Chúng ta có lẽ đã không còn xa lạ gì với hiện tượng đau bụng, tùy từng nguyên nhân mà mức độ nặng nhẹ cũng sẽ khác nhau. Nhiều trường hợp cảm giác đau bụng chỉ diễn ra trong vài phút và không để lại tác hại gì nghiêm trọng, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là đau bụng bên trái.

Đang xem: đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Đau bụng bên trái có nguy hiểm không?

Bất kỳ ai cũng nên học và tìm hiểu cách để tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân mình bởi sức khỏe chính là món quà vô giá nhất với chúng ta. Đau bụng có thể là hiện tượng bình thường nhưng bạn không nên chủ quan nếu cảm giác đau vùng bụng bên trái thường xuyên xuất hiện do đây là khu vực chứa nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể. Đau bụng bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.

*

Đau bụng bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Các cơ quan thiết yếu nằm ở vị trí bụng bên trái có thể kể đến như thận trái, niệu quản trái, lá lách, đáy phổi trái, một phần dạ dày và ruột già, thùy gan trái, buồng trứng bên trái, đuôi tụy,…

Những loại bệnh khác nhau sẽ có dấu hiệu đau ở những vị trí khác nhau, do đó để có thể phát hiện sớm bệnh thì chúng ta cần lưu ý theo dõi tình trạng, mức độ và vị trí của những cơn đau đó. Ngoài ra, tình trạng đau vùng bụng bên trái ở nam giới và nữ giới cũng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau.

2. Đau bụng bên trái có thể xảy ra ở những vị trí nào?

Ở bước đầu chẩn đoán, bác sĩ thường dựa vào vị trí đau bụng của bệnh nhân làm cơ sở. Để giúp quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác, người bệnh cần xác định được chính xác vị trí đau vùng bụng bên trái hay bên phải.

2.1. Đau bụng bên trái ở phía trên

Đây là hiện tượng thường gặp ở nhiều người nhưng không phải ai cũng biết được lý do dẫn đến hiện tượng này là gì. Chính vì vậy mà mọi người thường rất chủ quan khi có cảm giác đau vùng bụng bên trái nên không đi khám để sớm phát hiện bệnh. Hãy cùng tìm hiểu để xem đây có thể là cảnh báo nguy cơ của những bệnh lý nào nhé.

*

Người bị bệnh thận hoặc đau dạ dày có thể gặp phải hiện tượng đau bụng trên bên trái

Việc xác định được vùng bụng phía trên ở đâu là điều đầu tiên bạn cần nắm được. Thông thường, vùng bụng bên trên được tính từ rốn trở lên đến phần xương ức. Do đó, hoạt động của một số cơ quan (như thận trái, tụy hay dạ dày) có thể đang gặp vấn đề nếu bạn thấy có cảm giác đau âm ỉ ở phần bụng trên bên trái.

Người bị bệnh thận sẽ có cảm giác lưng trái bỗng đau nhói, đây được xem là dấu hiệu rõ rệt nhất. Người bệnh sau đó có thể gặp khó khăn trong việc vận động, đi lại do cơn đau di chuyển sang vùng bụng trên bên trái. Ngoài ra, bệnh nhân bị thận có thể thấy một vài biểu hiện khác như sốt cao hay đi tiểu ra máu.

Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày, không chỉ thấy đau vùng bụng bên trái âm ỉ mà còn có cảm giác bụng nóng và đôi khi xuất hiện những cơn đau dữ dội. Đặc biệt, cảm giác đau bụng sẽ rõ ràng hơn khi người bệnh ăn đồ cay nóng hoặc đồ chua. Để được phát hiện sớm và điều trị các bệnh về dạ dày, người bệnh nên đi khám bác sĩ nếu thấy mình có một số triệu chứng đi kèm như chướng bụng hoặc ợ chua,…

Xem thêm: Công Cụ Đổi Font Chữ Của Facebook Là Gì, Font Chữ Của Facebook Là Gì

Bên cạnh đó, các bệnh lý liên quan đến tụy tạng cũng có thể gây ra những cơn đau bụng bên trái phía trên. Lúc này, người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau quằn quại ở vùng lưng và bụng trên.

2.2. Đau bụng bên trái ở phía dưới

Cơ quan tiêu hóa và bài tiết có vị trí ở phía bụng dưới bên trái, đây đều là những cơ quan thiết yếu của cơ thể. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cảm giác đau bụng bên trái phía dưới là rối loạn tiêu hóa. Kèm theo cảm giác đau bụng quằn quại, người bệnh sẽ trải qua cả hiện tượng tiêu chảy. Với những trường hợp bị rối loạn tiêu hóa thường khi chạm vào bụng sẽ thấy đau nhẹ và bụng trở nên cứng hơn. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị.

Ngoài ra, các bệnh liên quan đến bàng quang cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng đau bụng bên trái phía dưới. Để phân biệt với các bệnh lý khác, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu như: đau buốt khi đi vệ sinh, đi tiểu nhiều lần, thậm chí có lẫn máu.

Nhiều trường hợp khác cũng chỉ ra rằng đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh viêm loét trực tràng, đại tràng hay sỏi tiết niệu. Đây đều là những bệnh có thể để lại hậu quả khôn lường nếu không được điều trị sớm.

*

Đau bụng bên trái phía dưới có thể là do bệnh viêm loét đại tràng, trực tràng

3. Điểm khác biệt giữa đau bụng bên trái ở nam giới và nữ giới

Ngoài những lý do đã đề cập đến ở trên, đau bụng bên trái ở nam giới và nữ giới có thể xuất phát từ những bệnh lý khác nhau, liên quan đến cơ quan sinh sản.

Cụ thể như ở nữ giới, nếu cảm giác đau bụng bên trái diễn ra liên tục, đau quặn và kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo thì nguy cơ bạn đã bị sảy thai (nếu đang mang thai) hoặc đang mang thai bên ngoài tử cung. Nhiều trường hợp đau bụng bên trái là biểu hiện của bệnh u xơ tử cung hoặc u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung. Do vậy, chị em phụ nữ cần chú ý theo dõi các biểu hiện để sớm đi khám khi thấy điều bất thường.

Đối với nam giới, cũng có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cơ quan sinh sản nếu thấy có xuất hiện tình trạng đau bụng bên trái. Một số bệnh lý có thể kể đến như: xoắn tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm túi tinh. Đây đều là những bệnh cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.

*

Nam giới bị đau bụng trên bên trái có thể do cơ quan sinh sản gặp vấn đề nghiêm trọng

Một số thông tin về hiện tượng đau bụng bên trái có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào mà honamphoto.com cung cấp bên trên hy vọng đã giúp bạn đọc tự mình trả lời được câu hỏi đau bụng bên trái có nguy hiểm hay không.

Xem thêm: Thành Ngữ Thông Dụng Tại Hoa Kỳ: In Memory Of Là Gì, In Memory Of Thành Ngữ, Tục Ngữ, Slang Phrases

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu nào cần được tư vấn, vui lòng liên hệ honamphoto.com qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và giải đáp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *