Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

Đang xem: Hợp đồng gia công là gì

Quy định về hợp đồng gia công theo Bộ luật dân sự

Theo quy định tại Điều 542 – Bộ luật dân sự năm 2015 về Hợp đồng gia công như sau:

“Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.”

Tư vấn và bình luận về những quy định pháp lý về hợp đồng gia công theo Bộ luật dân sự

Thứ nhất: Khái niệm hợp đồng gia công là gì?

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc đê tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phâm và trả tiền công.

Thứ hai: Hình thức hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công có thể được xác lập bằng miệng hoặc bằng văn bản theo sự thỏa thuận của các bên.

Thứ ba: Đối tượng hợp đồng gia công

– Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo sự thoả thuận của các bên trong từng hợp đồng cụ thể mà đổi tượng của hợp đồng gia công sẽ là một sản phẩm theo tiêu chuẩn có tính chất chung hoặc một sản phẩm theo mẫu đã làm ra.

– Đối tượng của hợp đồng gia công bao giờ cũng ở dạng sản phẩm cụ thể và là kết quả của quá trình lao động sản xuất của bên nhận gia công nên bên này phải tự mình tổ chức quá trình lao động, định ra phương pháp tiến hành công việc và trong quá trình gia công sản phẩm, bên nhận gia công còn phải chịu những rủi ro ngẫu nhiên xảy ra.

– Nguyên vật liệu cần thiết cho việc gia công có thể do bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công bỏ ra theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

– Số tiền trong hợp đồng gia công mà bên đặt gia công phải trả cho bên nhận gia công là thù lao về kết quả lao động. Vì vậy, chỉ khi nào bên đặt gia công nhận được sản phẩm là kết quả lao động từ bên nhận gia công đúng như các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì hợp đồng gia công mới được coi là thực hiện xong.

Thứ tư: Trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công

– Trong trường hợp các bên không cỏ thỏa thuận khác và pháp luật không quy định khác mà rủi ro xảy ra đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó trước khi được giao cho bên đặt gia công thì bên nào là chủ sở hữu nguyên vật liệu sẽ phải chịu những rủi ro đối với nguyên liệu, bên gia công phải chịu rủi ro về các chi phí tạo ra sản phẩm.

– Ngoài ra, trách nhiệm đối với rủi ro được xác định cho các bên như sau (trong trường họp không có thỏa thuận khác):

+ Nếu bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên liệu của bên nhận gia công;

+ Nếu bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.

*

Thứ năm: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công.

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công:

– Có quyền nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

– Có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện họp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng họp đồng.

Xem thêm: Hoàn Ứng Tiếng Anh Là Gì ? Những Thông Tin Mà Bạn Cần Biết Về Tạm Ứng

– Trong trường hợp sản phẩm gia công không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm nhưng yêu cầu sửa chữa mà bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thoả thuận, thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

– Nếu bên nhận gia công chậm giao sản phẩm, thì bên đặt gia công có thể gia hạn. Nếu hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc, thì bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

– Bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, nếu các bên không có thỏa thuận khác trong hợp đồng. Trong trường họp không có thoả thuận về mức tiền công mà có tranh chấp, thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền. Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lv của mình. Bên đặt gia công phải cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm cho bên nhận gia công; cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công; chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng, trừ trường họp các bên có thỏa thuận khác.

– Nếu nguyên vật liệu của bên đặt gia công (là chủ sở hữu nguyên vật liệu), thì bên đặt gia công phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó; phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận sản phẩm gia công, kể cả trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công và phải chịu những chi phí phát sinh từ việc chậm nhận sản phẩm, trừ khi các bên có thoả thuận khác.

Quyền và nghĩa vụ của bển nhận gia công:

– Bên nhận gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và tại địa điểm đã thỏa thuận.

– Yêu cầu bên nhận gia công phải trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận; yêu cầu bên đặt gia công nhận sản phẩm theo đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận.

– Bên nhận gia công có quyền từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công biết về việc từ chối chỉ dẫn của mình.

– Bên nhận gia công cũng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu việc tiếp tục thực hiện không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, bên nhận gia công phải báo trước cho bên đặt gia công một thời gian hợp lý và không được đòi tiền công về công việc đã thực hiện, trừ khi các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng.

– Bên nhận gia công phải bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp; báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác nếu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; bên nhận gia công có quyền từ chối thực hiện gia công nếu việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội; nếu bên nhận gia công không báo hoặc không từ chối thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm đã tạo ra.

– Bên nhận gia công phải giao sản phẩm đúng chất lượng, số lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm mà các bên đã thỏa thuận, giữ bí mật các thông tin về quy trình gia công và sản phẩm đã tạo ra. Neu bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm, thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia công biết. Nghĩa vụ giao sản phẩm cũng được coi là hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thoả thuận và bên đặt gia công đã được thông báo.

Xem thêm:

– Bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ. Bên nhận gia công phải chịu rủi ro nếu nguyên vật liệu để gia công sản phẩm là của mình và phải chịu những chi phí phát sinh, phải bồi thường thiệt hại nếu chậm giao sản phẩm, đồng thời phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nếu thực hiện công việc bàng nguyên vật liệu của mình. Bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công (nếu có) sau khi hoàn thành hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *