Đất nước Việt Nam của chúng ta tuy nhỏ nhưng lại không thiếu những nhân tài toán học. Hãy cùng WElearn “điểm danh” top 10 nhà toán học Việt Nam nổi tiếng nhé

Nội dung bài viết1. Ngô Bảo Châu2. Bùi Trọng Liễu3. Dương Hồng Phong4. Đào Trọng Thi5. Đặng Đình Áng6. Hà Huy Khoái7. Hoàng Xuân Hãn8. Ngô Việt Trung9. Nguyễn Tiến Dũng10. Hoàng Tụy

1. Ngô Bảo Châu

1.1. Đôi nét về GS. Ngô Bảo Châu

Họ và tên: Ngô Bảo Châu

Tư cách công dân: Pháp – Việt

Nghề nghiệp: Nhà toán học

*

GS Ngô Bảo Châu

Giải thưởng:

Giải thưởng Clay (2004)Giải thưởng Oberwolfach (2007)Giải thưởng Sophie Germain (2007)Huy chương Fields (2010)Bắc Đẩu Bội tinh (2011)Giải thưởng Maurice Audin (2018)

Gia đình:

Vợ: Nguyễn Bảo Thanh (kết hôn năm 1994)Con cái: Ngô Thanh Hiên (sinh năm 1995), Ngô Thanh Nguyên (sinh năm 2000), Ngô Hiền An (sinh năm 2003)

1.2. Thân thế

Ông lớn lên trong gia đình trí thức ở Hà Nội

Là con của giáo sư Ngô Huy Cẩn (nguyên là giáo sư vật lý Viện Cơ học Quốc gia Việt Nam) và lương y Trần Lưu Vân Hiền (phó giáo sư tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.)

Ngoài ra, ông còn là cháu họ của giáo sư Ngô Trúc Lanh – một trong những người viết ra cuốn sách Đại số đầu tiên.

Đang xem: Hội toán học việt nam

1.3. Con đường học vấn

Ông là học sinh chuyên toán trường THPT chuyên KHTN – trường Đại học KHTN Hà Nội

Khi học lớp 11 và 12, ông tham gia cuộc thi Olympic toán học quốc tế và đã giành huy chương vàng trong 2 năm liền, là học sinh Việt Nam đầu tiên giành hai huy chương vàng IMO với số điểm tuyệt đối 42/42

Sau khi hoàn thành chương trình THPT, ông sang Pháp du học và trở thành Giáo sư tại Đại học Paris-Sud 11 vào năm 2005.

Cũng chính năm đó, khi mới 33 tuổi, Ngô Bảo Châu chính thức trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam

1.4. Sự nghiệp

Lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Ông cùng với Gérard Laumon, ông chứng minh bổ đề cơ bản cho các nhóm unita.Năm 2008, ông thành công trong việc chứng minh bổ đề cơ bản cho các đại số Lie góp phần hoàn thiện một chứng minh cho bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát.

Giảng dạy

Giáo sư Xuất sắc Francis and Rose (Francis and Rose Yuen Distinguished Service Professor) của Viện Đại học ChicagoCác chủ đề ông giảng dạy gồm: lý thuyết số, lý thuyết số đại số, thành thớ Hitchin, automorphic form.

Xuất bản một số bài báo:

T. H. Chen, B. C. Ngô, On the Hitchin morphism for higher-dimensional varieties, Duke Mathematical Journal, 169 (2020), no. 10, 1971–2004.A. Bouthier, B. C. Ngô, Y. Sakellaridis, On the formal arc space of a reductive monoid, American Journal of Mathematics, 138 (2016), 81-108.J. Heinloth, B. C. Ngô, Z. Yun, Kloosterman sheaves for reductive groups, Annals of Mathematics, 177 (2013), 241–310.B. C. Ngo, Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie, Publications mathématiques de l’IHÉS, No. 111 (2010), 1–169.L. Gerard, B. C. Ngo, Le lemme fondamental pour les groupes unitaires, Annals of Mathematics, 168 (2008), 477–573.B. C. Ngo, D. T. Ngo, Comptage de G-chtoucas: la partie régulière ellitique, Journal of the Institute of Mathematics of Jussieu, 7 (2008), 181-203.B. C. Ngo, Fibration de Hitchin et endoscopie, Inventiones mathematicae, 164 (2006), 399–453.T. Haines, B. C. Ngô, Alcoves Associated to Special Fibers of Local Models, American Journal of Mathematics, 124 (2002), 1125-1152.T. Haines, B. C. Ngô, Nearby Cycles for Local Models of Some Shimura Varieties, Compositio Mathematica, 133 (2002), 117–150.Bài giảngB. C. Ngo, Endoscopy Theory of Automorphic Forms, Proceedings of the International Congress of Mathematicians. Hyderabad, India, 2010

Sách văn học: “Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình” hợp tác cùng với Nguyễn Phương Văn bắt đầu viết tháng 4 năm 2011 và phát hành 19 tháng 3 năm 2012

2. Bùi Trọng Liễu

2.1. Đôi nét về GS. Bùi Trọng Liễu

Ông được xem như là “cầu nối” giữa Việt Nam với đại học Pháp, Mỹ và quốc tế.

*

GS Bùi Trọng Liễu

Vợ ông là Colette Andrieu, một người Pháp, cũng là tiến sĩ nhà nước về toán học, phó giáo sư Đại học Paris 4.

Ông có 2 người con trai là Bùi Khảo Mạc và Bùi A Lanh đều là giáo sư và phó giáo sư tại các trường đại học có tiếng ở Pháp

2.2. Thân thế

Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức ở làng Nhuận Ốc, xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Thân phụ của ông là nhà tân học Bùi Văn Thiệp. Trước kia ông đã từng là quan đến chức Tuần phủ Thái Nguyên, rồi Tuần phủ Phúc Yên lúc trước Cách mạng Tháng Tám.

2.3. Con đường học vấn

Những ngày còn nhỏ, ông học song song giữa 2 tiếng Pháp và Hán.

Dù theo gia đình sang Pháp từ khi 15 tuổi nhưng ông vẫn không bỏ quên tiếng mẹ đẻ của mình. Ông đã có rất nhiều tảng văn nghị luận, tranh biện hay trần thuật, hồi ký, tùy bút, tiểu phẩm bằng tiếng Việt.

Năm 1959 ông bảo vệ luận án tiến sĩ về ngành xác suất thống kê tại Đại học Paris với nhan đề “Sur quelques problèmes d’estimation concernant une chaîne de Markov”.

Ba năm sau, ông tiếp tục bảo vệ thành công luận án tiến sĩ quốc gia về khoa học toán học ở tuổi 28 tuổi với nhan đề luận văn là “Estimations pour des Processus de Markov”.

2.4. Sự nghiệp

Năm 1981, ông được Đại tướng Võ Nguyên giáp mời về nước.

Năm 1988, ông sáng lập trường Đại học Thăng Long Hà Nội – trường đại học dân lập đầu tiên tại Việt Nam.

GS. Bùi Trọng Liễu đã trở thành chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tại Pháp.

Là tác giả của 4 cuốn sách đã được xuất bản tại Việt Nam gồm:

Tự sự của người xa quê hương (tên cũ là Chuyện gia đình và ngoài đời), nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2004Chung quanh việc học, nhà xuất bản Thanh niên 2004Học gần, Học xa, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2005Học một sàng khôn, nhà xuất bản Tri thức Hà Nội 2007.

Cuốn sách thứ 5 là tạp ký “Hướng về quê cũ lúc chiều tà”. Trong đó gồm các bài báo của ông đăng trên báo.

Ngoài ra, ông đã cho ra lò hàng trăm bài báo, tiểu luận, góp ý về cải cách giáo dục ở Việt Nam. Bài nào cũng thể hiện tấm lòng chân thành của ông dành cho quê hương, luôn mong muốn nền giáo dục ở quê hương được phát triển hơn.

Bên cạnh đó, ông là tác giả của khoảng 30 công trình Toán học từ năm 1960 đến 1996. 

3. Dương Hồng Phong

3.1. Đôi nét về nhà toán học Dương Hồng Phong

Dương Hồng Phong sinh ngày 30 tháng 8 năm 1953 tại Nam Định.

Là giáo sư Đại học Columbia. Ông nổi tiếng về những nghiên cứu trong lĩnh vực Phương Trình Đạo Hàm Riêng, Hình học phức và Lý thuyết dây.

Giải thưởng:

Ông là người Việt Nam thứ hai nhận được vinh dự nhận lời mời báo cáo tại Đại hội Toán học Thế giới tổ chức ở Zurich ngay sau Frédéric Phạm (người thứ ba chính là Ngô Bảo Châu).Năm 2009 ông nhận giải thưởng Bergman cho những nghiên cứu về các toán tử liên quan đến bài toán d-bar Neumann, toán tử giả vi phân,…Là Fellow của hội Toán học Hoa kỳ năm 2021 vì “những đóng góp cho ngành giải tích, hình học, và vật lý toán”.

3.2. Con đường học vấn và sự nghiệp

Sau khi tốt nghiệp trung học ở Lycée Jean-Jacques Rousseau, Sài Gòn, ông học năm nhất đại học tại École Polytechnique Fédérale, Lausanne, Thụy Sĩ sau đó sang Mỹ học tại Đại học Princeton.

Năm 1977, ông bảo vệ luận văn với nhan đề “On Hölder and L sub p Estimates for the Conjugate Partial Equation on Strongly Pseudoconvex Domains” dưới sự hướng dẫn của Elias M. Stein tại Đại học Princeton

Từ 9/1977 đến 8/1978 ông là nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu cao cấp, Princeton, Hoa Kỳ.

4. Đào Trọng Thi

4.1. Đôi nét về Đào Trọng Thi

Đào Trọng Thi sinh ngày 23 tháng 3, năm 1951 tại xã Tân Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Là một Giáo sư Toán học, một chính trị gia Việt Nam, cựu Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

*

GS Đào Trọng Thi

Ông từng giữ các chức vụ quan trọng

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, IX, X,XIỦy viên Ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam các khóa XI và XII,Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam các khóa XI và XII TP.Hà NộiChủ tịch Hội hữu nghị Việt – Nga.

4.2. Thân thế

Ông thuộc dòng tộc Đào Trọng ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng một dòng họ hiếu học và có nhiều người đỗ đạt, giữ các chức vụ cao trong các triều đại phong kiến Việt Nam xưa như:

Cụ Đào Trọng Thiều giữ chức hàn lâm viện thị độc học sĩ.Cụ Đào Trọng Kinh giữ chức huấn đạo trung thuận đại phu.Cụ Đào Trọng Kỳ giữ chức Tổng đốc Hà Nội, Nam Định, Hiệp biên đại học sĩ…

4.3. Con đường học vấn

Vào năm 1965 ông thi đậu và học lớp toán đặc biệt của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Năm 1968 ông đoạt giải ba kỳ thi học sinh giỏi Toán toàn miền Bắc Việt Nam.

Sau đó tốt nghiệp THPT với tấm bằng xuất sắc, ông được cử đi học đại học ở Liên Xô.

Từ năm 1970 đến 1974 Đào Trọng Thi học đại học tại Khoa Toán – Cơ, trường Đại học Tổng Hợp Lomonosov – Nga.

4.4. Sự nghiệp nổi bật

Ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Bộ môn Hình học – Tôpô – Đại số của khoa Toán – Cơ năm 1979.

Năm 1984 ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học tại trường Đại học Tổng hợp Lomonosov.

Năm 1989 Đào Trọng Thi giữ chức vụ Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Ông được đặc cách trở thành Giáo sư mà không cần thông qua chức Phó giáo sư và trở thành một trong những giáo sư trẻ nhất của ngành Toán học và của giới khoa học Việt Nam lúc bấy giờ.

Năm 1993, ông giữ chức vụ Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Ngoài ra, Ông công bố khoảng 26 công trình khoa học (theo thống kê của MathSciNet, Hội Toán học Hoa Kỳ) và là tác giả của sách chuyên khảo.

5. Đặng Đình Áng

5.1. Đôi nét về Đặng Đình Áng

Đặng Đình Áng (1926 – 2020) là giáo sư toán học nổi tiếng của Việt Nam.

Ông nguyên là Trưởng ban Toán của Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn và là chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông cũng là người đầu tiên đưa toán học hiện đại vào miền Nam Việt Nam.

Ông được xem là một nhà giáo tiêu biểu có nhiều đóng góp cho ngành toán học Việt Nam.

*

GS Đặng Đình Áng

Ngoài việc “làm bạn” với những con số, ông còn có một niềm đam mê với âm nhạc, nghệ thuật. Ông đã sở hữu một lượng “fan” lớn nhờ tài năng thổi sáo của mình với nhiều CD nhạc hòa tấu thính phòng hay.

Gia đình:

Vợ ông là bà Bùi Thị Minh Thy.Ông bà có năm người con, ba gái và hai trai. Họ cũng là những người thành đạt trên con đường mình lựa chọnNgười con gái lớn là một bác sĩ nhi khoaHai cô gái út là tiến sĩ toán học và thạc sĩ dạy Anh ngữ,Hai người con trai đều là tiến sĩ toán học tại các viện đại học tại Hoa Kỳ.

5.2. Thân thế

Ông sinh ra ở Hà tây và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật.

Gia đình ông đã có nhiều người thành danh trong lĩnh vực này như: Nhà thơ Đặng Đình Hưng là anh ruột; nhạc sĩ Thái Thị Liên là chị dâu và các nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn và Đặng Hồng Quang là cháu ruột của ông.

5.3. Con đường học vấn

Năm 1953 đến 1955, ông học môn kỹ thuật hàng không vũ trụ Đại học Kansas (Hoa Kỳ) và nhận bằng cử nhân tại đó.

Sau đó, ông vào Viện Công nghệ California (CalTech) và nhận bằng tiến sĩ với một luận án về giải tích và cơ học năm 1958.

5.4. Sự nghiệp

Năm 1988, ông làm chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành tựu:

Năm 1982, Giáo sư Đặng Đình Áng đã hướng dẫn bảo vệ thành công cho tiến sĩ toán học đầu tiên ở miền Nam.Giáo sư Áng cũng đã đào tạo được 12 tiến sĩ toán học Việt Nam có trình độ quốc tế và nhiều thạc sĩ, cử nhân toán học.

Ngoài ra, ông có hơn 130 bài báo trong lĩnh vực phi tuyến và cơ học được công bố trên các tạp chí toán học trong và ngoài Việt Nam, sáu cuốn sách chuyên đề về giải tích và cơ học

6. Hà Huy Khoái

6.1. Đôi nét về nhà toán học Hà Huy Khoái

Hà Huy Khoái (sinh ngày 24 tháng 11 năm 1946) là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học ngành toán học của Việt Nam, cựu Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ ba.

*

GS Hà Huy Khoái

Lĩnh vực ông nghiên cứu chủ yếu là Lý thuyết Nevanlinna (p-adic và phức), không gian Hyperbolic, xấp xỉ Diophantine và các L-hàm.

Gia đình

Vợ ông là Phó giáo sư, Tiến sĩ sử học – bà Đinh Thị Thu Cúc.Các con của ông: con trai Hà Huy Minh từng đoạt huy chương đồng tại kỳ thi Olympic toán học quốc tế dành cho học sinh phổ thông năm 1989, con trai thứ hai Hà Huy Thái là giảng viên Toán – Kinh tế ở Paris (Universite Evry).

6.2. Thân thế

Ông sinh làng Thịnh Xá, xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Trong gia đình ông còn có nhiều người theo nghiệp toán như giảng viên Hà Huy Hân – Học viện Kỹ thuật Quân sự; GS. TSKH Hà Huy Vui; GS. TSKH Hà Huy Bảng làm việc ở Viện Toán học Việt Nam.

6.3. Con đường học vấn

Năm 1963, ông tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An.

Năm 1967, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội chuyên ngành toán học.

Năm 1978, ông bảo vệ luận án tiến sự của mình dưới sự hướng dẫn của giảng viên Yuri Ivanovich Manin, với đề tài p-Adic Interpolation and the Melin-Mazur Transform,

Năm 1984 ông đã trở thành tiến sĩ khoa học tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

6.4. Sự nghiệp

Trong sự nghiệp, ông đạt được những thành tựu

Trở thành phó giáo sư năm 1983Đến năm 1991 ông “tiến lên” bậc giáo sư. Là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam nhiệm kỳ 2001 – 2007Năm 2004, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học thế giới thứ ba.Ông còn là Phó chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, Ủy viên Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Toán (2009-2018), ủy viên Hội đồng khoa học ngành Toán của Quỹ Nafosted.

GS Hà Huy Khoái là một nhà sư phạm vừa có tài, vừa có đức. Ông đã “nắn” ra nhiều lứa học trò giỏi. Một trong số đó là PGS.TS. Tạ Thị Hoài An – nữ toán học trẻ tuổi, xuất sắc của Viện Toán học.

Xem thêm: Bảng Cân Đối Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Cân Đối Trong Tiếng Anh

Ngoài ra, ông còn cùng những người cộng sự của mình tham gia một số công trình nghiên cứu khoa học.

7. Hoàng Xuân Hãn

7.1. Đôi nét về nhà toán học Hoàng Xuân Hãn

Hoàng Xuân Hãn (1908 – 1996) là một nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục Việt Nam và cũng là một kỹ sư, nhà toán học.

Ông là người soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên.

Bên cạnh đó, ông cũng là người soạn thảo sách Danh từ khoa học với hơn 6 nghìn từ mục về các lĩnh vực toán, lý, hóa, cơ, thiên văn.

7.2. Con đường học vấn

Thuở nhỏ ông học chữ Hán và chữ Quốc ngữ tại nhà.

Năm 1926, Hoàng Xuân Hãn đậu bằng Thành Chung, rồi ra Hà Nội học trung học ở trường Bưởi. Sau đó một năm, theo thiên hướng, ông lại chuyển sang học chuyên Toán ở Lycée Albert Sarraut.

Năm 1928, Hoàng Xuân Hãn đậu thủ khoa kỳ thi tú tài toàn phần và được nhận học bổng sang Pháp học dự bị để thi vào các trường lớn.

Năm 1930, Hoàng Xuân Hãn đỗ vào trường École normale supérieure và Trường Bách khoa Paris. Hoàng Xuân Hãn chọn học trường Bách Khoa. Trong thời gian này ông bắt đầu soạn cuốn Danh từ khoa học.

Năm 1932 – 1934, Hoàng Xuân Hãn vào học École Nationale des Ponts et Chaussées (Trường Cầu đường Paris).

Năm 1934, Hoàng Xuân Hãn trở về Việt Nam 4 tháng rồi quay lại Pháp.

Từ năm 1934 đến năm 1936 Hoàng Xuân Hãn trở lại Pháp, đậu cử nhân toán 1935 và thạc sĩ toán 1936 tại khoa Toán trường Đại học Sorbonne (Licence des Sciences mathématiques Sorbonne).

7.3. Sự nghiệp

Từ năm 1936 – 1939, Hoàng Xuân Hãn trở về Việt Nam dạy các lớp đệ nhất ban toán trường Bưởi. Song song với đó, ông cũng hoàn tất cuốn Danh từ Khoa học.

Năm 1936, ông cho xuất bản tập giáo trình Éléments de trigonometrie (Cơ bản của lượng giác học), có lẽ là tập giáo trình Toán phương tây đầu tiên được viết bởi người Việt.

Từ năm 1939 – 1944, vì chiến tranh trường Bưởi phải dời vào Thanh Hóa. Tại đây, ông tìm thấy những tư liệu lịch sử về La Sơn Phu Tử và vua Quang Trung và những tấm bia nói về sự nghiệp của Lý Thường Kiệt.

Năm 1942, Hoàng Xuân Hãn cho xuất bản cuốn Danh từ khoa học của mình.

Năm 1943, Hoàng Xuân Hãn được mời dạy môn cơ học tại trường Đại học Khoa học.

Tháng 4 năm 1945, vua Bảo Đại mời ông vào Huế để tham khảo ý kiến về việc thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam.

8. Ngô Việt Trung

8.1. Đôi nét về nhà toán học Ngô Việt Trung

Giải thưởng:

Năm 2009, ông được trao Giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên về Toán học.Năm 2017 ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về khoa học và công nghệ về cụm công trình “Các bất biến và cấu trúc của vành địa phương vành phân bậc

8.2. Thân thế

Quê ông ở xã Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam. Ông là con trai của Ngô Điền, nguyên đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Campuchia trong thời kỳ Khmer đỏ (1979-1991). 

8.3. Con đường học vấn

Ông từng là học sinh chuyên Toán Trường trung học phổ thông Việt Đức (Hà Nội). Năm 1969, ông giành giải nhất cuộc thi học sinh giỏi Toán toàn Miền Bắc. Sau đó, ở tuổi 16, ông sang Đức học đại học về Toán.

Tại Đức, ông lấy bằng thạc sĩ năm 1974, tiến sĩ năm 1978 và tiến sĩ khoa học năm 1983 tại Đại học Martin-Luther Halle-Wittenberg.

8.4. Sự nghiệp

Những năm 1983 -1990, ông làm phó giáo sư tại Viện Toán học Việt Nam.

Từ năm 1991, ông trở thành giáo sư, trưởng phòng đại số và lý thuyết số Viện Toán học.

Ngoài ra, ông là giáo sư thỉnh giảng của nhiều Đại học danh tiếng ở châu Á, châu Âu.

Giáo sư Ngô Việt Trung được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học các nước Thế giới thứ 3 (TWAS) năm 2000. Ông là viện sĩ thứ 7 người Việt Nam.

Hướng nghiên cứu chính của ông là đại số giao hoán và ứng dụng trong hình học đại số nên ông đã đóng góp một số nghiên cứu của mình cho khoa học.

9. Nguyễn Tiến Dũng

9.1. Đôi nét về nhà toán học Nguyễn Tiến Dũng

Nguyễn Tiến Dũng (sinh năm 1970, tại Hà Nội) là một giáo sư Toán học mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam.

Ông giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) vào năm 1985 ở tuổi 15 và cho đến nay vẫn là học sinh Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt thành tích này.

9.2. Con đường học vấn

Năm 1985, ông đậu kỳ thi chọn đội tuyển IMO và cùng 5 học sinh khác tham dự IMO lần thứ 26 tại Phần Lan. Tại kì thi IMO, ông đã đoạt huy chương vàng với số điểm 35/42.

Năm 1986, Nguyễn Tiến Dũng sang Liên Xô học ở khoa Toán – Cơ, Đại học Tổng hợp Lomonosov.

Cuối năm 2 đầu năm 3, ông làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo sư A.T. Fomenko.

Khi đang là sinh viên năm cuối, ông đã có 4 bài báo khoa học đăng ở tạp chí toán có uy tín của Liên Xô cũ là Russian Math. Surveys, Adv. Soviet Math.

Tốt nghiệp cử nhân, ông làm việc tại Trung tâm Quốc tế Vật lý lý thuyết ở Trieste, Ý.

Năm 1994, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán học dưới sự hướng dẫn của giáo sư Michèle Audin tại Đại học Strasbourg.

9.3. Sự nghiệp

Trước khi làm giáo sư chính thức ở Đại học Toulouse, Pháp, ông đã có thời gian sống và làm việc ở Montpellier, Pháp.

Năm 2007, Nguyễn Tiến Dũng được Ủy ban Quốc gia về đại học của Pháp (CNU) phong hàm giáo sư hạng nhất, khi mới 37 tuổi.

Năm 2015, ông được CNU phong hàm giáo sư hạng đặc biệt

GS Dũng làm việc trong nhiều lĩnh vực của toán học gồm: Hình học vi phân, hình học simpletic và hình học Poisson, lý thuyết ergodic và hệ động lực, vật lý toán, phương pháp toán trong tài chính, lý thuyết độ phức tạp…

Đến nay, ông đã sở hữu hơn 50 bài báo khoa học, trong đó có tạp chí hàng đầu như: Ann. of Math., Ann. Sci. École Norm. Sup., Lett. Math. Phys., Phys. Lett. A

10. Hoàng Tụy

10.1. Đôi nét về nhà toán học Hoàng Tụy

Cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc góp phần xây dựng ngành Toán học của Việt Nam trở nên hoàn thiện hơn.

Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học ứng dụng.

Không riêng gì toán học, lĩnh vực giáo dục của Việt Nam cũng có bàn tay công sức của ông đóng góp vào. Ông cũng là sáng lập viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS mà ông là Chủ tịch Hội đồng Viện.

Đến năm 1950, ông Hoàng Tụy được kết nạp Đảng và trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Giải thưởng: Là người đầu tiên nhận được giải thưởng Constantin Caratheodory do Đại hội Quốc tế Tối ưu Toàn cục đề xướng cho những đóng góp tiên phong và nền tảng của ông trong lĩnh vực này

10.2. Thân thế

Ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có “nề nếp học giỏi”

Là cháu nội của cụ Hoàng Văn Bảng- Cử nhân và từng giữ chức Án sát sứ nhiều tỉnh như: Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh.Cụ Hoàng Văn Bảng chính là em ruột của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu.Cha của ông là ông Hoàng Kỵ, từng làm quan dưới thời Duy Tân, Khải Định, được thăng chức Thị Giảng học sĩ.Gia đình ông có 7 anh em, trong đó 5/7 người đang làm giáo sư đại học như Hoàng Phê (ngôn ngữ học), Hoàng Quý (vật lý), Hoàng Kiệt (mỹ thuật), Hoàng Tụy và Hoàng Chúng (toán học)…

10.3. Con đường học vấn

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế trung học, thiên tướng toán học của ông đã được bộc lộ.

Năm 1946, ông đỗ kỳ thi tú tài phần một và toàn phần ban toán tại Huế.

Ông theo học Đại học Khoa học ở Hà Nội nhưng bỏ dở. Sau đó ông được trường trung học Lê Khiết ở Liên khu V mời về để làm giáo viên dạy toán.

Năm 1951, ông theo học Trường khoa học cơ bản do Lê Văn Thiêm phụ trách.

10.4. Sự nghiệp

Năm 1954, Hoàng Tụy trở thành giáo viên dạy toán của trường Đại học Khoa học – nơi ông từng bỏ dở việc học của mình.

Năm 1959, Hoàng Tụy xuất sắc trở thành một trong hai người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học toán – lý tại Đại học Lomonosov tại Moskva, dưới sự hướng dẫn của nhà toán học Nga Dmitry Evgenevich Menshov.

Từ năm 1961 – 1968 ông là Chủ nhiệm Khoa Toán của Đại học Tổng hợp Hà Nội;

Năm 1980 – 1989, ông làm Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam từ năm 1980 đến 1989.

Năm 2007, ông cùng 9 người cộng sự của mình thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển IDS. Và chính ông là người nắm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Viện

GS Hoàng Tụy đã có một số bài viết phê phán, góp ý thẳng thắn về sự yếu kém, lạc hậu và tiêu cực trong ngành giáo dục Việt Nam cũng như tham gia nhiều hội nghị tham luận về cải cách giáo dục.

Như vậy, với thông tin, tiểu sử và sự nghiệp rõ ràng, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn và tự hào rất nhiều về các nhà toán học Việt Nam rồi đúng không? Chúng mình hãy cùng cố gắng học tập thật tốt và noi theo gương của các ngài nhé.

Xem thêm: Khẩu Độ Camera Là Gì ? Tại Sao Khẩu Độ Lại Quan Trọng Với Smartphone

? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư. ? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng. ? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *