Hải dương học là ngành học được nhiều bạn thí sinh quan tâm, đặc biệt là những bạn yêu thích khoa học tự nhiên. Để giúp bạn tìm hiểu ngành học, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Hải dương học. Cùng theo dõi nhé!

*

Ngành hải dương học

Ngành hải dương học là gì ?

*

Ngành hải dương học là gì ?

Hải dương học (tiếng Anh là Oceanography) là một nhánh của các Khoa học về Trái đất nghiên cứu về đại dương. Hải dương bao gồm nhiều chủ đề như sinh vật biển và động học sinh thái; hải lưu, sóng biển, và động lực chất lỏng; kiến tạo mảng và địa chất đáy biển; và thông lượng của nhiều chất hóa học và tính chất vật lý trong đại dương và các ranh giới mà nó vận chuyển qua. Các nhà Hải dương học thực hiện các nghiên cứu về đại dương. Họ nghiên cứu về các nguồn tài nguyên, các loại đất và các tầng đất cát, quần thể động vật và thực vật. Mục đích của họ rất đa dạng: nghiên cứu về nguồn gốc sự sống, phòng chống động đất, tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh…

Ngành Hải dương học là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành, liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường, phục vụ trực tiếp cho các lĩnh vực: giao thông vận tải biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, xây dựng công trình biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, kinh tế – sinh thái và quản lý biển, đảm bảo thông tin khí tượng hải văn cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên biển.

Đang xem: Hải dương học là gì

Tại sao nên học ngành hải dương học

*

Tại sao nên học ngành hải dương học

Cơ hội việc làm ngành Hải dương học

Sau khi tốt nghiệp ngành Hải dương học, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc, cụ thể các vị trí sau:
Các Viện, Trung tâm: Viện khí tượng Thuỷ văn, Viện Hải dương học, Viện địa chất, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia…
Các phòng chức năng: Quản lý môi trường, Quản lý tài nguyên nước, Quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường tỉnh, thành phố trên cả nước.

Xem thêm: Dịch Vụ Của Google Play Services Là Gì ? Nó Ảnh Hưởng Gì Đến Điện Thoại?

Các công ty thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường thuỷ như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông…
Giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo về ngành Hải dương học và khí tượng thuỷ văn.

Xem thêm:

Ngành Hải dương học thì học gì?

*

Ngành Hải dương học thì học gì?
Phương trình toán lý, phương pháp tính, cơ chất lỏng, hải dương học đại cương, thủy văn học đại cương, thiên văn học đại cương, cơ sở địa mạo, địa chất biển, vật lý biển, sóng biển, thủy triều…
– Hải dương học Vật lý: Các mô hình tính sóng ven bờ; Các mô hình chuyển vận trầm tích trong vùng cửa sông; Các vấn đề vùng ven bờ; Tương tác sông – biển; Các mô hình tính triều;…
– Hải dương học Toán – Cơ – Tin: Các công cụ mô hình hóa cho các nhà khoa học và các kỹ sư về môi trường biển; Mô hình số của động lực học hải dương; Phương pháp số cho các phương trình sóng trong động lực học chất lỏng địa vật lý; Rối trong đại dương;…
– Hải dương học Hóa – Sinh: Hóa học biển; Các chuyên đề trong hóa học biển; Hải dương học sinh học; Mô hình hóa trong Hóa học Môi trường;…
– Hải dương học kỹ thuật kinh tế: Hải dương học nghề cá; Kinh tế biển; Đại cương về hải dương học thực hành; Nghiên cứu thực hành sinh học biển;…

Ngành Hải Dương học ra trường làm gì?

*

Ngành Hải Dương học ra trường làm gì?
Các nhà hải dương học thực hiện các nghiên cứu về đại dương. Họ nghiên cứu về các nguồn tài nguyên, các loại đất và các tầng đất cát, quần thể động vật và thực vật. Mục đích của họ rất đa dạng: nghiên cứu về nguồn gốc sự sống, phòng chống động đất, tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh…
Công việc của một nhà hải dương học liên quan đến nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng. Họ tập trung vào môi trường ven biển bằng cách quan sát và giám sát sự ô nhiễm hóa chất. Họ quản lý tài nguyên liên quan việc đánh bắt cá và nghiên cứu hệ sinh thái hoặc phân phối các loài trong vùng biển. Nhà hải dương học làm nghiên cứu về lĩnh vực dầu mỏ và đảm bảo rằng các hình thái dưới biển được bảo tồn. Cuối cùng, sự phát triển ngày càng tăng của các liệu pháp biển cho phép các nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu về đại dương nhằm phục vụ cho mục đích y tế, dược học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *