*

Trang Chủ

Giới thiệu
Thông tin chung
*
Tổ chức Bệnh viện
*
Tin chuyên môn
Thông tin dược
Hoạt động đoàn thể
*
Hoạt động xã hội
*
Tra cứu Hóa đơn
Đào tạo liên tục

Văn bản pháp luật
Danh mục kỹ thuật
Bảng giá khám chữa bệnh
Công bố điểm kiểm tra BV
Quy trình khám chữa bệnh

*

*

Sơ đồ tổ chức bệnh viện
Đảng Bộ Bệnh Viện
Công đoàn
Đoàn thanh niên
Phòng chức năng
Trung tâm đào tạo & Chỉ đạo tuyến
Trung tâm dịch vụ
Trung tâm chấn thương chỉnh hình – Bỏng
Khoa lâm sàng
Khoa cận lâm sàng

*

*

Công đoàn
Đoàn thanh niên

*

Hình minh hoạ các triệu chứng chính của hội chứng Sjögren: khô mắt (ảnh hưởng đến thị lực), khô miệng (tăng nguy cơ gây sâu răng)

Hội chứng Sjögren cơ thể như tuyến nước bọt (tiết nước bọt) và tuyến lệ (tiết nước mắt).

Đang xem: Hội chứng sjogren là gì

Bệnh lý này thường khởi phát ở nhóm người trong độ tuổi từ 40-60 và thường gặp ở đàn bà hơn ở đàn ông.

Đây là tình trạng bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, tuy nhiên có một số cách điều trị giúp làm giảm các triệu chứng bệnh.

Triệu chứng của hội chứng Sjögren:

Các triệu chứng của hội chứng Sjögren bao gồm:

khô mắt.

khô miệng.

khô da.

mệt mỏi.

khô âm đạo.

đau khớp hay đau cơ (đau cơ khớp).

sưng vùng giữa xương hàm và tai (sưng tuyến nước bọt mang tai – ND).

phát ban (đặc biệt sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời).

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Bạn cần đi gặp bác sĩ khi bạn có các triệu chứng của hội chứng Sjögren kéo dài và làm cho bạn lo lắng. Có rất nhiều bệnh lý có thể có triệu chứng tương tự như các triệu chứng của hội chứng Sjögren. Bác sĩ sẽ thăm khám một số bệnh lý thường gây triệu chứng giống hội chứng Sjögren như sưng vùng mi mắt (bệnh viêm mi mắt), bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường) hay các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc.

Trong trường hợp cần, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đi khám và làm các xét nghiệm khác như:

xét nghiệm máu.

khám mắt.

sinh thiết môi, khi đó bác sĩ sẽ cắt một phần môi và gởi đi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh (đánh giá mô bệnh học dưới kính hiển vi).

Xem thêm: Chất Dung Môi Hữu Cơ Là Gì Và Có Tác Động Đến Sức Khỏe Như Thế Nào?

Các cách điều trị cho bệnh nhân bị hội chứng Sjögren

Hiện tại, không có cách điều trị triệt để cho bệnh nhân bị hội chứng Sjögren, tuy nhiên có một số cách có thể giúp bạn làm giảm triệu chứng của hội chứng Sjögren, bao gồm:

tránh các nơi có gió, khói bụi và không khí khô.

tránh ngồi trước màn hình vi tính, xem ti vi, hay đọc sách báo lâu, trong thời gian dài.

vệ sinh răng miệng tốt.

tránh rượu bia và không hút thuốc.

Có một số thuốc có thể giúp bạn tránh khô và giữ ẩm như:

sử dụng nước mắt nhân tạo, để giúp mắt không bị khô.

dùng các loại thuốc xịt hay thuốc uống (thuốc có vị ngọt) và gel để giữ hốc miệng ẩm ướt (thay thế nước bọt).

các loại thuốc giúp tăng tiết nước bọt và nước mắt.

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Sjögren?

Hội chứng Sjögren là bệnh lý về hệ miễn dịch (là hệ thống phòng thủ của cơ thể chống lại các bệnh lý) phá hỏng các phần khoẻ mạnh của cơ thể. Đây được xem là bệnh tự miễn.

Trong hội chứng Sjögren, ngoài tuyến nước bọt và tuyến lệ bị ảnh hưởng, các phần khác của cơ thể như thần kinh, cơ khớp cũng có thể bị ảnh hưởng.

Lý do tại sao hệ miễn dịch bị rối loạn hiện chưa rõ ràng, có thể là do:

di truyền – một số người có thể sinh ra với hệ gen dễ bị các bệnh lý miễn dịch.

Nội tiết tố (Hốc môn): người nữ có hóc môn estrogen có thể giữ vai trò trong hội chứng Sjögren, do hội chứng này xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.

Hội chứng Sjögren có thể xảy ra kết hợp với các bệnh tự miễn khác như bệnh lupus, bệnh viêm khớp dạng thấp. Những bệnh này được xem là hội chứng Sjögren thứ phát. Hội chứng Sjögren nguyên phát thường không kèm các bệnh này.

Sống chung với hội chứng Sjögren như thế nào?

Hội chứng Sjögren là một bệnh lý kéo dài, và thường không có khuynh hướng tự cải thiện, mặc dù các triệu chứng có thể được điều trị.

Đối với một số người, bệnh này có thể chỉ gây khó chịu ít trong khi một nhóm khác có thể gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm: Phân Biệt Các Từ ' Có Thể Tiếng Anh Là Gì ? 46 Câu Giao Tiếp Thông Dụng

Một số người có thể có các biến chứng của hội chứng Sjögren, như biến chứng về thị lực hay phổi. Người bị hội chứng Sjögren có một ít nguy cơ cao bị ung thư hạch bạch huyết (dạng non-Hodgkin lymphoma).

TS.BS. NGUYỄN THANH TÙNG Khoa Phẫu thuật Hàm Mặt – BV. RHM Trung Ương TP. HCM

Nghiên cứu khoa học nâng ca.. Các dấu hiệu nhận biết u nã.. Những điều cần biết về bệnh.. Triển khai Đề án bệnh viện .. Chương trình “MANG ÂM NHẠC .. Đêm nhạc Khánh Ly đưa tiếng.. Những điều cần biết về bệnh.. Tăng khả năng học hỏi bằng .. Báo cáo tự kiểm tra, đánh g.. Khoa Ngoại Lồng ngực: Triển.. Hai du khách Nga gặp nguy h.. Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Khán.. Sử dụng kháng sinh hợp lý t.. Thông tư số 41/2015/TT-BYT .. Danh mục kỹ thuật các chươn.. Thông tư liên tịch số 24/20.. Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 6.. Danh mục kỹ thuật khám chữa.. Về việc thực hiện quy trình.. Hội nghị Tim Mạch Việt Đức .. Hội nghị cột sống quốc tế l.. Quyết định về việc ban hành.. Quyết định về việc ban hành.. Du khách Nga bị cá nhái gây.. Đào tạo, chuyển giao thành ..

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *