Khủng hoảng của mô hình flagship trong đại dịch COVID-19

Mặc dù được xem là “viên kim cương sáng giá nhất” trong chuỗi cửa hàng bán lẻ nhưng mô hình này đang dần mất đi giá trị trong cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu. Đầu năm 2020, thương hiệu quần áo GAP đã đóng hàng trăm cửa hàng, đồng loạt rút khỏi các trung tâm thương mại để tái định vị thương hiệu và phát triển kênh bán hàng trực tuyến. Tin tức này không có gì đặc biệt cho đến khi GAP quyết định loại bỏ cửa hàng flagship của mình tại quê nhà San Francisco, gần khu mua sắm Union Square sầm uất.

Đang xem: Cửa hàng flagship là gì

Xem thêm: Vietbank Là Ngân Hàng Gì ? Ngân Hàng Vietbank Có Uy Tín Không?

Xem thêm:

GAP cho biết việc đóng cửa hàng “biểu tượng” sau 26 năm nhằm giải quyết các chi nhánh hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó, hợp đồng cho thuê tại toà nhà Flooding đắt đỏ cũng không còn phù hợp với tầm nhìn trong tương lai của thương hiệu. Từ trường hợp của GAP, các nhà phân tích cho rằng flagship từng là một phương tiện marketing quan trọng nhưng giờ đây nó không còn là nguồn thu hút lợi nhuận hiệu quả cho thương hiệu nữa.

*
*

Thực tế, các cửa hàng flagship được xây dựng để hướng đến đối tượng khách du lịch và tham quan nghỉ dưỡng mà không hoàn toàn phục vụ toàn bộ khách hàng trong nước. Đại dịch COVID-19 chính là phép thử để thấy được những lỗ hổng trong mô hình kinh doanh này. Không còn khách du lịch, công ty buộc phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn các cửa hàng sang trọng này để duy trì các cửa hàng truyền thống. Trong bối cảnh hiện nay, các cửa hàng flagship sẽ không còn hiệu quả và chỉ gây lãng phí tiền bạc cho chủ doanh nghiệp. Các thương hiệu có xu hướng tập trung vào các cửa hàng trực tuyến với giá cả cạnh tranh để vượt qua cơn khủng hoảng toàn cầu này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *