Foreword: Bài này mình viết vào Tết năm ngoái (2018), tới đây định viết tiếp một bài nữa hơi phản biện một chút về vấn đề bỏ Tết Ta và thế nào là Tết Việt Nam theo quan điểm của cá nhân mình, nên là đăng phần 1 này lên honamphoto.com trước, rồi phần 2 lúc nào viết xong sẽ đăng sau.

Đang xem: Happy lunar new year là gì

Danh tính người Việt Nam có khi thể hiện rõ nhất ở cái tên gọi Việt Nam. Người Việt Nam tức là người Việt (khái quát hóa từ Việt trong Bách Việt) ở phía Nam. Ở phía Nam tức là không phải phía Bắc vì ở phía Bắc là người Tàu hay người Hán, nhiều chủng người nữa và cả những người Bách Việt ở phương Bắc sinh sống. Thế nên chủ nghĩa dân tộc Việt Nam dù có nhiều biểu hiện nhưng có lẽ vẫn rõ nhất là chủ nghĩa bài Hán hoặc nhẹ nhàng hơn là phải chứng minh mình HOÀN TOÀN khác Hán.

*

1. Facts:
– Chỉ có ở Việt Nam và Hàn Quốc còn dùng cụm “Nguyên Đán” để chỉ năm mới âm lịch. Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc từ năm 1949 là chỉ Tết Dương. Năm mới âm lịch là “Xuân Tiết”.
– Trong giai đoạn Việt Nam còn bị chia cắt. Miền Bắc áp dụng múi giờ GMT + 7 còn Miền Nam sử dụng GMT +8 giống như Trung Quốc nên có nhiều khi là đón giao thừa khác nhau.
2. Tết bắt nguồn từ đâu, là của ai và phải gọi là gì?Sắp đến Tết rồi nên là bọn bạn hay hỏi là ở Việt Nam có đón Chinese New Year không. Thì sự thật là mình cũng như chắc tất cả người Việt Nam nào khác khi nghe câu này đều sẽ giải thích cho bọn nó biết rằng không nên gọi là Chinese New Year với người Việt mà phải gọi là Lunar New Year mặc dù hầu hết bọn nó đều không có khái niệm Gregogrian Calendar đang dùng là Solar Calendar, kể cả bọn Tàu bọn nó cũng không quan tâm lắm đến việc mặt trăng với mặt trời mà gọi theo cách cả thế giới gọi là Chinese New Year thôi.
Nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu khi cứ bị chúc Happy Chinese New Year. Mà vì câu chuyện này đã được đồng thuận nên để lỡ sau này bọn nó thấy bối rối khi gặp một người Việt Nam khác, mình cũng sửa cho bọn nó gọi là Lunar New Year. Mặc dù dùng từ Lunar New Year đối với mình là không rõ nghĩa cho lắm, thậm chí là không rõ bằng Chinese New Year.
Vấn đề thứ nhất là ở cái từ Lunar. Có rất nhiều thể loại lịch âm được tính dựa trên chu kỳ của mặt trăng trên thế giới này. Về thuần mặt trăng thì có lịch Do Thái và lịch Hồi giáo cũng là âm lịch. Có rất nhiều lịch cổ không còn dùng nữa trên thế giới này nữa như lịch Ai Cập cổ đại cũng hoàn toàn là âm lịch. Vậy nên là mình cứ gọi Tết Nguyên Đán của mình là Âm Lịch rồi truyền bá nó cho người ngoài bằng thái độ bức xúc nhẹ là mình cũng đang ngấm ngầm khẳng định Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và có thể tính thêm Nhật Bản sở hữu bộ lịch mặt trăng duy nhất trên thế giới này, cũng là đang ngầm xúc phạm đến tính chính thống của các bộ lịch Do Thái và Hồi giáo kể trên. Ngoài ra, còn rất nhiều bộ lịch hỗn hợp khác được sử dụng, và mặc dù là lịch hỗn hợp âm dương (lunisolar calendar) nhưng thường được biết đến nhiều hơn là âm lịch là những bộ lịch được dụng tại Campuchia, Thái Lan, Lào, lịch Hindu, Nepal, Mông Cổ… Thế đấy, giờ chỉ chúc ngắn gọn là Happy Lunar New Year thì rốt cuộc đang chúc cái năm mới âm lịch nào? Gọi là Chinese New Year có khi dễ tưởng tượng ra là cái kiểu tết thường vào tháng Jan hay Feb mà mỗi năm có một con linh vật Zodiac, mà năm nay là con chó, rồi trẻ con được mừng xuổi…, có vẻ đúng hơn.
Vấn đề thứ hai là Tết Nguyên Đán là tài sản của nền văn minh nào. Mình đã theo cái vụ này từ rất lâu rồi.
Lâu về trước thì có nhiều ý kiến kiến nghị bỏ Tết Nguyên Đán vì đó là di sản của văn hóa Tàu không nên giữ kèm thêm một loạt các biểu hiện xấu của nghỉ Tết. Đó là bởi vì hâu như ai cũng thừa nhận, chắc chắn là Hàn, hay Nhật đều thế, là lý do chúng ta có cái Tết Nguyên Đán này là vì tất cả chúng ta đều đã từng nằm trong vùng ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc và nó bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngay cả cái từ Tết cũng là đọc lái từ một từ Hán chỉ các dịp lễ hội là “Tiết”.
Nhưng gần đây tranh luận vui hơn là người ta bắt đầu khẳng định nhấn mạnh là âm lịch và cùng với đó là Tết Nguyên Đán là tài sản của người Việt và người Hán mới là kẻ học theo. Thật ra nó rất có lý. Ở chỗ, âm lịch hay Tết được sáng tạo và sử dụng cho mục đích nông nghiệp mà rõ hơn là nông nghiệp lúa nước. Người Hán hay cho rằng họ có công khai phá văn minh lúa nước cho người Việt nhưng rất khó có khả năng đó vì người Hán cổ sống tập trung quanh sông Hoàng Hà trồng lúa mỳ, lúa mạch, lúa khô và kê chứ họ không có lúa nước. Hán Sử cổ đều công nhận người Việt (nhấn mạnh là người Việt ở Giao Chỉ) sử dụng lúa nước. Nên khả năng cao là kỹ thuật trồng lúa nước và bộ nông lịch này phải là của Việt Nam sáng tạo ra, người Hán học theo.
Đó là lịch, tiếp theo là phong tục. Người Việt đã có lễ hội đầu năm không biết theo thể loại lịch gì từ thời Hùng Vương hay đại loại vậy. Truyền thuyết thì có Lang Liêu với Bánh Chưng và Bánh Dày. Chính thống hơn thì có Kinh Lễ của Khổng Tử có nhắc đến việc người Việt có lễ hội chào mừng mùa vụ mới.
Đó là phong tục, tiếp theo là vấn đề Thần Nông. Tam Hoàng Ngũ Đế là các vị quân chủ huyền thoại của văn hóa Trung Hoa. Trong đó Tam Hoàng gồm có: Phục Hi, Nữ Oa và Thần Nông. Thần Nông có tên khác là Viêm Đế là vị thần đã dạy người dân cách trồng lúa nước, làm cày bừa và người đầu tiên làm lễ Tịch Điền. Cháu đời thứ 4 của Viêm Đế Thần Nông là Đế Minh có con là Lộc Tục hay Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương là bố của Sùng Lãm tức Lạc Long Quân và Lộc Tục cũng là Vua Hùng thứ nhất trong danh sach 18 đời Vua Hùng.
Quay lại vấn đề xuất thân của Thần Nông. Đây là vị thần nông nghiệp nên đương nhiên vị thần này xuất thân từ nền văn minh nào thì nông lịch và Tết sẽ có khả năng xuất phát từ nền văn minh đó. Thường thì ai cũng nghĩ Viêm Đế Thần Nông là sản phẩm của văn minh Hoa Hạ vì là họ nhấn mạnh vậy và họ thì rất đông. Nhưng mà có rất nhiều điểm không đúng cho lắm. Thứ nhất, theo đúng ngữ pháp tiêng Hán thì phải là Nông Thần chứ không phải Thần Nông (神農), tiếng Việt mình mới là Thần Nông. Thứ hai, Viêm Đế (炎帝) là vua một xứ rất nóng vì đó là cách Trung Quốc vẫn chỉ vùng đất phương Nam của người Bách Việt. Khu vực phía Nam thường được gọi là Xích Quỷ, dễ hiểu thì Xích là trong từ Xích Đạo. Thứ ba, 5000 năm trước thì người Hán vẫn đắm chìm trong lúa mạch, lúa mỳ chứ làm gì đã biết đến lúa nước mà đã có Thần Nông. Vị thần này đích thị là người Việt Nam
=> Âm lịch và Tết đích thị là di sản của Việt Nam và Trung Quốc mới là bên bị ảnh hưởng và du nhập vào văn hóa của họ.
Thật ra như vậy cũng đúng nhưng có nhiều chỗ không thỏa đáng. Vì phải nhớ là hầu như tất cả những điều trên nói về người Việt cổ là nói chung về người Bách Việt. Việt Nam chỉ là một phần nhỏ trong Bách Việt thôi, phần lớn Bách Việt đang sống bên Tàu và đã bị Hán hóa hoàn toàn.
Vì đã bị Hán hóa nên đương nhiên mặc định các di sản của họ, bao gồm cả Thần Nông hay nông lịch hay Tết, được gộp lại chung vào di sản chung của người Trung Quốc. Xét về số lượng người Bách Việt ở Trung Quốc so với Việt Nam là ta thua chắc. Nên là nói tất cả mọi thứ là của Việt Nam thì thật sự quá miễn cưỡng.
Tóm lại, đây là tài sản chung giữa ta và Trung Quốc. Và cách đúng nhất nếu có thể là nói với người nước ngoài nếu họ thật sự quan tâm đến văn hóa Việt Nam là hãy chúc Happy Tết Holiday hoặc là dễ hơn và có thể đúng hơn là Happy Vietnamese New Year.

Xem thêm: Tạp Trùng Trong Huyết Trắng Là Gì, Huyết Trắng Do Nhiễm Nấm Men Và Tạp Trùng

Foreword: Bài này mình viết vào Tết năm ngoái (2018), tới đây định viết tiếp một bài nữa hơi phản biện một chút về vấn đề bỏ Tết Ta và thế nào là Tết Việt Nam theo quan điểm của cá nhân mình, nên là đăng phần 1 này lên honamphoto.com trước, rồi phần 2 lúc nào viết xong sẽ đăng sau.
Danh tính người Việt Nam có khi thể hiện rõ nhất ở cái tên gọi Việt Nam. Người Việt Nam tức là người Việt (khái quát hóa từ Việt trong Bách Việt) ở phía Nam. Ở phía Nam tức là không phải phía Bắc vì ở phía Bắc là người Tàu hay người Hán, nhiều chủng người nữa và cả những người Bách Việt ở phương Bắc sinh sống. Thế nên chủ nghĩa dân tộc Việt Nam dù có nhiều biểu hiện nhưng có lẽ vẫn rõ nhất là chủ nghĩa bài Hán hoặc nhẹ nhàng hơn là phải chứng minh mình HOÀN TOÀN khác Hán.

*

1. Facts:
– Chỉ có ở Việt Nam và Hàn Quốc còn dùng cụm “Nguyên Đán” để chỉ năm mới âm lịch. Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc từ năm 1949 là chỉ Tết Dương. Năm mới âm lịch là “Xuân Tiết”.
– Trong giai đoạn Việt Nam còn bị chia cắt. Miền Bắc áp dụng múi giờ GMT + 7 còn Miền Nam sử dụng GMT +8 giống như Trung Quốc nên có nhiều khi là đón giao thừa khác nhau.
2. Tết bắt nguồn từ đâu, là của ai và phải gọi là gì?Sắp đến Tết rồi nên là bọn bạn hay hỏi là ở Việt Nam có đón Chinese New Year không. Thì sự thật là mình cũng như chắc tất cả người Việt Nam nào khác khi nghe câu này đều sẽ giải thích cho bọn nó biết rằng không nên gọi là Chinese New Year với người Việt mà phải gọi là Lunar New Year mặc dù hầu hết bọn nó đều không có khái niệm Gregogrian Calendar đang dùng là Solar Calendar, kể cả bọn Tàu bọn nó cũng không quan tâm lắm đến việc mặt trăng với mặt trời mà gọi theo cách cả thế giới gọi là Chinese New Year thôi.
Nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu khi cứ bị chúc Happy Chinese New Year. Mà vì câu chuyện này đã được đồng thuận nên để lỡ sau này bọn nó thấy bối rối khi gặp một người Việt Nam khác, mình cũng sửa cho bọn nó gọi là Lunar New Year. Mặc dù dùng từ Lunar New Year đối với mình là không rõ nghĩa cho lắm, thậm chí là không rõ bằng Chinese New Year.
Vấn đề thứ nhất là ở cái từ Lunar. Có rất nhiều thể loại lịch âm được tính dựa trên chu kỳ của mặt trăng trên thế giới này. Về thuần mặt trăng thì có lịch Do Thái và lịch Hồi giáo cũng là âm lịch. Có rất nhiều lịch cổ không còn dùng nữa trên thế giới này nữa như lịch Ai Cập cổ đại cũng hoàn toàn là âm lịch. Vậy nên là mình cứ gọi Tết Nguyên Đán của mình là Âm Lịch rồi truyền bá nó cho người ngoài bằng thái độ bức xúc nhẹ là mình cũng đang ngấm ngầm khẳng định Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và có thể tính thêm Nhật Bản sở hữu bộ lịch mặt trăng duy nhất trên thế giới này, cũng là đang ngầm xúc phạm đến tính chính thống của các bộ lịch Do Thái và Hồi giáo kể trên. Ngoài ra, còn rất nhiều bộ lịch hỗn hợp khác được sử dụng, và mặc dù là lịch hỗn hợp âm dương (lunisolar calendar) nhưng thường được biết đến nhiều hơn là âm lịch là những bộ lịch được dụng tại Campuchia, Thái Lan, Lào, lịch Hindu, Nepal, Mông Cổ… Thế đấy, giờ chỉ chúc ngắn gọn là Happy Lunar New Year thì rốt cuộc đang chúc cái năm mới âm lịch nào? Gọi là Chinese New Year có khi dễ tưởng tượng ra là cái kiểu tết thường vào tháng Jan hay Feb mà mỗi năm có một con linh vật Zodiac, mà năm nay là con chó, rồi trẻ con được mừng xuổi…, có vẻ đúng hơn.
Vấn đề thứ hai là Tết Nguyên Đán là tài sản của nền văn minh nào. Mình đã theo cái vụ này từ rất lâu rồi.
Lâu về trước thì có nhiều ý kiến kiến nghị bỏ Tết Nguyên Đán vì đó là di sản của văn hóa Tàu không nên giữ kèm thêm một loạt các biểu hiện xấu của nghỉ Tết. Đó là bởi vì hâu như ai cũng thừa nhận, chắc chắn là Hàn, hay Nhật đều thế, là lý do chúng ta có cái Tết Nguyên Đán này là vì tất cả chúng ta đều đã từng nằm trong vùng ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc và nó bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngay cả cái từ Tết cũng là đọc lái từ một từ Hán chỉ các dịp lễ hội là “Tiết”.
Nhưng gần đây tranh luận vui hơn là người ta bắt đầu khẳng định nhấn mạnh là âm lịch và cùng với đó là Tết Nguyên Đán là tài sản của người Việt và người Hán mới là kẻ học theo. Thật ra nó rất có lý. Ở chỗ, âm lịch hay Tết được sáng tạo và sử dụng cho mục đích nông nghiệp mà rõ hơn là nông nghiệp lúa nước. Người Hán hay cho rằng họ có công khai phá văn minh lúa nước cho người Việt nhưng rất khó có khả năng đó vì người Hán cổ sống tập trung quanh sông Hoàng Hà trồng lúa mỳ, lúa mạch, lúa khô và kê chứ họ không có lúa nước. Hán Sử cổ đều công nhận người Việt (nhấn mạnh là người Việt ở Giao Chỉ) sử dụng lúa nước. Nên khả năng cao là kỹ thuật trồng lúa nước và bộ nông lịch này phải là của Việt Nam sáng tạo ra, người Hán học theo.
Đó là lịch, tiếp theo là phong tục. Người Việt đã có lễ hội đầu năm không biết theo thể loại lịch gì từ thời Hùng Vương hay đại loại vậy. Truyền thuyết thì có Lang Liêu với Bánh Chưng và Bánh Dày. Chính thống hơn thì có Kinh Lễ của Khổng Tử có nhắc đến việc người Việt có lễ hội chào mừng mùa vụ mới.
Đó là phong tục, tiếp theo là vấn đề Thần Nông. Tam Hoàng Ngũ Đế là các vị quân chủ huyền thoại của văn hóa Trung Hoa. Trong đó Tam Hoàng gồm có: Phục Hi, Nữ Oa và Thần Nông. Thần Nông có tên khác là Viêm Đế là vị thần đã dạy người dân cách trồng lúa nước, làm cày bừa và người đầu tiên làm lễ Tịch Điền. Cháu đời thứ 4 của Viêm Đế Thần Nông là Đế Minh có con là Lộc Tục hay Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương là bố của Sùng Lãm tức Lạc Long Quân và Lộc Tục cũng là Vua Hùng thứ nhất trong danh sach 18 đời Vua Hùng.
Quay lại vấn đề xuất thân của Thần Nông. Đây là vị thần nông nghiệp nên đương nhiên vị thần này xuất thân từ nền văn minh nào thì nông lịch và Tết sẽ có khả năng xuất phát từ nền văn minh đó. Thường thì ai cũng nghĩ Viêm Đế Thần Nông là sản phẩm của văn minh Hoa Hạ vì là họ nhấn mạnh vậy và họ thì rất đông. Nhưng mà có rất nhiều điểm không đúng cho lắm. Thứ nhất, theo đúng ngữ pháp tiêng Hán thì phải là Nông Thần chứ không phải Thần Nông (神農), tiếng Việt mình mới là Thần Nông. Thứ hai, Viêm Đế (炎帝) là vua một xứ rất nóng vì đó là cách Trung Quốc vẫn chỉ vùng đất phương Nam của người Bách Việt. Khu vực phía Nam thường được gọi là Xích Quỷ, dễ hiểu thì Xích là trong từ Xích Đạo. Thứ ba, 5000 năm trước thì người Hán vẫn đắm chìm trong lúa mạch, lúa mỳ chứ làm gì đã biết đến lúa nước mà đã có Thần Nông. Vị thần này đích thị là người Việt Nam
=> Âm lịch và Tết đích thị là di sản của Việt Nam và Trung Quốc mới là bên bị ảnh hưởng và du nhập vào văn hóa của họ.
Thật ra như vậy cũng đúng nhưng có nhiều chỗ không thỏa đáng. Vì phải nhớ là hầu như tất cả những điều trên nói về người Việt cổ là nói chung về người Bách Việt. Việt Nam chỉ là một phần nhỏ trong Bách Việt thôi, phần lớn Bách Việt đang sống bên Tàu và đã bị Hán hóa hoàn toàn.
Vì đã bị Hán hóa nên đương nhiên mặc định các di sản của họ, bao gồm cả Thần Nông hay nông lịch hay Tết, được gộp lại chung vào di sản chung của người Trung Quốc. Xét về số lượng người Bách Việt ở Trung Quốc so với Việt Nam là ta thua chắc. Nên là nói tất cả mọi thứ là của Việt Nam thì thật sự quá miễn cưỡng.

Xem thêm: Từ Vựng Tiếng Anh Về Giày Cao Gót Tiếng Anh Là Gì, Giày Cao Gót In English

Tóm lại, đây là tài sản chung giữa ta và Trung Quốc. Và cách đúng nhất nếu có thể là nói với người nước ngoài nếu họ thật sự quan tâm đến văn hóa Việt Nam là hãy chúc Happy Tết Holiday hoặc là dễ hơn và có thể đúng hơn là Happy Vietnamese New Year.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *