Giám đốc dự án hay Project Director là một vị trí có vai trò quan trọng đối với rất nhiều các doanh nghiệp. Bởi đây chính là vị trí góp phần tạo nên những giá trị cốt lõi, thúc đẩy tiến trình đi lên của doanh nghiệp.

Đang xem: Giám đốc dự án là gì

1. Giám đốc dự án là gì?

Giám đốc dự án chính là người tổ chức thực hiện, quản lý dự án, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu và kế hoạch đề ra, từ đó mang lại giá trị, lợi ích cho tổ chức.

Một giám đốc dự án sẽ phụ trách những công việc chính sau:

Giám sát tiến độ xây dựng, giám sát tài chính và đảm bảo chất lượng dự ánĐưa ra các kế hoạch chiến lược, lãnh đạo và định hướng cho các nhà quản lý dự án để thực hiện các kế hoạch đóGặp gỡ khách hàng, các bên liên quan để báo cáo về tiến độ dự ánQuản lý rủi ro để tránh sự chậm trễ hoặc thiệt hại trong quá trình triển khai dự án

2. Vai trò của Giám đốc dự án

Giám đốc dự án có vai trò quản lý toàn bộ hoạt động trong suốt quá trình triển khai dự án. Họ giám sát các nhà quản lý dự án, những người điều phối các nhóm để đảm bảo rằng công việc được hoàn thành đúng tiến độ trong giới hạn ngân sách và tài nguyên đã đề ra.

Giám đốc dự án sẽ là người thường xuyên làm việc với các bên liên quan, báo cáo, đánh giá tiến độ và quản lý sự kỳ vọng của đối tác trong suốt dự án.

Bên cạnh đó, họ còn có vai trò quản lý chiến lược rủi ro, giám sát tài chính và đề ra những giải pháp giải quyết khi có vấn đề phát sinh ở mỗi giai đoạn của dự án.

3. Chức năng của Giám đốc dự án

Chức năng của Giám đốc dự án tùy vào mỗi lĩnh vực, ngành hay dự án mà có sự phân chia nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên chức năng chính của một Giám đốc dự án nói chung đều phải đảm nhiệm những công việc như: Lập kế hoạch; tổ chức triển khai dự án, kết thúc dự án.

*

3.1 Lập kế hoạch

Việc lập kế hoạch là một bước không thể thiếu trong công việc của Giám đốc dự án. Để bắt đầu bất cứ một dự án nào thì cần có một bản kế hoạch chi tiết và trong bản kế hoạch đó phải đề ra được rõ những nội dung sau:

Thiết lập mục tiêu và cách thức để đạt mục tiêu đóĐề ra tiến độ thực hiện dự án theo mốc thời gian cụ thểPhân công chi tiết từng nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi thành viên tham gia dự ánĐo lường hiệu quả và đề ra các biện pháp phòng tránh rủi roCác thước đo đánh giá hiệu quả sau khi kết thúc dự án

3.2 Triển khai dự án

Giai đoạn tổ chức, chuẩn bị

Giám đốc dự án có trách nhiệm phân công, sắp xếp công việc cụ thể cho cấp dưới của mình. Ai sẽ nhận nhiệm vụ gì và yêu cầu cần phải hoàn thành công việc được phân công như thế nào? Những đầu mục công việc cần được phân chia rõ ràng, cụ thể cho từng vị trí.

Trước khi dự án được bắt đầu, Giám đốc dự án còn có nhiệm vụ cùng với ban quản lý dự án phân tích đánh giá như rủi ro có thể xảy ra khi triển khai, từ đó lập kế hoạch chi tiết đề ra những phương án xử lý khi có vấn đề phát sinh.

Giai đoạn triển khai dự án

Giám đốc dự án có trách nhiệm giám sát và quản lý công việc của từng cấp dưới của mình để thực hiện nhiệm vụ mà ban lãnh đạo giao cho.

Truyền đạt kế hoạch thực hiện đến các thành viên, xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quá trình thực hiện, xác định mốc thời gian hoàn thành công việc, kiểm tra, theo dõi thực hiện…để đảm bảo thu được kết quả tốt nhất cho dự án.

Việc sao sát từng công việc của cấp dưới có vai trò quan trọng giúp cho Giám đốc dự án có thể đánh giá được hiệu quả công việc, nắm bắt nhanh những khó khăn phát sinh trong quá trình triển khai dự án để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

Xem thêm:

Giám đốc dự án cần báo cáo thường xuyên trong quá trình triển khai dự án về thiết kế, tiến độ, chất lượng công trình, chi phí..để có những phương án xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh. Thường xuyên tiếp nhận thông tin, chỉ thị của Công ty để thông báo đến các Nhà thầu tham gia thi công trên công trường.

Ngoài ra trong quá trình triển khai dự án, Giám đốc dự án còn có trách nhiệm quản lý các Nhà thầu tư vấn, Nhà thầu thi công thực hiện đúng quy định của hợp đồng đã được ký kết.

3.3 Kết thúc dự án

Trong giai đoạn kết thúc dự án, Giám đốc dự án cần phối hợp, theo dõi chặt chẽ giai đoạn bàn giao trong công đoạn kiểm soát chi phí, công đoạn bàn giao cho đơn vị quản lý, vận hành khai thác dự án…để khắc phục các lỗi còn thiếu sót nếu có.

Sau khi kết thúc và đóng dự án, Giám đốc dự án có trách nhiệm tổng kết đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án bao gồm: tổ chức thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán, bàn giao từng hạng mục và toàn bộ công trình. Kiểm tra và trình hồ sơ thanh quyết toán các gói thầu.

*

4. Trách nhiệm của Giám đốc dự án

4.1 Là người điều phối, quản lý dự án

Là người trực tiếp đề ra và điều phối thực hiện kế hoạch thì người Giám đốc cần phải có trách nhiệm dẫn dắt đội nhóm của mình, hướng dẫn, quản lý các thành viên để họ hoàn thành mục tiêu đề ra.

Giám đốc dự án cần phân chia các đầu mục công việc cụ thể theo định hướng thời gian đã định cho mỗi thành viên trong đội, hướng dẫn đồng thời cổ vũ, tạo động lực để họ thực hiện tốt công việc theo yêu cầu.

4.2 Chịu trách nhiệm cho toàn bộ vấn đề của dự án

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, Giám đốc dự án phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những vấn đề liên quan đến dự án mà mình đang đảm nhiệm, bao gồm những vấn đề phát sinh, những khó khăn như không đảm bảo tiến độ, không đạt mục tiêu…Và họ phải tìm ra được giải pháp để giải quyết những vấn đề đang tồn đọng.

4.3 Ký kết hợp đồng

Ngoài việc tổ chức chỉ đạo thực hiện dự án, vị trí Giám đốc dự án còn chịu trách nhiệm quản lý hợp đồng đã ký kết, việc thanh toán theo hợp đồng, danh mục hồ sơ hoàn công của dự án, đại diện công ty hoàn thành các thủ tục theo quy định.

*

4.4 Nghiên cứu phát triển các nguồn lực cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, Giám đốc dự án cũng tham gia vào công tác tuyển dụng, bố trí điều hành nhân sự; phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời tìm kiếm dự án khác, tư vấn cho chủ đầu tư.

Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Tiếng Anh Là Gì, Vietgle Tra Từ

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về Vai trò, chức năng, trách nhiệm của Giám đốc dự án. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn rõ nét hơn về vị trí nhân sự cấp cao này.“Bạn muốn được gợi ý việc làm phù hợp với kinh nghiệm, vị trí địa lý, sở thích và điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Hãy đăng ký, honamphoto.com sẽ cập nhật danh sách việc làm phù hợp hàng tuần cho bạn.”

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *