Dạ Cổ Hoài Lang là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Từ bản Dạ Cổ Hoài Lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên.

Đang xem: Dạ cổ hoài lang là gì

Hương Lan hát Dạ Cổ Hoài Lang

Từ là từ phu tướngBáu kiếm sắc phán lên đàngVào ra luống trông tin nhạnNăm canh mơ màngEm luống trông tin chàngÔi gan vàng thêm đauĐường dầu xa, ong bướmXin đó đừng phụ nghĩa tào khangĐêm luống trông tin nhạnNgày mỏi mòn như đá Vọng phuVọng phu vọng luống trông tin chàngLòng xin chớ phụ phàngChàng là chàng có hayĐêm thiếp nằm luống những sầu tâyBao thuở đó đây sum vầyDuyên sắc cầm đừng lợt phai.Là nguyện cho chàngHai chữ an – bình anTrở lại gia đàngCho én nhạn hiệp đôi.

Nỗi niềm ấy đã nhiều lần ông thổ lộ với bạn tri âm:

“Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con. Tam niên vô tử bất thành thê. Vợ chồng ăn ở với nhau trong 3 năm, vợ không sinh con, chồng được quyền bỏ để cưới người khác hầu có con nối dõi tông đường. Thời phong kiến có những quan niệm chưa đúng. Người ta cho rằng vợ chồng không sinh con là do lỗi của người đàn bà.

Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu, xót thương cho vợ chồng tôi gặp phải cảnh đau lòng mà cho ở đậu qua ngày, với hy vọng vợ chồng tôi sẽ có con và chiến thắng cái quan niệm khắc nghiệt, lạc hậu, chịu ảnh hưởng nặng đạo lý thời phong kiến”.

*

Trong thời gian dài, phu thê phải cam chịu cảnh “Đêm đông gối chiếc cô phòng”, tâm tư nặng trĩu u buồn nên nhạc sĩ Sáu Lầu đêm đêm mượn tiếng đàn nắn nót đôi câu bớt cơn phiền muộn. Ông thừa hiểu người bạn đời cũng đau xót như ông. Thời gian đó, mỗi đêm người ta lại thấy ông Sáu Lầu ngồi ôm đờn thẫn thờ và không lâu sau Dạ Cổ Hoài Lang ra đời.

Do quá nhớ thương, thi thoảng vợ chồng ông vẫn lén lút gặp nhau. Sau, vợ ông thụ thai, hai người lại được sum họp. Sau đó hai ông bà sinh được 7 người con (5 trai, 2 gái).

Xem thêm:

Dạ Cổ Hoài Lang khởi điểm từ nhịp 2. Nhưng khi hòa nhập vào sân khấu cải lương, đã được chuyển dần thành nhiều nhịp, năm 1924 tăng lên nhịp bốn. Từ khoảng 1934 đến 1944, tăng lên nhịp tám. Từ khoảng 1944 đến 1954, Vọng cổ tăng lên nhịp 16. Từ 1955 đến 1964, tăng lên nhịp 32 rồi nhịp 64 từ năm 1965 đến nay.

Có thể nói, ngay khi ra đời bản Dạ Cổ Hoài Lang đã sớm chinh phục người nghe bởi nhiều nguyên do. Nó là sự kết tinh về tri thức cổ nhạc và tâm hồn mẫn cảm, tài hoa của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Bản nhạc làm xúc động người nghe bởi nó được “chắt ra” từ chính cuộc tình duyên éo le của nhạc sĩ.

Bản Dạ Cổ Hoài Lang ra đời cùng với nhiều bản vọng cổ khác đã nói hộ cho những nỗi niềm tâm sự buồn thương, cay đắng, chuyện đạo nghĩa, lòng nhân… Một bản vọng cổ được ca lên làm mỗi người nghe tìm thấy một phần số phận mình trong đó, họ cảm thất được gởi gắm tâm sự, được chia sẻ.

Điều đó lý giải vì sao Dạ Cổ Hoài Lang ngay khi ra đời đã đi vào đời sống người dân một cách tự nhiên và có sức cuốn hút mạnh mẽ đến vậy.

Bản nhạc đã nhanh chóng lan truyền và làm nên danh tiếng của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Nhiều gánh hát Nam Bộ và giới cải lương đã tôn xưng Dạ Cổ Hoài Lang là bài ca chính thống, “bài ca vua” trên sân khấu cải lương Nam Bộ. Nhiều soạn giả, nhạc dĩ lấy cảm hứng từ bản nhạc nhày để sáng tác như: Viễn Châu (tân cổ giao duyên), Vũ Đức Sao Biển (Đêm Gành Hào Nghe Điệu Hoài Lang)… Nó thực sự trở thành một di sản mang tính cộng đồng.

Xem thêm: Lure Module Pokemon Go Là Gì, Lure Module Là Gì Trong Pokemon Go

Trong một cuộc hội thảo về Dạ Cổ Hoài Lang, GS-TS.Trần Văn Khê viết: “Trong cổ nhạc Việt Nam, chưa có bài bản nào được như Dạ Cổ Hoài Lang biến thành vọng cổ. Từ một sáng tác cá nhân đã biến thành sáng tác tập thể, sanh từ đầu thế kỷ, lớn lên sống mạnh, biến hóa thiên hình vạn trạng, và sẽ còn sống mãi trong lòng người Việt khắp năm châu bốn bể”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *