Nếu còn đang thắc mắc xuất khẩu là gì, thì chắc hẳn bạn mới vào nghề hoặc mới tiếp cận công việc liên quan đến ngoại thương rồi.

Đang xem: Hàng xuất khẩu là gì

Thực ra, xuất khẩu là cụm từ đã khá quen thuộc với mọi người, thậm chí cả những người không thuộc ngành kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ khái niệm xuất khẩu là gì. Có lẽ đó mới là lý do bạn tìm đến bài viết này. Vậy hãy tham khảo nội dung dưới đây để biết rõ thêm về chủ đề này nhé!

Trước hết là một số khái niệm về xuất khẩu. Tôi không muốn nói về lý thuyết, nhưng do có nhiều người quan tâm, nên tôi cũng xin tóm tắt lại để bạn tiện tham khảo.

Xuất khẩu là gì?

*

Một cách nôm na, Xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.

Tiền tệ ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia của người mua, người bán hoặc của một quốc gia thứ ba khác. Chẳng hạn: Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, sử dụng đồng tiền thanh toán là USD. Trong trường hợp này USD là ngoại tệ đối với Việt Nam nhưng là đồng tiền nội tệ của Mỹ. Còn trong trường hợp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, và cũng thành toán bằng USD thì đồng USD ở đây là ngoại tệ đối với cả hai quốc gia xuất và nhập khẩu.

Ấy là định nghĩa dễ hiểu, còn khái niệm xuất khẩu theo Luật thương mại 2005 thì được nêu cụ thể tại Điều 28, khoản 1 như sau:

“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Về cơ bản thì từ “xuất khẩu” theo cả 2 cách định nghĩa cũng được hiểu là bán hàng cho nước ngoài mà thôi.

Vài trò của xuất khẩu

Xuất khẩu đã được xuất hiện từ rất lâu trước đây thông qua hình thức sơ khai chỉ là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia hay vùng lãnh thổ. Theo thời gian cùng sự phát triển của nền kinh tế, cũng như khoa học, kỹ thuật, hoạt động xuất khẩu đã và đang ngày càng mở rộng mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng khác nhau.

Hoạt động này diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế cả với hàng tiêu dùng cũng như với tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, chung quy lại tất cả những hoạt động này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích doanh nghiệp và quốc gia xuất nhập khẩu.

Có thể tóm tắt vai trò của xuất khẩu bao gồm:

Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Việc bán hàng cho khách hàng nước ngoài chính là cách mở rộng thị trường vượt ra khỏi biên giới quốc gia, góp phần nâng tầm của doanh nghiệp nội địa. Đây cũng là một trong những lợi ích chính yếu mà buôn bán quốc tế đem lại.Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Các công ty lớn mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị ra thị trường quốc tế ngoài việc chiếm lĩnh thị trường, còn giúp khẳng định tên tuổi công ty. Quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh thì cũng được khẳng định thương hiệu của chính quốc gia đó. Có thể thấy rõ điều này qua đóng góp của những tên tuổi lớn cho thương hiệu các quốc gia như: Microsoft, Apple (Mỹ), Sony, Toyota (Nhật Bản), Samsung, Hyundai (Hàn Quốc), Lenovo, Alibaba (Trung Quốc)…Đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Lợi ích này mang tính vĩ mô, và cũng là yếu tố then chốt mà các quốc gia khuyến khích hoạt động xuất khẩu để đảm bảo cán cân thanh toán và tăng tích lũy và dự trữ ngoại tệ.Góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu thông qua đáp ứng lợi ích của các doanh nghiệp và các quốc gia. Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua khuyến khích việc tận dụng lợi thế tuyệt đối cũng như lợi thế so sánh của các nước.

Các hình thức xuất khẩu phổ biến

Dưới đây là một số hình thức chủ yếu hiện nay. Với mỗi hình thức đó, bạn sẽ cần xác định mã loại hình xuất khẩu phù hợp khi làm thủ tục hải quan.

*

Xuất khẩu trực tiếp

Trong hình thức xuất khẩu trực tiếp, hai bên mua bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ của quốc gia cũng như thông lệ mua bán quốc tế. Hình thức xuất khẩu trực tiếp thích hợp đối với gần như mọi loại hình doanh nghiệp, giúp họ chủ động được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Loại hình này cũng là sự lựa chọn của các doanh nghiệp đang muốn khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.

Xem thêm: Một Số Thuật Ngữ Về Court Of Appeal Là Gì, Court Of Appeals

Như bên công ty tôi thường xuyên làm dịch vụ hải quan, thì đa số các khách hàng hiện sử dụng hình thức mua bán này. Họ có thể là đơn vị trực tiếp sản xuất hàng hóa, hoặc là đơn vị thương mại mua hàng hóa trong nước rồi ký kết hợp đồng bán hàng cho đối tác nước ngoài.

Người xuất khẩu tự đứng tên, đàm phán, bán hàng… nên gọi là trực tiếp.

Ví dụ về xuất khẩu trực tiếp: Công ty Vinafood 1 ký hợp đồng xuất khẩu 120.000 tấn gạo loại 5% tấm với khách hàng Malaysia. Đây là xuất khẩu trực tiếp từ Việt Nam cho thương nhân Malaysia.

Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, một trong những phương thức thức khá phổ biến là thanh toán qua tín dụng chứng từ L/C. Một số bước cần thiết như: xin giấy phép xuất khẩu (nếu thuộc diện đó), chuẩn bị hàng hóa làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, tìm hiểu và mua bảo hiểm (nếu xuất theo điều kiện CIF, CIP), và cuối cùng là làm thủ tục nhận thanh toán.

*

Cảng container phục vụ hàng xuất nhập khẩu

Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác)

Xuất khẩu gián tiếp hay còn gọi là xuất khẩu ủy thác. Với hình thức này, bên có hàng sẽ ủy thác cho một đơn vị khác gọi là bên nhận ủy thác để tiến hành xuất khẩu trên danh nghĩa của bên nhận ủy thác.

Để thực hiện hình thức này, doanh nghiệp nhận ủy thác cần ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước. Bên nhận ủy thác sẽ ký kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán đối với đơn vị nước ngoài và cuối cùng là nhận phí ủy thác xuất khẩu từ chủ hàng đã ủy thác xuất khẩu.

Vậy ai thường cần tới dịch vụ xuất khẩu ủy thác?

Thông thường, các doanh nghiệp chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài, hay có quy mô kinh doanh còn nhỏ, nguồn lực hạn chế hoặc chịu nhiều rào cản từ phía nhà nước sẽ áp dụng hình thức xuất khẩu này. Các doanh nghiệp có thể xuất khẩu gián tiếp (ủy thác) thông qua công ty thương mại xuất khẩu, nhà xuất khẩu chuyên nghiệp, tổ chức gom hàng và xuất khẩu, hay qua một hãng khác xuất khẩu theo kênh Marketing của họ…

Gia công hàng xuất khẩu

Gia công xuất khẩu là hình thức mà công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (chủ yếu là máy móc, nguyên vật liệu) từ công ty nước ngoài về để sản xuất hàng hóa dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng.

Hình thức gia công xuất khẩu này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, được các quốc giá có nguồn lao động dồi dào giá rẻ như Việt Nam áp dụng. Điều này không những tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới mà còn mang lại việc làm cho người lao động. Việt Nam cũng là một trong số những nước gia công hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng như dệt may, da giầy, điện tử…

Ví dụ về xuất khẩu hàng gia công (tôi thay tên công ty cho phù hợp): Công ty may Gia Lộc ở Hải Dương ký hợp đồng gia công cho Công ty Taifeng của Đài Loan. Theo đó, Taifeng sẽ chuyển hầu hết máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu sang Việt Nam để Gia Lộc tiến hành cắt may theo mẫu mã mà Taifeng cung cấp. Với sản phẩm quần áo đã hoàn tất, Gia Lộc sẽ xuất khẩu trả lại theo chỉ dẫn của Taifeng, chẳng hạn sang thị trường , Nhật, Mỹ, Châu Âu… Đó gọi là xuất khẩu hàng gia công.

Ngoài những hình thức phổ biến như trên, hiện nay, với mục tiêu kinh doanh xuất khẩu nhằm phân tán và chia sẻ rủi ro thì các doanh nghiệp ngoại thương còn có thể lựa chọn các hình thức xuất khẩu khác như sau:

Xuất khẩu tại chỗ: người xuất khẩu Việt Nam bán hàng cho thương nhân nước ngoài, và được nhà nhập khẩu chỉ định giao hàng cho một đơn vị khác trên lãnh thổ Việt Nam.Ví dụ về xuất khẩu tại chỗ: Công ty bao bì Toàn Phát tại Hưng Yên bán hàng cho Công ty Taifeng của Đài Loan, và được chỉ định giao lô hàng vỏ thùng carton cho Công ty may Gia Lộc (làm gia công cho Taifeng mà tôi đã nêu trong ví dụ trên) tại kho hàng ở Hải Dương. Như vậy, hàng xuất khẩu cho đối tác nước ngoài (Đài Loan), nhưng lại giao ngay trên lãnh thổ Việt Nam (Hải Dương) theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất: là hình thức mà hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào lãnh thổ Việt Nam rồi sau đó lại được xuất sang nước khác (tạm nhập tái xuất), hoặc hàng trong nước được tạm xuất ra nước ngoài và sau một thời gian nhất định lại được nhập về (tạm xuất tái nhập).Ví dụ về tạm xuất tái nhập: Tập đoàn Vingroup muốn đưa xe ô tô hiệu Vinfast của mình giới thiệu tại Triển lãm ô tô quốc tế tại Frankfurt 2020 (tương lai). Muốn vậy, họ sẽ phải làm thủ tục để đưa sản phẩm ra nước ngoài trong thời gian triển lãm (tạm xuất), sau khi xong lại đưa những sản phẩm đó trở lại Việt Nam (tái nhập).Buôn bán đối lưu: người mua đồng thời là người bán và ngược lại, với lượng hàng xuất và nhập khẩu có giá trị tương đương. Hình thức này còn gọi là xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.

Xem thêm: Thế Năng Là Gì? Lực Thế Là Gì? Thế Năng Của Trọng Trường Lực Thế Là Gì

Xuất khẩu theo nghị định thư ký kết giữa các Chính phủ: các doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu theo chỉ định và hướng dẫn trong văn bản đã ký kết của Chính phủ, thường giữa các quốc gia có quan hệ mật thiết.

Với hình xuất khẩu nào trên đây thì người làm xuất khẩu cần quan tâm và tìm hiểu các thủ tục cần thiết để công việc được nhanh chóng thuận lợi. Và một trong những khâu quan trọng có thể liên quan đến dịch vụ hải quan phù hợp để tránh những rủi ro có thể xảy ra, nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu hàng hóa. 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn trẻ mới vào nghề có thể hiểu rõ hơn xuất khẩu là gì để từ đó có cái nhìn chính xác hơn về công việc mình đang theo đuổi cũng như những gì mình sẽ phải làm trong thời gian tới.

Chúc bạn thành công!

Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *