(Tổ Quốc) -“Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”  là cụm từ được nhiều người nhắc đến. Nhưng dường như trong một số trường hợp, cụm từ này đang được dùng sai…

“Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” là tư tưởng lớn đã được lấy làm tư tưởng của Đảng, Nhà nước, tư tưởng dành cho những người lãnh đạo.

Đang xem: Dám nghĩ dám làm nghĩa là gì

Dám nghĩ, dám làm được coi là tư tưởng mang tính cách mạng trong công cuộc đổi mới của đất nước để tạo động lực phát triển xã hội.

Nhưng để hiểu thế nào là “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” thực chất không đơn giản.

Đặt trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, trên con đường định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh… có thể hiểu “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” là dám nghĩ những điều có thể chưa có tiền lệ và quyết tâm thực hiện bằng được trong thực tiễn… Nhưng trước hết phải khẳng định những việc “dám nghĩ, dám làm” phải đặt mục đích cao nhất, vì lợi ích của nhân dân, đất nước, của cộng đồng, trong đó có lợi ích của cá nhân mình. Trong toàn bộ hoạt động của mình, đúng như Đảng từng quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ mấy cũng hết sức làm; việc gì có hại cho nhân dân, dù nhỏ mấy cũng phải tránh.

*

Minh họa: dantri.com.vn

Dám nghĩ, dám làm cũng không phải là chuyện lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió hay trải hoa hồng. Để từ “dám nghĩ” đến “dám làm” nhiều khi cá nhân phải chấp nhận những rủi ro, sóng gió, nhiều khi là cả sự hi sinh của mình.

 “Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” phải nên được hiểu là dù nghĩ điều gì, làm điều gì, đưa ra “sáng kiến” gì thì cuối cùng người thực hiện vẫn là con người, tác động đến con người, mục đích cuối cùng cũng là đem lại kết quả cho con người. Vì vậy việc người “dám nghĩ, dám làm” là ai rất quan trọng. Có những người chỉ đơn thuần là người lãnh đạo hành chính phụ trách một cơ quan, một đơn vị, nhưng có những lãnh đạo lại vượt lên, được coi là người “dám nghĩ, dám làm”.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Dữ Liệu Phi Cấu Trúc Là Gì ? Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa

Nhìn lại những tấm gương “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” ghi lại được dấu ấn trong sự phát triển của đất nước, có thể kể đến Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc. Ông đã mạnh dạn tổ chức thí điểm hình thức “khoán hộ”. Đây là một quyết định đầy sáng tạo nhưng cũng táo bạo, thể hiện rõ bản lĩnh dám nghĩ, dám làm của Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc. Nhưng vì “dám nghĩ, dám làm” là thực hiện cái còn rất mới, chưa ai từng làm, chưa ai nghĩ đến nên không tránh khỏi sự nghi ngại, phản đối, thậm chí đã dẫn đến đấu tranh tư tưởng gay go, quyết liệt trong Đảng bộ. Bí thư Kim Ngọc cũng từng phải làm kiểm điểm và tự phê bình.

Việc thực hiện một cái mới, chưa từng có tiền lệ gặp phải khó khăn trở ngại, thậm chí rủi ro… là điều khó tránh khỏi. Nhưng nếu không có người dấn thân “dám nghĩ, dám làm” thì xã hội khó tiến lên, khó có những thay đổi mang tính đột phá để phát triển tốt đẹp hơn.

Thực tiễn bao giờ cũng là sự kiểm nghiệm chân lý chính xác nhất . Những gì đúng đắn, có giá trị hay sai trái, vô giá trị sẽ bộc lộ và được thời gian trả lời.

Và “khoán hộ” của Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc đã được minh chứng là một cách làm táo bạo, đúng đắn, sáng tạo, mang tính đột phá. Bí thư Kim Ngọc đã đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, chấp nhận để con người cá nhân đằng sau, thậm chí phải hứng chịu những búa rìu dư luận. Nhưng một điều đáng mừng là, những gì ở một thời điểm nhất định nhìn nhận chưa đúng thì Đảng sẵn sàng sửa sai, không né tránh và ghi nhận cái tốt, cái có lợi cho dân cho nước.

Như vậy, có thể hiểu, dám nghĩ, dám làm nhưng là cái đã có tiền lệ thì không nên coi đó là “dám nghĩ, dám làm”.

“Dám nghĩ, dám làm” nhưng lại nhằm mục đích vun vén cho lợi ích nhóm, cho chủ nghĩa cá nhân, cho thỏa mãn lòng tham bản thân thì chắc chắn không thể coi đó là “dám nghĩ, dám làm”.

Xem thêm: Giờ Sa Và Ch Là Gì – Đồng Hồ 12 Bây Giờ Là Mấy Giờ Trên Thế Giới

Không thể nhân danh “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” để ngụy biện cho những hành động sai trái vì mục đích cá nhân của mình và phe nhóm mình.

Những ngày gần đây, dư luận đang hướng sự quan tâm vào phiên tòa xét xử liên quan đến một vài quan chức đã làm thất thoát lớn tài sản của đất nước, đã có hành động tham ô, tham nhũng. Đáng tiếc, có những người lại gọi, lại bào chữa cho quan chức đó là người “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”. Việc làm sai trái, gây thất thoát tiền tỉ không phải làm lợi cho nhân dân, đất nước, mà đó là tội phạm.

Nghĩ sai, hiểu sai là con đường ngắn nhất để dẫn đến “làm sai”. Vì vậy không thể đặt cụm từ “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” cho bất cứ hành vi, việc làm nào của người từng đứng trên cương vị lãnh đạo. Bởi như vậy sẽ làm mất đi ý nghĩ quan trọng, tốt đẹp của cụm từ “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”, trở thành tiền lệ xấu cho những người làm lãnh đạo mà có hành vi sai phạm, phải xử lý trước pháp luật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *