Danh mục đầu tư hay viết tắt là DMDT là một sản phẩm hoàn toàn mới được cung cấp bởi phòng phân tích SPO của FinMEx Academy. Tất cả các sản phẩm thông qua DMĐT này sẽ giúp khách hàng ra tăng thu nhập tối ưu lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro trên thị trường. 

Vậy tại sao chúng ta lại cần quan tâm đầu tư theo DMĐT? Và đâu là ưu nhược điểm khiến trader cần lưu tâm?

Chắc hẳn trong lĩnh vực đầu tư ít nhất 1 lần các bạn đã nghe tới câu nói: “Đừng bao giờ bỏ tất cả trứng vào 1 giỏ” . Đây là câu nói dẫn chứng cho việc các NĐT thay vì đầu tư vào 1 sản phẩm duy nhất, hãy học cách phân tán rủi ro ra các sản phẩm khác nhau với mục tiêu ra tăng cơ hội kiếm lợi nhuận và phòng tránh rủi ro. 

Vậy làm thế nào để xây dựng một DMĐT phù hợp với bản thân?

Bước 1: Hãy xác định xem mình là người đầu tư chủ động hay thụ động?

Khi bắt tay vào xây dựng danh mục đầu tư, điều quan trọng trước tiên mà các bạn phải xác định là xem mình thuộc trường phái nào: đầu tư chủ động hay đầu tư thụ động? Đây là một việc làm hết sức cần thiết, vì nó sẽ quyết định đến toàn bộ cách thức đầu tư của bạn sau này. 

Người đầu tư chủ động là người luôn sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để tự mình quản lý danh mục đầu tư của mình.

Đang xem: Danh mục đầu tư là gì

Người đầu tư thụ động thì chỉ muốn bỏ ra một khoảng thời gian tối thiểu cần thiết để lập DMĐT, những nhà đầu tư theo hướng thụ động này sẽ tìm đến những cố vấn tài chính. Và nhờ những cố vấn tài chính này sẽ xây dựng và quản lý DMĐT đó cho họ; và tất nhiên khi kết thúc DMĐT thì họ sẽ trích 1 phần lợi nhuận kiếm được thông qua DMĐT cho cố vấn tài chính của mình. 

Bước 2: Yếu tố thứ hai cần tính đến là tính cách và mức độ chấp nhận rủi ro của các NĐT?

Tất cả các NĐT khi quyết định đầu tư đều mong muốn thu được lợi nhuận từ đồng vốn mà họ bỏ ra. Tuy nhiên, không chỉ có đầu lợi nhuận mà tất cả các dự án hay DMĐT nào đều tiềm ẩn rủi ro trong đó. Rủi ro là những yếu tố không chắc chắn tồn tại trong quá trình đầu tư. 

Thông thường những dự án DMĐT mang lại lợi nhuận cao cũng tiềm ẩn rủi ro cao, ngược lại những dự án có khả năng sinh lời thấp thì mức độ rủi ro của dự án cũng thấp.

Và thông qua mức độ chấp nhận rủi ro được chia ra 2 loại: NHÀ ĐẦU TƯ AN TOÀN VÀ NHÀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM

Hay nói cách khác mức độ chấp nhận rủi ro của bạn càng lớn thì danh mục đầu tư của bạn càng chứa nhiều cổ phiếu, ít trái phiếu và các loại chứng khoán thu nhập cố định. Ngược lại, nếu bạn chỉ chấp nhận một phần rủi ro vừa phải, thì bạn sẽ cần một danh mục đầu tư thật thận trọng. Mục tiêu chính của danh mục đầu tư an toàn là để bảo toàn giá trị tài sản. Và mục tiêu của đầu tư mạo hiểm là chấp nhận rủi ro nhưng thu được lợi nhuận khổng lồ.

*

Bước 3: Quyết định các sản phẩm trong của danh mục đầu tư của mình?

Sau khi đã xác định chiến lược đầu tư thì bước tiếp theo các NĐT phải lựa chọn tài sản đầu tư. Một trong những ưu điểm vượt trội trên thị trường tài chính quốc tế chính là tính đa dạng trong sản phẩm giao dịch. Và tất nhiên để lựa chọn được sản phẩm đầu tư phù hợp các NĐT phải hiểu được đặc điểm các sản phẩm ấy, nếu chia trên góc độ tính thanh khoản của hàng hoá thì được chia thành 2 loại:

+ Các tài sản tài chính ngắn hạn như: Ngoại tệ, Vàng; trái phiếu, cổ phiếu, thị trường đầu tư CFD,….là các tài sản có tính thanh khoản rất cao, tức là tốc độ chuyển đổi từ hàng hoá thành tiền mặt rất nhanh trùng bình rơi vào từ 1 đến 3 ngày làm việc là các bạn có thể chuyển đổi các hàng hoá đó thành tiền mặt.

+ Các tài sản mang tính chất dài hạn hơn như: BĐS, các gói đầu tư theo quỹ uỷ thác,….

Xem thêm: Hướng Dẫn Nâng Cấp Ram Laptop Asus, Nâng Cấp Ssd, Ram Cho Laptop Asus Vivobook X509

Mỗi loại tài sản đầu tư sẽ có những đặc điểm khác nhau và thường những DMĐT mang tính chất ngắn hạn thì các cố vấn tài chính thường lựa chọn những hàng hoá là các tài sản tài chính ngắn hạn.

Bước 4: Xác định cơ cấu DMĐT thông qua việc phân bổ % nguồn vốn vào những sản phẩm tài chính cụ thể.

Cơ cấu DMĐT là hành động mà các NĐT sẽ thực hiện phân bổ vốn của mình thành các phần khác nhau để đầu tư ví dụ: 30% vốn đầu tư vào sản phẩm A; 30% vốn đầu tư vào sản phẩm B; và 40% vốn còn lại đầu tư vào sản phẩm C.

Tuy nhiên để xác định % cơ cấu DMĐT cho phù hợp còn phải gắn liền với thời kỳ lập DMĐT. Ví dụ vào thời điểm khủng hoảng như hiện tại, các Nhà đầu tư đều biết Vàng và USD là các sản phẩm có tính thanh khoản nhanh nhất rất phù hợp với thị trường khủng hoảng nhằm mục đích bảo vệ tài sản. Và đây cũng chính là các sản phẩm không thể thiếu trong DMĐT trong mùa khủng hoảng này. Theo quan điểm của tôi, số vốn mà các bạn nên cân nhắc tập trung vào 2 sản phẩm này khoảng chỉ nên tầm 60% tổng tài sản và 40% vốn còn lại các bạn hãy chờ mua những cơ hội gia tăng lợi nhuận mạnh trong thời kỳ này đó là thị trường Cổ phiếu và thị trường đầu tư kinh doanh CFD (nơi các NĐT có thể kiếm lợi nhuận trong cả 2 chiều giá tăng và giá giảm).

Bước 5: Quản lý rủi ro bằng cách theo dõi và cơ cấu lại DMĐT một cách phù hợp.

Xem thêm: Kỳ Nam Là Gì Mà Đắt Thế ? Trầm Hương, Kỳ Nam Có Tác Dụng Gì? &Bull; Nhiên Mộc

Đây cũng là bước cuối cùng và quan trọng nhất, các bạn hãy liên tụ theo dõi DMĐT của mình và kịp thời đưa ra những phương án cơ cấu lại DMĐT. Kiếm lợi nhuận trên thị trường tài chính không hề dễ dàng nên hãy học cách quản lý lợi nhuận và rủi ro thật chặt chẽ để có thể mang lại lợi nhuận lâu dài trên thị trường tài chính.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *