*
Giới thiệu Đảng ủy Tổng cục Lịch sử truyền thống Tin tức, Sự kiện Văn bản chỉ đạo, điều hành Dữ liệu ngành Kế hoạch-Chương trình-Đề án Kế hoạch Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Cải cách hành chính Văn bản quy phạm pháp luật

*

Menu
Giới thiệu Đảng ủy Tổng cục Lịch sử truyền thống Tin tức, Sự kiện Văn bản chỉ đạo, điều hành Dữ liệu ngành Kế hoạch-Chương trình-Đề án Kế hoạch Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Cải cách hành chính Văn bản quy phạm pháp luật

Một trong nhữngtrở ngại thiên nhiên chính của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là hiện tượngxâm nhập mặn vào mùa khô, ảnh hưởng không chỉ đến sản xuất nông nghiệp mà còncấp nước sinh hoạt và đời sống cho hàng triệu người dân ven biển. Trong điều kiệnphát triển cả ở thượng lưu và nội tại ĐBSCL hiện nay, cộng với tác động củabiến đổi khí hậu-nước biển dâng, xâm nhập mặn ngày càng trở nên phức tạp hơn,khó giải quyết hơn, nên rất cần xem xét kỹ nguyên nhân để tìm ra một giải phápcơ bản cho vấn đề này.

Đang xem: Hiện tượng xâm nhập mặn là gì

00

*

00

Hàng năm, mặn thường xuất hiện trên vùng các cửasông ĐBSCL từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, với đỉnh điểm làcuối tháng 4 và đầu tháng 5. Ranh giới xâm nhập mặn cao nhất trung bình nhiềunăm (ở mức 4 g/l) các sông ở ĐBSCL như sau (Hình1):

– Trên sông Vàm Cỏ, mặn dưới Xuân Khánh chừng 5 -6 km trên sông Vàm Cỏ Đông, cách biển khoảng 70 km và khoảng đầu kênh Lagrange(Tuyên Nhơn) trên sông Vàm Cỏ Tây, cách biển khoảng 75 km.

– Trên sông Tiền, mặn vượt qua thành phố Mỹ Thochừng 2 – 3 km, gần cửa kênh Nguyễn Tấn Thành, cách biển 57 km.

– Trên sông Hàm Luông, mặn vượt qua sông Mỹ Hóa(Bến Tre), cách biển 56 km.

– Trên sông Cổ Chiên, mặn vượt qua ranh giớihuyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long), cách biển 59 km.

– Trên sông Hậu, mặn vào đến đầu kênh Số Một (KếSách – Sóc Trăng), cách biển 50 km.

– Ở vùng Bán đảo Cà Mau, mặn vượt qua Mỹ Tú, NgãNăm, Cầu Đúc, Bến Nhất, kênh Nước Mặn.

– Ở vùng Tứ giác Long Xuyên, mặn qua kênh RạchGiá – Hà Tiên 5 – 10 km tùy từng nơi.

Những năm khô hạn, ranh mặn có thể lên cao hơntrung bình 3 – 5 km, như năm 1993, 1998, 2004, 2010…So với ranh mặn 4g/l, ranh mặn 1 g/l vào sâu thêm 5 – 10 km tùy từng sông.

Xem thêm: So Sánh Ký Quỹ Ký Cược Là Gì, Đặc Cọc, Ký Cược, Ký Quỹ Là Gì

Kết quả của nhiều nghiên cứu xâm nhập mặn vùngĐBSCL từ 1980 đến nay cho thấy chiều dài xâm nhập mặn vào cửa sông phụ thuộcchặt chẽ bởi 6 yếu tố là (1) Dòng chảy kiệt từ thượng nguồn sông Mekong; (2)Khả năng trữ nước cuối mùa lũ của vùng ĐBSCL; (3) Diễn biến mực nước ven biển;(4) Tình trạng sử dụng nước ở ĐBSCL; (5) Hình dạng lòng sông vùng cửa và (6)Diễn biến mưa đầu mùa mưa. “Gió chướng” cũng là một trong những nguyên nhân đẩymặn lên cao hơn, song hiện tượng này chỉ mang tính “tình thế” nên chỉ được xemxét trong từng trường hợp cụ thể.

(1)Dòng chảy kiệt thượng nguồn được xemxét là lưu lượng trung bình 30 ngày liên tiếp trong suốt mùa khô. Theo tài liệuđo đạc tại Tân Châu và Châu Đốc (2 trạm cơ bản trên sông Tiền và sông Hậu tạivị trí sông Mekong vào Việt Nam) từ 1990 đến nay cho thấy, do tác động của hệthống hồ chứa thủy điện trên dòng chính và dòng nhánh thượng lưu Mekong, dòngchảy kiệt có xu thế tăng so với trước đây khoảng 10 – 20%. Lưu lượng tháng 4(là tháng thấp nhất) từ 2.300 – 2.400 m3/s trước năm 2000 nay tănglên 2.600 – 2.800 m3/s.

(2) Khả năng trữ nước cuối mùa lũ là lượng nướclũ được các vùng ngập lũ chính của ĐBSCL là Đồng Tháp Mười và Tứ giác LongXuyên giữ lại vào cuối lũ, vào tháng 11, 12 hàng năm. Lượng trữ này phụ thuộcvào tình trạng lũ trong năm, đặc biệt là độ lớn của lũ và thời gian xuất hiệnsớm hay muộn. Lũ lớn làm ngập một vùng rộng lớn và lũ muộn sẽ tăng khả năng trữnước trong đồng ruộng ngay trước mùa khô. Trong khoảng 20 năm gần đây, lũ ĐBSCLcó xu thế thấp dần do cả yếu tố tự nhiên và đặc biệt là sự điều tiết của các hồchứa thượng lưu. Sau các trận lũ lớn 1994, 1996, 2000, 2001 và 2002, hơn 10 nămliền ĐBSCL chỉ có lũ vừa đến nhỏ, thậm chí rất nhỏ (trừ lũ 2011). Tổng lượng lũvào ĐBSCL từ 380 – 420 tỷ m3 và kéo dài đến tháng 11, 12 như trướcđây nay chỉ còn khoảng 300 – 320 tỷ m3 và hầu như kết thúc vào tháng11. Thêm vào đó, gần 50% vùng ngập trung bình và 30% vùng ngập sâu đã được cáctỉnh tiến hành kiểm soát lũ để sản xuất vụ Thu-Đông, khiến khả năng trữ lũ củatoàn ĐBSCL giảm chỉ còn hơn một nửa so với trước đây (từ 5 – 7 tỷ m3xuống 3 – 4 tỷ m3).

(3)Diễn biến mực nước ven biển những nămtrước đây gần như rất ít thay đổi, hàng năm chủ yếu theo quy luật cao vàokhoảng tháng 12, tháng 1 và thấp dần đến tháng 7, tháng 8. Gần đây, do tác độngcủa nước biển dâng, mực nước triều trung bình ven biển ĐBSCL có xu thế cao hơn trước10-12 cm, trong đó mực nước đỉnh triều cường còn cao hơn nữa, từ 20-25 cm.

(4)Sử dụng nước ở vùng ĐBSCL chủ yếu phụcvụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Với diện tích khoảng 1,5 triệuha bao gồm lúa Đông-Xuân muộn (xạ vào khoảng tháng 1 – tháng 2) và Hè – Thu sớm(xạ khoảng tháng 4 – tháng 5), cộng với khoảng 800.000 ha nuôi trồng thủy sản(670.000 ha nước mặn/lợ và 130.000 ha nước ngọt), lượng nước tưới và cấp cho aonuôi là rất lớn. Những năm trước đây, do chỉ sản xuất 1 – 2 vụ trong năm, lúa ởĐBSCL thường được gieo xạ theo kiểu rải vụ, có nước lúc nào làm lúc ấy, khôngtheo thời vụ ổn định nên tháng 4 tổng lượng nước lấy chỉ khoảng 400 m3/s. Nay, do sức ép mùa vụ (mỗi năm 2 – 3 vụ), nên việc lấy nước xảy ra khá đồngthời, làm tăng tổng lượng nước lấy tháng 4 lên 600 – 700 m3/s.

(5)Hình dạng lòng sông vùng cửa quyết địnhnêm mặn xâm nhập vào sông. Nếu vùng cửa sông nông và hẹp (do phù sa lũ nămtrước bồi lắng gây nên chẳng hạn), thì mặn năm sau khó xâm nhập vào sâu hơn.Những năm gần đây, do lũ ĐBSCL thấp, lượng phù sa ít, nên các cửa sông bị bàoxói sâu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho mặn lên cao.

(6)Mưa đầu mùa đóng vai trò quan trọngtrong cơ cấu mùa vụ, đặc biệt là vụ Hè – Thu sớm. Thông thường, mùa mưa vùngĐBSCL xuất hiện từ giữa tháng 5. Tuy nhiên, ở một số năm, ngay từ cuối tháng 4,thậm chí sớm hơn, đã có mưa. Lượng mưa tuy không lớn nhưng cũng đủ để người dâncó thể gieo xạ vụ Hè – Thu. Lượng mưa đầu mùa mưa này tham gia vào quá trìnhxâm nhập mặn bởi 2 khía cạnh: (a) Giảm lượng nước lấy tưới từ sông và (b) tănglượng dòng chảy trong sông. Do mưa đầu mùa không lớn nên chủ yếu mưa làm giảmlượng lấy tưới từ sông. Với giảm lấy nước từ sông, dòng chảy trong sông tănglên, mặn cũng sẽ không xâm nhập sâu hơn. Vì thế, có thể xem (6) là một phần của(4).

Từ 6 nguyên nhân trên cho thấy, dù rằng dòngchảy kiệt từ thượng lưu Mekong về có tăng hơn so với trước đây, song lượng tăngnày đã không đủ lớn so với sự triết giảm nguồn nước đầu mùa kiệt do giảm khảnăng trữ lũ, lượng nước sử dụng tại ĐBSCL nhiều hơn, mực nước triều cường caohơn và vùng cửa sông thông thoáng hơn để giữ ranh mặn như trước đây. Tổng hợpcác nguyên nhân trên, mặn có xu thế ngày càng xâm nhập sâu và gây hậu quả nặngnề hơn là điều dễ hiểu.

Các phân tích trên đây ứng với trường hợp diễnbiến dòng chảy thượng lưu ở mức trung bình và hệ thống hồ chứa hoạt động ở mứcbình thường. Khi gặp những năm khô hạn ảnh hưởng trên diện rộng đến toàn lưuvực (như năm 2010), dòng chảy kiệt xuống hạ lưu không những không tăng mà còn thấphơn cả trung bình nhiều năm, chắc chắn sẽ làm ranh mặn lên rất cao (Hình 2).

00

*

00

Do lũ năm 2014 thấp, nên mặn mùa khô năm 2015 được dự báo có thểcũng sẽ lên rất cao, tương tự như năm 200400

Để giải quyết vấn đề phức tạp và nan giải này,chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp tổng thể và đồng bộ. Trước hết, xem xétchuyển đổi những diện tích lúa ven biển không hiệu quả, thường xuyên bị mặn uyhiếp, sang nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để tránh gây xáo trộn lớn và ảnhhưởng đến các vùng trồng lúa khác, cần có quy hoạch và tính toán kỹ. Hoàn thiệnhệ thống đê biển và cống kiểm soát mặn khép kín ở từng khu vực canh tác ổn địnhlà cần thiết. Tăng khả năng tiếp cận nguồn nước ngọt cho các vùng ven biển bằngkênh dẫn và cống lấy nước từ các nguồn ngọt ổn định. Xem xét tỷ lệ diện tíchsản xuất vụ Thu – Đông và Hè – Thu ở vùng ngập lũ ở mức hợp lý nhằm tăng khảnăng trữ nước trong vùng ngập lũ. Diện tích này được sử dụng cho nuôi trồngthủy sản mùa lũ. Giảm diện tích lúa Đông-Xuân muộn và Hè-Thu sớm nhằm tránh sửdụng nhiều nước vào thời gian kiệt nhất trong năm, đặc biệt từ cuối tháng 3 đếnđầu tháng 5, chuyển sang trồng màu. Để cấp nước sinh hoạt cho các vùng venbiển, dịch chuyển các điểm lấy nước trên sông, rạch có nguy cơ bị mặn lên cácvùng có nguồn ngọt ổn định. Về lâu dài, cần xem xét các giải pháp công trìnhquy mô lớn ở vùng cửa sông nhằm chủ động trữ và giữ nước ngọt với khối lượnglớn trong mùa khô ở cấp vùng và liên vùng. Đây là giải pháp cơ bản lâu dài nhằmứng phó hiệu quả nhất đối với sự mất ổn định của dòng chảy từ thượng lưu và giatăng của nước biển dâng.

Xem thêm: Chuẩn Uefi Là Gì? Chuẩn Legacy Và Uefi Là Gì Uefi Và Legacy Là Gì

Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò vô cùng quantrọng đối với an ninh lương thực quốc gia. Dân số và kinh tế cùng ven biểnĐBSCL lại chiếm một vị trí trọng yếu cho quá trình phát triển của cả đồng bằngnày. Do vậy, bất kỳ một tác động bất lợi nào làm mất ổn định cho vùng này, màđiển hình hơn cả là xâm nhập mặn ngày càng sâu, sẽ phải được xem xét và kiểmsoát.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *