Hình thức đầu tư BOO là gì? Hợp đồng BOO là gì? Khi nào được ký kết loại hợp đồng BOO? Nội dung trong bản hợp đồng Boo?

BOT và BOOT được coi là hai loại hợp đồng được sử dụng phổ biến nhất trong số các mô hình thực hiện dự án theo hình thức đối tác công – tư. Tuy nhiên, trên thực tế có một loại hợp đồng có các đặc điểm gần giống với hai loại hợp đồng trên, đó là hợp đồng BOO. BOO hiện nay là hình thức đầu tư không còn quá mới lạ đối với doạnh nghiệp tại Việt Nam. Vậy hợp đồng BOO là gì? Khi nào thì ký kết loại hợp đồng BOO? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đang xem: Hình thức đầu tư boo là gì

*
*

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Hình thức đầu tư BOO là gì?

Nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội vì vậy các nhu cầu về vốn để có thể thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng ngành kỹ thuật là rất lớn. Đặc biệt là việc đầu tư cơ sở hạ tầng ngành kỹ thuật ở địa phương, nơi mà các cơ sở vật chất vẫn còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên, khi đầu tư vào những ngành này lại cần một nguồn vốn khổng lồ trong khi ngân sách nhà nước ta có hạn. Bên cạnh đó các nhà tài trợ thì không thể tài trợ đầy đủ nguồn vốn cho nước ta để có thể dùng vào việc xây dựng cơ sở vật chất.

Do đó, hình thức đầu tư theo mô hình hợp tác công – tư được coi là một biện pháp hữu hiệu nhất để giảm áp lực về nguồn vốn đối với nhà nước, đồng thời, hình thức đầu tư theo mô hình hợp tác công – tư cũng là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán về ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng. Một ưu điểm rất lớn của mô hình đầu tư này đó là nó có khả năng giúp huy động nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong nước từ nguồn vốn của tư nhân cả trong và ngoài nước.

Trong các hình thức hợp tác đầu tư giữa công và tư hiện nay thì nổi bật nhất là hình thức đầu tư BOO. Hình thức đầu tư BOO được hiểu là hình thức xây dựng được ký kết bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nhằm mục đích xây dựng công trình về kỹ thuật cũng như những kết cấu hạ tầng của công trình đó. Sau khi công trình được xây dựng thành công thì công trình đó sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng trên thực tế công trình đó vẫn thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước.

Hoạt động kí kết giữa nhà đầu tư và nhà nước về hình thức đầu tư BOO sẽ được ký kết bằng hợp đồng BOO.

2. Hợp đồng BOO là gì?

Hợp đồng BOO là tên viết tắt của cụm từ trong tiếng anh bao gồm những từ sau: Build-Own-Operate, cụm từ tiếng anh này khi dịch ra tiếng việt có nghĩa là hợp đồng về xây dựng – sở hữu – kinh doanh. Đây là hợp đồng được ký kết giữa các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước với các nhà đầu tư là các doanh nghiệp nhằm mục đích thực hiện các dự án về công trình hạ tầng; và sau khi công trình được hoàn thành thì các nhà đầu tư doanh nghiệp đó được quyền sở hữu và kinh doanh công trình xây dựng đó trong một thời hạn nhất định theo thảo thuận đã được ký kết trong hợp đồng Boo giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư; khi hết thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng thì nhà đầu tư là các doanh nghiệp dự án đó về mặt pháp lý sẽ chấm dứt các hoạt động của dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư.

Hợp đồng BOO là loại hợp đồng được ký kết trên nhiều lĩnh vực xây dựng khác nhau, có thể từ xây dựng đường xá cầu cống, cho đến xây dựng những tòa nhà, … và được sử dụng cho mục đích công. Trong các công trình xây dựng đường xá, bao gồm xây dựng đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường cao tốc và xây dựng cầu vượt,… và còn xây dựng các công trình khác như bệnh viện, trường học, …

Do hợp đồng BOO có tính chất gần giống với hình thức tư nhân hóa hoàn toàn, chính vì vậy tại một số quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã áp các quy định đặc biệt nhằm mục đích hạn chế khả năng tư hữu vĩnh viễn của các cơ quan thực hiện dự án công – tư bằng cách trao quyền thực hiện dự án BOO cho cơ quan đại diện nhà nước thực hiện ký kết.

3. Khi nào được ký kết loại hợp đồng BOO?

Ở bất kỹ một lĩnh vực kinh doanh nào thì khi quyết định đầu tư vào nó các doanh nghiệp đều phải có đủ điều kiện theo quy định để có thể ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước trong các công trình xây dựng. Điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp đầu tư Boo là khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương về việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước thì sẽ phân cho các nhà đầu tư và thực hiện ký kết hợp đồng với họ. Các nhà đầu tư khi đó phải có đủ điều kiện được đưa ra tùy thuộc vào từng dự án đàu tư và từng lĩnh vực của dự án đó là gì để các nhà đầu tư có thể có những điều kiện phù hợp để cho các doanh nghiệp xem xét tính phù hợp của họ. Sau khi trúng thầu thì các doanh nghiệp theo quy đđịnhcuar pháp luật sẽ có quyền sử dụng và kinh doanh công trình xây dựng đó theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.

Hợp đồng BOO chỉ được ký kết khi chính thức được phê duyệt bởi Thủ tướng Chính phủ là người có quyền lực tối cao trong việc quyết định những chủ trương về đầu tư các dự án đầu tư liên quan đến xây dựng và những dự án liên quan về kinh doanh các ngành mang tính trụ cột của quốc gia như đầu tư xây dựng cảng hàng không, hoặc đầu tư xây dựng vận tải hàng không, hay đầu tư xây dựng cảng biển, đường quốc lộ,… mang đặc điểm chung là những ngành có liên quan đến giao thông vận tải.

Người trực tiếp nắm quyền quản lý các hoạt động đầu tư theo hình thức công – tư theo quy định của pháp luật là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc là cơ quan đã được phân công, hoặc là cơ quan có chuyên môn về ngành nghề được đầu tư. Đồng thời chính cơ quan có quyền quản lý hoạt động đầu tư này sẽ là người đại diện và là người có thẩm quyền trực tiếp ký kết các hợp đồng xây dựng hoặc các dự án xây dựng công – tư sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ It Goes Without Saying That Là Gì ? Nghĩa Của Từ It Goes Without Saying

Những cơ quan được giao nhiệm vụ ký kết hợp đồng Boo sẽ sử dụng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong việc thực hiện các quyền và các nghĩa vụ trên cơ sở thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng dự án với các nhà đầu tư. Hoặc cơ quan đucowj giao nhiệm vụ ký kết hợp đồng cũng có thể ủy quyền ký kết hợp đồng cho cơ quan chuyên môn nhỏ hơn trực thuộc cơ quan mình để đại diện ký kết hợp đồng và thực hiện các nhiệm vụ được ghi trong hợp đồng BOO tùy thuộc vào chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và điều kiện quản lý của cơ quan đó.

4. Nội dung trong bản hợp đồng Boo

Đối với hợp đồng Boo thì thông thường các cơ quan nhà nước không có hợp đồng cụ thể mà chỉ là các quyết định về toàn quyền sử dụng, quản lý trong lĩnh vực đầu tư đó cho doanh nghiệp đầu tư, theo đó các doanh nghiệp đầu tư sẽ tự do xây dựng và hoạt động kinh doanh từ đó mà theo thời gian sẽ được các cơ quan nhà nước quy định và giao kết hợp đồng.

Thông thường nội dung các điều khoản chính được ghi trong hợp đồng Boo sẽ bao gồm những điều khoản sau:

+ Phần giới thiệu của dự án đầu tư.

+ Quy định về việc trao quyền thực hiện dự án đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư có trách nhiệm và nghĩa vụ phải làm theo thỏa thuận của hợp đồng như: việc thiết kế, hoạt động về xây dựng công trình, sở hữu và vận hành công trình xây dựng theo các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đầu tư đã đề ra. Ngoài ra, người dân sẽ là những người phải trực tiếp trả phí khi sử dụng các dịch vụ đó. Ví dụ như các chi phí đường bộ, phí đường cao tốc,…

+ Quy định về xây dựng công trình và vận hành dự án đầu tư: bản thiết kế của công trình xây dựng sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thực hiện việc xét duyệt, sau khi xét duyệt thành công bản thiết kế đó thì doanh nghiệp đầu tư có thể tiến hành xây dựng và vận hành dự án đó theo quy định.

+ Điều khaonr về bảo hiểm: đối với hình thức đầu tư Boo thì quyền lợi bảo hiểm của các doanh nghiệp đầu tư sẽ bị hạn chế hơn. Thông thường là các doanh nghiệp đầu tư sẽ phải tự chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của mình.

+ Quy định về quyền bán các sản phẩm từ dự án đầu tư sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và các doanh nghiệp đầu tư sau khi xây dựng xong công trình đó thì có quyền bán các sản phẩm mà dự án công trình đó tạo ra, bên cạnh đó hợp đồng Boo của doanh nghiệp đầu tư thường không thể chuyển nhượng.

+ Quy định về thời hạn chấm dứt hợp đồng: thông thường hợp đồng Boo được ký kết và giao dịch trao đổi giữa hai bên với thời hạn lên đến 70 năm.

5. Tư vấn trường hợp cụ thể

Tóm tắt câu hỏi:

Ủy ban nhân dân Tỉnh Lào Cai được thủ tướng giao làm cơ quan nhà nước để đầu tư dự án cảng hàng không. Vậy chúng tôi có thể sử dụng loại hợp đồng BOO được không. Đây là sân bay lưỡng dụng cả quân sự và dân sự. Cảm ơn luật sư và mong trả lời sớm giúp tôi?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 3, Nghị định 15/2015/NĐ-CP Hợp đồng BOO hay còn gọi là hợp đồng xây dựng – sở hữu – kinh doanh là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

Xem thêm: Phân Biệt In Relation To Là Gì ? In Relation To Something Nghĩa Của Từ Relation

Vì vậy sau khi được thủ tướng chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công cơ quan chuyên môn trực thuộc làm đầu mối quản lý hoạt động đầu tư theo hình thức công tư. Đồng thời có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ trên cơ sở thỏa thuận với nhà đầu tư tại hợp đồng dự án. Hoặc có thể ủy quyền cho cơ quan chuyển môn của mình ký kết và thực hiện hợp đồng tùy vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện quản lý. (Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 8, Nghị định 15/2015/NĐ-CP).h

Tùy vào từng loại dự án cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền lựa chọn loại hợp đồng phù hợp để ký kết. Vì vậy trong trường hợp này Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai có thể sử dụng loại hợp đồng BOO để ký kết nếu sau khi hoàn thành công trình, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai muốn sở hữu và kinh doanh sân bay lưỡng dụng này trong một thời gian nhất định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *