Nhiều quốc gia trên thế giới , trong đó có Việt Nam đã áp dụng phương pháp giảng dạy theo tín chỉ? Vậy thực tế tín chỉ là gì? Ưu và nhược điểm của hình thức học này như thế nào? Cùng honamphoto.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.

Đang xem: Học theo tín chỉ là gì

Tín chỉ là gì?

Tín chỉ được biết đến là đơn vị dùng để đo lường khối lượng học tập của hệ thống ECTS. Thông thường 1 tín chỉ sẽ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở và 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

Hiểu đơn giản thì đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo từng học kỳ. Hiện nay, 1 năm học có thể tổ chức đào tạo được từ 2 – 3 học kỳ. Cũng theo đó mỗi chương trình đào tạo của từng ngành học nhất định sẽ không tính theo năm mà thực hiện tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên. Khi đảm bảo đã tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì sinh viên mới được cấp bằng tốt nghiệp đại học và ra trường.

Hiện tại đa phần các trường đại học đều thay đổi và áp dụng theo xu hướng đào tạo theo tín chỉ. Cụ thể theo ban hành chuẩn của Bộ GD&ĐT thì khối lượng tín chỉ đăng ký học tối thiểu hoặc tối đa cho mỗi học kỳ chính sẽ do từng chương trình quy định. Thế nhưng thường sẽ không ít hơn 14 (trừ học kỳ cuối khóa học) và không vượt quá 25, cũng như mỗi học kỳ hè không vượt quá 12 tín.

Ưu nhược điểm của hình thức học theo tín chỉ

*

Hình thức đào tạo này mang rất nhiều những ưu điểm vượt trội, thế nhưng cũng tồn tại một số điểm yếu cần khắc phục. Cụ thể: 

Ưu điểm

Đào tạo theo tín chỉ – lấy sinh viên làm trung tâm – phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học

Việc dạy và học theo tín chỉ là cơ hội để nâng cao hiệu quả giảng dạy và tư duy sáng tạo của người học. Sinh viên sẽ được tự học, tự nghiên cứu và quá trình này sẽ được tính vào nội dung, cũng như thời lượng học. Từ đó hình thức này cũng giúp giảm thiểu sự nhồi nhét kiến thức của giảng viên và phát huy được sự sáng tạo, chủ động cho sinh viên. So với các phương pháp đào tạo truyền thống coi trọng việc dạy thì hình thức tín chỉ này lại lấy người học làm trọng tâm. Điều này được quán triệt từ khâu thiết kế chương trình, biên soạn nội dung và sử dụng phương pháp giảng dạy.

Tạo được sự mềm dẻo, linh hoạt trong các môn học

Tính linh hoạt và mềm dẻo là ưu điểm nổi bật mà chương trình học tín chỉ đem lại. Cụ thể, nó bao gồm các khối kiến thức chung, cũng như kiến thức chuyên ngành, cận chuyên ngành. 

Đối với kiến thức chung: Đây chính là các môn học bắt buộc đối với sinh viên, chúng được áp dụng cho toàn trường và được bộ giáo dục – đào tạo quy định.Đối với kiến thức chuyên ngành: Là những kiến thức được áp dụng cho từng ngành học khác nhau, chúng đi sâu vào chuyên môn. Theo đó, sinh viên có thể tham khảo ý kiến của thầy cô hoặc cố vấn học tập để chọn cho mình môn học phù hợp. Từ đó đáp ứng các yêu cầu bằng cấp và phục vụ cho công việc tương lai.

Xem thêm:

Không chỉ vậy, xu hướng đào tạo này còn giúp cho sinh viên dễ dàng thay đổi kiến thức mà không phải học lại từ đầu. Người học hoàn toàn có thể cập nhật nhu cầu việc làm từ thị trường và lựa chọn các định hướng phù hợp. Lúc này hệ thống tín chỉ đã cho phép công nhận kiến thức và kỹ năng tích lũy bên ngoài để sinh viên có thể nhận bằng cấp.

Sinh viên được linh hoạt về thời gian tốt nghiệp

Nếu như các phương thức đào tạo truyền thống, sinh viên đúng hạn mới được ra trường thì khi học theo tín chỉ sinh viên có thể quyết định thời gian tốt nghiệp. Nếu muốn ra trường sớm thì người học phải tích lũy được nhiều tín hơn. Bạn có thể tốt nghiệp sau 3,5 năm, 4 năm, 5 năm, điều này chắc chắn sẽ phụ thuộc vào chính bản thân bạn. 

Được liên thông giữa các cấp đào tạo và giữa các ngành đào tạo

Phương pháp này sẽ tạo được sự liên thông giữa các cấp đào tạo đại học hay giữa các ngành đào tạo khác nhau của cùng một trường đại học. Thậm chí xa hơn nữa là giữa cơ sở đào tạo đại học của quốc gia này với các quốc gia khác trên thế giới. 

Nhờ sự liên thông được mở rộng thì nhiều trường đại học sẽ công nhận chất lượng đào tạo của nhau. Nhờ đó sinh viên có thể dễ dàng di chuyển từ trường này sang học ở trường kia mà không vướng mắc ở chỗ chuyển đổi tín chỉ.

Đây được xem là động lực để mở rộng sự lựa chọn học tập cho sinh viên, đồng thời làm tăng độ minh bạch của hệ thống giáo dục. Việc so sánh giữa các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới cũng sẽ trở nên đơn giản hơn. 

Thời gian học tập linh hoạt

Áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ sẽ giúp sinh viên có thể tự lựa chọn môn học, thời gian, thầy cô giảng dạy. Người học hoàn toàn có khả năng sắp xếp lịch học để thực hiện được đồng thời các công việc khác như làm thêm,..

Giảm thiểu chi phí trong giảng dạy

Chi phí chắc chắn sẽ được tiết kiệm hơn bởi người học sẽ chỉ phải trả tiền các tín chỉ mà mình đăng ký, chứ không theo năm học. Nếu sinh viên có bỏ lỡ hoặc không qua một vài tín chỉ thì bạn vẫn có thể tiếp tục quá trình mà không phải quay lại học từ đầu. Điều này chính là yếu tố giúp nhà trường thực hiện tính toán ngân sách dễ dàng hơn cho việc xin trợ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ khác.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm kể trên thì đào tạo tín chỉ cũng tồn tại những khó khăn trong quá trình dạy và học.

Xem thêm: Chuyên Đề Tâm Tỉ Cự Là Gì – Ứng Dụng Tâm Tỉ Cự Giải Bài Toán Cực Trị Hình Học

Kiến thức không đầy đủ, cắt vụn kiến thức

Hiện nay hầu hết hình thức đào tạo theo tín chỉ ở các trường thì môn học sẽ bị chia nhỏ: 2,3,4 tín. Đây là lý do mà giảng viên thường không đủ thời gian để trình bày kiến thức đầy đủ, bài bản theo trình tự diễn biến liên tục cho sinh viên. Nó sẽ rất bất lợi với những ai lười tự học hay lười nghiên cứu. 

Giải pháp cho trường hợp này là không thiết kế các module quá nhỏ dưới 3 tín chỉ. 

Sinh viên khó gắn kết với nhau

Vì sinh viên có thể tự do lựa chọn môn học nên đa phần các lớp học theo module không ổn định. 

Kết luận

Trên đây chính là các thông tin quan trọng để giải đáp cho câu hỏi về tín chỉ là gì? Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có thể lên kế hoạch học tập phù hợp và đúng đắn nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *