Chữ “A” tàu dịch là “Vô”/ Chữ “Di-Đà” tàu dịch là “Lượng”/ Chữ “Phật” tàu dịch là “Giác”/

*

Hằng ngày chúng ta đều niệm niệm câu ấy, nhưng chúng ta cần phải hiểu cái ý nghĩa của câu ấy là gì để giúp chúng ta càng thêm chân quý câu Phật hiệu ấy, và càng tinh tấn để niệm câu Phật hiệu ấy, nôi theo hạnh nguyện của đức Phật A-Di-Đà mà tu hành.

Đang xem: Hình chữ nam mô a di đà phật

Nhiều khi một câu A-Di-Đà Phật mà mình chẳng hiểu ý nghĩa của câu ấy là gì sẽ khiến mình sanh ra chán nảng, hoặc không tin cho mấy, hễ nghe ai nói tụng Kinh điển nào lớn là có phươc lớn lắm, liền bỏ câu Phật Hiệu “Nam-mô A-Di-Đà Phật”. Cho rằng niệm câu phật hiệu ấy ít công đức hơn là tụng kinh điển nào lớn, như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm v.v… Chê Kinh A-Di-Đà, chê câu “Nam-mô A-Di-Đà Phật” là kinh nhỏ, không công đức bằng những kinh khác v.v…

Ấy là mình chẳng hiểu được cái ý nghĩa của câu vạn đức hồng danh A-Di-Đà Phật rồi vậy!

Bởi thế phải hiểu cho được ý nghĩa vi diệu thâm sâu của câu A-Di-Đà Phật thì mình mới không còn chấp trước, che bai, mà sanh cái tin tâm kiên cố bền vững với đức Di-Đà với danh hiệu của ngài, và mới một lòng niệm danh hiệu của ngài cầu về Tây Phương!

Bây giờ chúng ta hãy bình tâm mà thâm nhập cái ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm của câu: Nam-mô A-Di-Đà Phật.

“Nam-mô” tàu dịch là Quy-Y, tức nghĩa là Nương Tựa, hoặc Trở Về.

Chúng ta Quy-Y (nương tựa trở về) với ai?

Với đức Phật A-Di-Đà!

Chữ “A” tàu dịch là “Vô”

Chữ “Di-Đà” tàu dịch là “Lượng”

Chữ “Phật” tàu dịch là “Giác”

Vậy câu Nam-mô A-Di-Đà Phật nghĩa là Trở về nương tựa với bậc Vô Lượng Giác!

Đây là từ trên mặt chữ mà giải thích ý nghĩa. 

Chữ “A-Di-Đà” dịch ra là “Vô Lượng” thì nên biết đức A-Di-Đà Phật có vô lượng danh xưng, và vô lượng nghĩa vi diệu. Chứ không phải chỉ là Vô Lượng Giác, hay Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang thôi đâu!

Kinh Vô Lượng Thọ có nêu ra 12 danh hiệu của đức Phật A-Di-Đà như là:

Vô Lượng Quang PhậtVô Biên Quang Phật Vô Ngại Quang PhậtVô Đối Quang PhậtDiệm Vương Quang PhậtThanh Tịnh Quang PhậtHoan Hỷ Quang PhậtTrí Tuệ Quang PhậtNan Tư Quang PhậtBất Đoạn Quang PhậtVô Xưng Quang PhậtSiêu Nhựt Nguyệt Quang Phật

Vậy 12 danh hiệu trên là nêu lên cái công đức, trí tuệ chẳng thể nghĩa bàn của đức Phật A-Di-Đà. 

Kinh A-Di-Đà Yếu Giải của Ngẫu Ích Đại Sư nói rất hay, ngài nói rằng đức Phật A-Di-Đà có vô lượng danh, nghĩa chứ chẳng phải chỉ có ý nghĩa Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang thôi đâu!

Vô Lượng đây là cái gì cũng là vô lượng vô biên cả, như hạnh nguyện, thần thông, diệu dụng v.v… cái gì cũng đều là vô lượng cả!

Nhưng tại sao trong Kinh A-Di-Đà, đức Thích Ca Mâu Ni Phật chỉ nêu ra hai cái ý nghĩa vì sao mà đức Phật hiệu là A-Di-Đà?

Bởi vì hai cái ý nghĩa đó tóm thâu toàn bộ Pháp Giới Không Gian Và Thời Gian Vô Tận, Trọn vẹn tất cả công đức hạnh nguyện, danh hiệu vĩ đại của đức Phật A-Di-Đà!

Hai cái ý nghĩa của câu A-Di-Đà Phật nghĩa là gì như trong Kinh A-Di-Đà đã có dạy?

Đó là:

1. Vì đức Phật đó ánh sáng soi suốt pháp giới 10 phương không gì chướng ngại nên hiệu là A-Di-Đà. (Vô Lượng Quang)2. Vì đức Phật đó và nhân dân của ngài sống lâu vô lượng vô biên A-Tăng-Kỳ kiếp nên hiệu là A-Di-Đà. (Vô Lượng Thọ)

“Quang” chỉ cho “Không Gian””Thọ” chỉ cho “Thời Gian”

Quang là ánh sáng nên chỉ cho Không Gian, vì Ánh Sáng chiếu trên không gian bầu trời.

Thọ là tuổi thọ nên chỉ cho Thời Gian, vì thọ mạng là tín theo thời gian mà có (một năm là một tuổi).

Không Gian chỉ cho khắp Pháp Giới 10 Phương.

Thời Gian chỉ cho đời Quá Khứ, Hiện Tại và Vị Lai.

Như vậy Không Gian và Thời Gian bao hàm Ba đời mười Phương. Như vậy Không có một đức Phật, Bồ Tát, cũng không có một thế giới nào, cũng không có một chúng sanh nào mà chẳng ở trong một câu Phật Hiệu “Nam-mô A-Di-Đà”!

Vì thế nên biết một câu A-Di-Đà Phật đã tròn đầy khắp pháp giới, bao hàm vô lượng chư Phật, Phật Pháp, quốc độ chư Phật, nhiếp thọ và tiếp độ tất cả chúng sanh!

Bởi thế nên Kinh A-Di-Đà nói: Đức Phật đó Hào Quang Sáng Chói soi suốt các cõi 10 phương không gì chướng ngại!

Đó là bởi vì một câu A-Di-Đà Phật thật đã bao gòm ba đời và cùng khắp pháp giới mười phương!

Vì thế có câu: “Nam-Mô Pháp Giới Tạng Thân A-Di-Đà Phật!”

Thế mới biết lời chư tổ tán thán đức Phật A-Di-Đà cũng như Pháp Tịnh Độ không quá đáng mà còn nói rất đúng! 

Trí Giả Đại Sư nói: “Niệm Phật tam muội là vua trong các môn tam muội”

Liên Trì Đại Sư nói: “Một câu A-Di-Đà Phật bao trùm tám giáo, tròn nhiếp năm tông”

Ngẫu Ích Đại Sư nói: “khi câu Phật hiệu niệm được thuần thục thì ba tạng, mười hai phần kinh gồm ở trong đó; một ngàn bảy trăm công án, cơ quan hướng thượng đều ở trong đó; ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, tam tụ tịnh giới cũng ở trong đó.”

Thật Hiền Tỉnh Am Đại Sư nói:

“Sáu chữ gồm nhiếp thâu Tám muôn tư pháp tạng Một câu giải quyết xong Ngàn bảy trăm công án Mặc ai không thích nghe Ta tự tâm tâm niệm Xin bất tất nhiều lời Gắng một lòng không loạn!” Ấn Quang Đại Sư nói: 

“Bỏ đường tắc Tây Phương, chín cõi chúng sanh khó thể được tròn nên quả Giác.Rời cửa mầu Tịnh Độ, mười phương chư Phật không vẹn toàn độ khắp hàng mê.”

Những lời chân thật thiết tha và từ bi của chư tổ sư quả thật khiến người cảm phục và súc động!

Giờ đây hiểu được câu A-Di-Đà Phật nghĩa lý mầu nhiệm sâu xa chẳng phải tầm thường như chúng ta hằng nghĩ, mới thấm thía lời dạy của chư vị tổ sư, rằng câu A-Di-Đà Phật thật đã tròn đầy viên mãn, cùng khắp ba đời mười phương, không gì là không ở trong một niệm A-Di-Đà Phật ấy! Vô Lượng Pháp Môn, Phật Pháp, Kinh Điển v.v… đều chẳng ngoài một câu A-Di-Đà Phật!

Thế mới biết niệm A-Di-Đà Phật cho chuyên nhứt thì như chúng ta đã niệm hết các bộ Kinh điển rồi đó! Tụng Niệm Kinh Phật dày và khó, khó nhiếp tâm. Còn chỉ niệm một câu A-Di-Đà Phật thôi thì dễ biết mấy, dễ nhiếp tâm nữa! Bề nào niệm niệm một câu A-Di-Đà Phật vẫn hay hơn! tốt hơn! Công đức trọn vẹn lớn lao chẳng thể nghĩ bàn! Vì một câu A-Di-Đà Phật đã đầy đủ vô lượng công đức rồi, thế mới nói là “Vô Lượng” (A-Di-Đà)!

Có phải chư tổ và chúng ta khen đức Phật A-Di-Đà quá dáng không?

Xin thưa cùng quý vị, thật sự không quá đáng mà còn đúng và thích đáng nữa kìa!

Chẳng phải Kinh A-Di-Đà, đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật và chư Phật đều tán thán công đức chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A-Di-Đà qua câu nói:

“Như ta hôm nay khen ngợi công đức lợi ích của đức Phật A-Di-Đà, phương đông cũng có A-Súc Bệ Phật v.v…” cho đến các phương khác cũng có chư phật đều tán thán đức Phật A-Di-Đà đó hay sao?

Lại chẳng phải riêng Kinh A-Di-Đà thôi mà Kinh Vô Lượng Thọ (của ngài Hạ Liên Cư) đức Thích-Tôn còn tán thán đức A-Di-Đà Phật đến tột đỉnh là:

“Quang Trung Cực Tôn. Phật Trung Chi Vương”Nghĩa là ánh sáng của Phật A-Di-Đà sáng hơn chư Phật. A-Di-Đà Phật là vua của chư Phật!

Chư Phật còn tán thán đức A-Di-Đà Phật như thế, chư Tổ Sư còn tán thán đức Phật A-Di-Đà như thế, huống gì là chúng ta ư?

Cho nên chúng ta thường tán thán đức A-Di-Đà Phật theo kệ nầy:

A-Di-Đà Phật Thân Kim sắcTướng Hảo Quang Minh Vô Đẳng LuânBạch Hào Uyển Chuyển Ngũ Tu DiCám Mục Trừng Thanh Tứ Đại HảiQuang Trung Hoá Phật Vô Số ỨcHoá Bồ Tát Chúng Diệc Vô BiênTứ Thập Bát Nguyện Độ Chúng SanhCữu Phẩm Hàm Linh Đăng Bỉ Ngạnv.v…

Xem thêm: Ghế Nhựa Duy Tân, Giá Bàn Ghế Nhựa Duy Tân Giá Tốt Tháng 3, 2022 Đồ Nội Thất

Hoặc bài:

Ba đời mười phương phậtA-Di-Đà bậc nhứtOai đức không cùng cựcv.v..

Bây nhờ chúng ta hãy nói sâu hơn một chút về ý nghĩa của câu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Cái nầy thì hơi khó hiểu cho các vị sơ cơ, nhưng không sao, chúng ta cứ từ từ mà hiểu cũng được. Dharma cũng chưa biết hết trọn vẹn, nên chỉ nói những gì mình hiểu, mình biết để chia sẽ cùng các bạn đó thôi. Vì sao phải nói? Vì để chúng ta hiểu mà chân quý giữ gìn cái câu Nam-mô A-Di-Đà Phật trong tâm của mình vậy! Đây là viên bảo châu vô giá mà ai ai trong chúng ta hằng có mà chẳng biết đó thôi!

Nói cho tột cùng nghĩa lý thì câu Nam-mô A-Di-Đà Phật nghĩa là “quay về nương tựa với cái tự tánh Vô Lượng Giác (A-Di-Đà Phật) của chính chúng ta”.A-Di-Đà Phật là Vô Lượng Giác, mà cái Tự Tánh của chúng ta chính là, vốn là Vô Lượng Giác đó!

Chư Phật ra đời chỉ vì một Đại Sự Nhân Duyên như Kinh Pháp Hoa đã có dạy là “Khai Thị” chúng sanh “Ngộ Nhập” Phật Tri Kiến.

Mà Phật Tri Kiến ấy không đâu xa lạ, nó từ ở trong cái tự tánh Vô Lượng Giác của chúng ta mà có!

Như vậy chư Phật vì thương chúng sanh mê lầm, nhận vọng làm chân nên bao kiếp trôi lăng trong biển khổ sanh tử luân hồi, mà các ngài không ngại gian lao khó nhọc, hằng luôn nghĩ nhớ đến chúng ta, tìm cách “Khai Thị” chỉ bài cho chúng ta trở về (Nam-mô) với cái tự tánh Vô Lượng Giác (A-Di-Đà Phật) của chính chúng ta để giúp chúng ta “ngộ nhập” được cái tự tánh ấy mà thoát mê khai ngộ, lìa khổ được vui, ra khỏi nhà lửa tam giới, viên thành Chánh Giác.

Thể Tánh của Phật và chúng sanh là bình đẳng. Phật là Giác vì đã trở về (nam-mô) và “ngộ nhập” cái Tự Tánh Vô Lượng Giác (A-Di-Đà) của chính ngài rồi. Còn chúng ta là chúng sanh vì chưa trở về (nam-mô) với và “ngộ nhập” được cái Tự Tánh Vô Lượng Giác (A-Di-Đà) đó! 

Tại sao chúng ta chưa trở về và ngộ nhập cái Tự Tánh Vô Lượng Giác của chính chúng ta?

Đó là vì như Kinh Hoa Nghiêm nói: “Chúng sanh đều có đầy đủ đức tướng trí tuệ của Như Lai, do vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà chẳng thể chứng đắc.”

Vọng TưởngPhân BiệtChấp Trước

Ba thứ nầy che phủ cái viên ngọc vô giá, cái tự tánh Vô Lượng Giác của chúng ta!

Cho nên chúng ta phải tu làm sao mà trừ ba thứ: vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nầy cho thiệt sạch không còn một mảy may thì chúng ta mới viên mãn thành Chánh Giác, bảo châu vô giá tìm được, tự tánh Vô Lượng Giác hiển lộ!

Có nhiều pháp tu khác nhau để trừ ba thứ nầy, nhưng pháp môn Tịnh Độ, một câu A-Di-Đà Phật niệm cho nhứt tâm thì tự nhiên sẽ không còng vọng tưởng, không còn phân biệt, không còn chấp trước gì nữa. 

Cái nầy rất khó! Vì sao khó? Vì nó là thối quen đã tích tụ nhiều đời nhiều kiếp, nên khó mà đoạn trừ được nhứt thời.

Bởi thế chúng ta niệm A-Di-Đà Phật là cầu “đới nghiệp vãng sanh”!

Chúng ta đời nay khó có cách nào trong một đời nầy dứt cho sạch vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Chúng ta chỉ có thể đè nén chúng mà thôi!

Làm sao đè nén chúng?

Niệm Nam Mô A-Di-Đà Phật!

Hằng ngày, từ sát na, phút giây chúng ta đều khởi vọng tưởng, nghĩ ngợi đủ thứ, vọng tưởng vô lượng khởi lên, nếu chúng ta chuyên cái tâm vào một câu A-Di-Đà Phật thì ngay khi ấy chúng ta chỉ có một vọng tưởng, vọng niệm đó là A-Di-Đà Phật mà thôi.

Thay gì ngày ngày chúng ta khởi vô lượng vọng tưởng, rồi phân biệt, rồi chấp trước vào những vọng tưởng đó, thì chúng ta chuyên chú ở một vọng tưởng thôi, phân biệt và chấp trước chỉ ở một câu A-Di-Đà Phật thôi. Vậy thì đỡ cho chúng ta lắm!

Khởi vọng tưởng là tạo nghiệp. Kinh Địa Tạng (phẩm 7) nói chúng sanh ở cõi Nam Diêm Phù Đề nầy tức là chổ chúng ta đang ở, hễ khởi vọng tưởng không gì là không tội cả!

Bởi thế vọng tưởng hằng ngày mà ta khởi toàn là ác, và bất chánh. 

Nay pháp Tịnh Độ giúp chúng ta bỏ tất cả vọng tưởng ác và bất chánh khác để chuyên chú vào một câu A-Di-Đà Phật.

Cho nên khi vọng tưởng khởi lên lập tức niệm vài tiếng “Nam-mô A-Di-Đà Phật” để trừ khử những vọng tưởng ác khác. Đấy gọi là dùng Vọng Tưởng để dẹp Vọng Tưởng!

Dùng một vọng tưởng A-Di-Đà Phật, để dẹp, dè nén muôn ngàn vọng tưởng sấu ác bất chánh khác khởi dậy. Vậy thì nếu vọng tưởng ác không khởi, chúng ta sẽ không làm điều ác. Không làm điều ác thì không thọ ác quả. 

Lại niệm cho chuyên thì chúng ta tâm được dần dần thanh tịnh.

Xem thêm: Hé Lộ Về Những Giá Trị Siêu Đắt Đỏ Của Gà H&Amp;S Là Gì, Mô Hình Nuôi Gà H&#39Mông

Mà tâm thanh tịnh thì chắc rằng đến phúc lâm chung chúng ta được vãng sanh thế giới Cực Lạc. Bởi vì Tâm Tịnh Thì Cõi Tịnh (Kinh Duy Ma).Nhưng phải nhớ rằng, phải có đầy đủ Tín, Nguyện và Hạnh thì mới nắm chắt được sự vãng sanh đó, cũng như được thanh tịnh. Nếu không có đầy đủ tín, nguyện, hạnh, thì chưa thể nói là được thanh tịnh.

Tuy biết rằng chúng ta niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật thì mới đầu là khởi cái vọng niệm A-Di-Đà Phật, và phân biệt cho đó là danh hiệu của đức Di Đà, và chấp trước, chấp lấy vào cái danh hiệu đó. Nhưng nếu niệm cho thuần thì chắt chắn từ niệm mà đến vô niệm, từ phân biệt mà hết phân biệt, từ chấp trước mà đến không còn gì để chấp trước nữa!

Chúng ta niệm lâu năm mà thuần rồi, hiểu rồi thì thể hội được rằng A-Di-Đà Phật là pháp giới tạng thân, là tự tánh vô lượng giác của chúng ta, niệm niệm hằng ngày đó mà thật chẳng có niệm, phân biệt đã không còn khi chúng ta tự nhập vào tự tánh vô lượng giác của chúng ta, đến đó thì A-Di-Đà Phật và Tự Tánh Di Đà của chúng ta vốn không khác nhau, thì còn gì phân biệt đức Di-Đà ở Tây Phương và đức Di Đà của Tự Tánh chúng ta? Cũng vậy, đã là tự tánh Di-Đà thì niệm niệm ấy đều là tự tánh của mình, đâu còn gì để chấp trước! đâu có cái gì để mà chấp trước nữa!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *