Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Hà Băng Sương – Bác sĩ điều trị – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế honamphoto.com Phú Quốc. Bác sĩ đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý nội.

Đang xem: Giun Đũa Chó Toxocara: Cách Phát Hiện Và Điều Trị

Bệnh giun đũa chó mèo ở người có đáng lo? Bệnh giun đũa chó mèo không nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn có thể gặp các biến chứng tại nhiều cơ quan thậm chí có thể tử vong.

Bệnh giun đũa chó (Một số chủng khác có liên quan đến giun đũa chó: Toxocara cati hay thường gọi là giun đũa mèo (do Schrank., 1788 và Brumpt., 1927 phát hiện và công bố) xuất hiện khắp mọi nơi không phụ thuộc nông thôn hay thành thị, ngay cả những nước tiên tiến vẫn có khả năng nhiễm và thậm chí nhiễm nhiều.

Bệnh giun đũa chó, mèo (người dân hay gọi là sán chó) hay còn gọi là Toxocara ký sinh trong ruột non của chó, gặp ở 80% chó vùng nhiệt đới và 17 – 20% chó ở vùng ôn đới. Giun trưởng thành sống trong ruột non chó con dưới 3 đến 6 tháng tuổi; mỗi ngày giun đẻ khoảng 200.000 trứng, trứng giun theo phân chó ra ngoài và có thể sống ở ngoại cảnh nhiều tháng; khi chó lớn hơn, do cơ chế miễn dịch, giun trong ruột sẽ bị đẩy ra ngoài. Nếu chó con nuốt trứng giun, một số ấu trùng lên phổi và phát triển thành giun trưởng thành ở ruột non, một số khác tiếp tục di chuyển trong các cơ quan nội tạng. Khi chó lớn lên và có thai, ấu trùng chui qua lá nhau, nhiễm vào bào thai, hoặc vào tuyến vú gây nhiễm cho chó con khi chúng bú mẹ.

Con người bị nhiễm phải do nuốt trứng trưởng thành hoặc ăn thịt của vật chủ khác có chứa ấu trùng. Trên trẻ em từ 1 – 4 tuổi sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Tập quán ăn đất thường được thấy ở những trẻ em bị nhiễm Toxocara canis. Sau khi tiêu hóa, ấu trùng tách ra khỏi trứng trưởng thành đi đến những cơ quan khác bằng con đường di chuyển trong cơ thể. Chúng cũng có thể chu du vài lần đến các mô, cuối cùng đóng kén thành ấu trùng và tạo u hạt, làm tăng bạch cầu ái toan ở tất cả các cơ quan chính của cơ thể, trong đó bao gồm cả não và mắt

Con đực có kích thước 4-10cm và con cái 6-18cm. Hình dáng trông giống con giun đũa giai đoạn trẻ, các móc của giun phần cổ hẹp ở đoạn cuối. Trứng có hình bán thùy, dày, vỏ bị rỗ, kích thước 90 x 75micron.

3.1 Trên chó và mèo

Trực tiếp bằng con đường tiêu hóa trứng nhiễm ấu trùng từ đất.Gián tiếp bằng cách ăn các vật chủ ăn thịtNhiễm trùng chu sinh (chỉ có T.canis)Tiêu hóa ấu trùng qua con đường phânLây truyền qua đường sữa
Chu trình phát triển trong cơ thể người của sán chó

3.2 Trên người

Gián tiếp bằng cách tiếp xúc tay với các vật bị nhiễm ấu trùngGián tiếp qua cách ăn đất, phân hay các thực phẩm có trứng giun đũa chó nhiễm.Trực tiếp bằng cách tay nhiễm tiếp xúc các cô bảo mẫu nhiễm mầm bệnh hay miệng, tả lót…

Khi giun đũa chó đi vào cơ thể người, chúng sẽ “chu du” trong cơ thể người trong vài tháng đến nhiều năm, gây tổn thương ở những phần cơ thể chúng đi qua. Người nhiễm sán thường hay bị ngứa da tái đi tái lại, điều trị không dứt hẳn. Ngoài ra ở một số người có biểu hiện gan to; sốt hoặc có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực; đau bụng, khó tiêu. Các triệu chứng này có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, người bệnh ít khi nghĩ đến việc bị nhiễm giun.

Mức độ tổn thương của cơ thể cùng với các triệu chứng tùy thuộc vào số lượng ấu trùng cũng như cơ quan mà chúng xâm lấn bao gồm các cơ quan như gan, phổi, hệ thần kinh trung ương, mắt… Trong đó, hai thể thường gặp nhất là ấu trùng di chuyển nội tạng và ở mắt.

Ở nội tạng, bệnh nhân có các triệu chứng sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn.

Ở mắt, triệu chứng hay gặp là giảm thị lực một bên mắt hoặc đôi khi bị lé. Mức độ suy giảm thị lực tùy thuộc vào vùng bị thương tổn (võng mạc, điểm vàng), có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

5.1. Bệnh do ấu trùng Toxocara spp. di chuyển nội tạng

Bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng thường hay gặp ở trẻ em từ 1-4 tuổi, hơn là người lớn. Bệnh khởi phát từ từ. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ thoáng qua, ăn ít, gầy, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, đau cơ và khớp. Ho khạc ra đờm có thâm nhiễm bạch cầu ái toan, khó thở, gan to, bờ mặt nhẵn, không đau, đôi khi kèm lách to. Bệnh có thể tự khỏi sau nhiều tuần khi ấu trùng chết.

Ở người trưởng thành, đôi khi nhiễm bệnh không có triệu chứng, hoặc nếu có sẽ biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, suy nhược, ngứa, mày đay, khó thở dạng giả hen, khò khè, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, hiếm hơn có thể gặp suy hô hấp.

Gan là cơ quan thường bị xâm nhiễm nặng nhất và gan to là biểu hiện thường gặp dù bất kỳ cơ quan nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Tổn thương gan giống như một khối u dễ nhầm với ung thư hay ung thư nơi khác di căn đến. Y văn đã ghi nhận nhiều trường hợp có lách to hay nổi hạch đi kèm, sang thương da như nổi mày đay và nốt dưới da cũng đã được ghi nhận.

Xem thêm:

Một số trường hợp gây viêm cơ, viêm mô dưới da, báng bụng, viêm dạ dày, bệnh lý giãn cơ tim, khối giả u ở tim gây đột tử. Trường hợp bệnh nặng có xâm nhiễm nhiều cơ quan như gan, lách, phổi, não. Nhiễm Toxocara spp. lan tỏa gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

5.2. Bệnh do ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh

Là một trong những thể bệnh đặc biệt của ấu trùng di chuyển nội tạng, thường gặp bệnh nhân ở tuổi trung niên. Bệnh nhân thường có các triệu chứng liên quan hệ thần kinh như rối loạn giấc ngủ, yếu cơ, yếu chi, suy nhược cơ, rối loạn tiểu – đại tiện. Tổn thương ở hệ thần kinh trung ương hiếm gặp hơn, nhưng có thể gây các biến chứng trầm trọng và hậu quả là bệnh nhân bị yếu cơ, rối loạn cảm giác, co giật, động kinh, hôn mê.

Sán chó mèo

Lâm sàng có biểu hiện trên hệ thống thần kinh trung ương do ấu trùng xâm nhập bao gồm viêm não, viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, động kinh, viêm màng nhện, viêm tủy sống, viêm mạch não, mất điều hòa vận động, cứng cổ, rối loạn tâm thần kinh, thường bệnh nhân có triệu chứng sốt và nhức đầu. Một số trường hợp ảnh hưởng thần kinh ngoại biên (viêm tủy rễ, viêm thần kinh sọ não và dị cảm cơ xương).

5.3. Bệnh ấu trùng di chuyển do Toxocara spp. ở mắt

Bệnh do ấu trùng di chuyển ở mắt cũng hay gặp ở trẻ em lớn tuổi, có hoặc không kèm bệnh lý Toxocara spp. nội tạng khác. Ấu trùng có thể gây giảm thị lực thường ở một bên mắt, ngoại lệ cũng có ảnh hưởng hai bên mắt, soi đáy mắt thấy dạng viêm hạt ở võng mạc, viêm kết mạc, u hạt trong mắt, viêm nội nhãn do ấu trùng di chuyển còn sống, hoặc đã chết gây tái hoạt miễn dịch. Mù có thể xảy ra do tình trạng viêm mống mắt, phù mô và bong võng mạc không điều trị kịp thời. Triệu chứng điển hình bao gồm giảm thị lực một bên, đau mắt, đồng tử trắng, lác mắt kéo dài nhiều tuần. Thường gặp nhất là u võng mạc cực sau, dễ nhầm với ung thư võng mạc. Đôi khi ở mắt còn gặp viêm màng bồ đào, áp xe thủy tinh thể, viêm thần kinh thị giác và bội nhiễm. Thường một mắt bị bệnh, hiếm khi cả hai mắt. Bệnh ở mắt thường không thấy tăng bạch cầu ái toan, gan to hay các triệu chứng khác mà bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng thường gặp, cũng như tiền sử nghịch đất, tật ăn đất (pica) hay chơi với chó, mèo con.

5.4. Bệnh do ấu trùng Toxocara spp. không điển hình

Thể bệnh ẩn ở trẻ em và thông thường ở người lớn là một hội chứng xem như thách thức chẩn đoán trên lâm sàng vì các triệu chứng không đặc hiệu. Các triệu chứng có thể là sốt, chán ăn, đau đầu, khò khè, buồn nôn, nôn mửa, suy nhược, rối loạn giấc ngủ và hành vi, triệu chứng ở phổi, đau chi, sưng hạch lympho ở cổ và gan lớn hay gặp ở trẻ em. Ngược lại, mệt mỏi, ngứa, ban đỏ, triệu chứng phổi, đau bụng chủ yếu gặp ở người lớn. Các ca bệnh có triệu chứng riêng lẻ thì đặc thù, nhưng khi gộp lại thì tạo thành một hội chứng hay gọi là “bệnh Toxocara spp. không điển hình”.

5.5. Thể bệnh do ấu trùng Toxocara spp. khác

Là những ca không thuộc các thể trên, thể khác này bao gồm bệnh lý do ấu trùng Toxocara spp. liên quan đến tim mạch như viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, liên quan đến da như ban đỏ da, liên quan đến dạ dày ruột như rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, đau bụng.

Ngứa, nổi mẩn;Đau đầu, đau bụng, khó tiêu;Đau nhức mỏi, tê bì;Sốt, thở khò khè;Có thể kèm một hoặc các triệu chứng sau: gan to, viêm phổi, đau bụng mạn tính, rối loạn thần kinh khu trú, tổn thương ở mắt, rối loạn thị lực, viêm mắt, tổn thương võng mạc;Kháng thể anti-Toxocara spp. IgG dương tính bằng xét nghiệm ELISA;Hoặc tìm thấy ấu trùng hoặc giun đũa chó hoặc mèo trưởng thành;Hoặc phát hiện đoạn gen đặc hiệu của ấu trùng giun đũa chó hoặc mèo bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

Chẩn đoán xác định dựa trên cơ sở phát hiện ấu trùng Toxocara trong mẫu mô xét nghiệm, song sinh thiết lấy mẫu mô chứa ấu trùng có thể khó khăn và phức tạp, thậm chí có biến chứng. Vì vậy, chẩn đoán thường dựa vào đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm huyết thanh, tuy nhiên biểu hiện lâm sàng thường không điển hình, không đặc hiệu nên dẫn đến khó chẩn đoán xác định.

Có thể sử dụng:

Thiabendazole 25mg/kg cân nặng, hai lần/ngày trong 21 ngày.Dietylcarbamazine 3mg/kg cân năng 3 lần/ ngày trong 21 ngày.Albendazole gần đây cũng cho thấy có hiệu quả trên truờng hợp nhiễm giun đũa chó, với liều cao 800mg/ ngày trong 2-3 tuần.Thuốc chống dị ứng: Telfast, cetirizine, loratadine…Trong một số trường hợp có thể phải dung phối hợp thuốc diệt KST với corticoide hoặc phẫu thuật (Nhiễm Toxocara ở mắt)

Hạn chế tối đa tiếp xúc các vật chủ nhạy cảm, các chó mèo bị nhiễm và môi trường nghi ngờ có bệnh;Kiểm tra phân của những chó con hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng cho đến khi phân trở nên âm tính;Phải có quy trình kiểm tra phân định kỳ mỗi năm và có kế hoạch điều trị cần thiết;Cấm chó chạy trong khu vườn chơi trẻ con, công viên hoặc các họp cát tông tạm trú của chó;Nhanh chóng loại bỏ các thùng chứa phân chó;Kiểm soát chặt chẽ và buộc dây xích, hay có luật nuôi cho rõ ràng.Giáo dục sức khỏe bởi các nhà thú y, các thầy thuốc, các nhà hoạt động xã hội và những chủ vật nuôi để góp phần vào công tác dự phòng và phòng chống bệnh.Rửa tay cho trẻ con sau khi chơi ở nơi có đất cát và vật nuôi.Giáo dục sức khỏe cho cha mẹ tránh khỏi nhưng nguy cơ tiềm tàng có thể có.

Ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara canis xâm nhập vào thành ruột của con người và được chuyên chở theo đường máu đến gan, phổi, não và những cơ quan khác. Ở những cơ quan này, ấu trùng lang thang hàng tuần hoặc hàng tháng, hoặc nằm im, thành những vật lạ gây viêm và kích thích tạo u hạt. Tuy nhiên, do người là ký chủ ngẫu nhiên nên ký sinh trùng không bao giờ phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, không thể tìm thấy trứng trong phân của người nhiễm.

Ở trẻ em cho thấy, trẻ từ 4 – 12 tuổi rất thường mắc bệnh có liên quan đến thần kinh do nhiễm giun đũa chó mèo. “Đa số bệnh nhi là những trẻ có hành vi nguy cơ như tiếp xúc với chó mèo, tiếp xúc với đất… Trẻ đi mẫu giáo, hay nhà trẻ thường thích nghịch đất, ăn đất, ngậm liếm đồ chơi, mút tay. 30% trẻ ở lứa tuổi này thường xuyên đưa tay vào miệng. Còn các trẻ lớn hơn thì lại chơi nhiều trò chơi tiếp xúc với đất như đá banh, bồng bế chó mèo…,” . Ở người lớn, bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là trong độ tuổi lao động. Bệnh thường xảy ra ở những người không rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với đất, chơi và ẵm bồng chó mèo. Nếu có thể, chỉ nên cho trẻ chơi ở những nơi không có chó mèo lui tới. Người lớn phải giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn. Đối với các chó mèo được nuôi như vật cưng trong nhà, chúng ta cần phải xổ giun định kỳ cho chó mèo.

Xem thêm: Công Bằng Tiếng Anh Là Gì ? Công Bằng Xã Hội Tiếng Anh Là Gì

Bệnh giun đũa chó mèo là bệnh có thể phòng và điều trị được, càng sớm càng tốt. Địa chỉ tin cậy để quý khách có thể khám và điều trị là hệ thống bệnh viện honamphoto.com. Với đội ngũ y bác sỹ có năng lực và giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, quý khách có thể hoàn toàn yên tâm khi chăm sóc sức khỏe tại đây.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Myhonamphoto.com để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *