“/>Luật Giám định tư pháp năm 2012, định nghĩa Giám định tư pháplà việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.

Đang xem: Giám định tư pháp là gì

*

*
*
*
*
*
*
*
*

twitter

*

Bản in

*

Gởi bài viết

Luật Giám định tư pháp năm 2012, định nghĩa Giám định tư pháplà việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
Đặc trưng cơ bản của hoạt động giám định tư pháp là hoạt động chuyên môn do chuyên gia thực hiện.Để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thu thập chứng cứ và một trong những biện pháp đó là trưng cầu giám định tư pháp. Theo quy định của pháp luật tố tụng thì trong một số trường hợp bắt buộc hoặc khi xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám định tư pháp. Cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu bất cứ chuyên gia nào có kiến thức về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến vụ án để thực hiện giám định. Khi thực hiện giám định, người giám định tư pháp phải sử dụng những kiến thức nghiệp vụ, phương pháp phù hợp và phải thực hiện đúng các quy chuẩn chuyên môn của từng lĩnh vực cụ thể để thực hiện giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình thực hiện. Xuất phát từ nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân nên khi thực hiện giám định, người giám định không phải chịu chi phối từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Hoạt động giám định tư pháp không mang tính quyền lực nhà nước. Mục đích hoạt động Giám định tư pháp được thực hiện nhằm cung cấp các chứng cứ để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra, hiện nay, nhu cầucần giám định để phục vụ công tác quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ, giao dịch dân sự của tổ chức, cá nhân ngày một nhiều.

Xem thêm: Công An Phường Tiếng Anh Là Gì ? Phường Tiếng Anh Là Gì

Xét trên phương diện quyền công dân trong một Nhà nước pháp quyền, hoạt động giám định tư pháp góp phần bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thông qua việc tạo lập và cung cấp những chứng cứ không thể phản bác, bảo đảm an toàn cho công dân trong các quan hệ pháp luật mà họ tham gia. Thực tiễn thời gian qua cho thấy hoạt động giám định tư pháp có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động tố tụng. Thực hiện giám định tư pháp là một biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các vụ án, hướng hoạt động tố tụng theo cơ chế minh bạch, đúng người đúng tội, tránh oan sai, phụng sự công lý, nó là một kênh quan trọng để đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia cũng như ở các địa phương.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động giám định tư pháp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế(từ cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, nhận thức của các cấp chính quyền, của tổ chức giám định tư pháp, người giám định đến mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan chuyên môn quản lý về lĩnh vực giám định và cơ quan quản lý nhà nước…). Một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả giám định tư pháp là do nhận thức về bản chất, vai trò, tầm quan trọng của công tác này còn chưa đầy đủ. Nguyên nhân này tác động không nhỏ đến tổ chức và hoạt động cũng như chất lượng, hiệu quả công tác giám định tư pháp. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa của giám định tư pháp đối với cải cách tư pháp, đối với việc đảm bảo sự ổn định phát triển kinh tế – xã hội là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.

Xem thêm: Kênh 3 Bước Là Gì – 3 Bước Người Mới Bắt Đầu Làm

Đổi mới nhận thức về giám định tư pháp vừa là đòi hỏi từ phía Nhà nước vừa là đòi hỏi đối với công dân, tổ chức và chính đội ngũ những người làm giám định tư pháp, vì chỉ khi nhận thức đúng vai trò giám định tư pháp, Nhà nước mới tổ chức, quản lý tốt hoạt động giám định tư pháp; công dân và tổ chức mới biết sử dụng kết quả giám định tư pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình dưới các hình thức phù hợp; người giám định tư pháp mới tích cực, chủ động, tự giác, khách quan, vô tư khi tham gia vào hoạt động giám định tư pháp để bảo vệ công lý, công bằng xã hội và uy tín, đạo đức nghề nghiệp của mình. Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tổ chức tập huấn, quán triệt nhận thức của các ngành, các cấp về bản chất, vai trò, ý nghĩa của giám định tư pháp đối với hoạt động tố tụng, cải cách tư pháp, sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội;
Thứ hai, các Sở, ngành chuyên môn chủ quản đối với công tác quản lý giám định tư pháp cần nâng cao tinh thần trách nhiệm và quan tâm hơn đối với hoạt động này;
Thứ ba, tăng cường công tác phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về giám định tư pháp cho đội ngũ người tiến hành tố tụng;
Thứ tư, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh tố tụng theo hướng tăng cường nội dung, thời lượng giảng dạy về giám định tư pháp;
Thứ năm, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động giám định tư pháp qua các kênh thông tin như đài phát thanh truyền hình, báo điện tử, bản tin tư pháp;
Thứ sáu, xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quản lý hoạt động giám định tư pháp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị hữu quan.
Luật gia Từ Minh Liên

Các tin đã đăng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *