It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.

Đang xem: Nghĩa Của Từ House Of Lords Trong Tiếng Việt

*

*

Giám sát của nghị viện đối với nhánh quyền lực tư pháp ở Vương quốc Anh: một số giá trị tham khảo cho Việt Nam

Tóm tắt: Điểm tương đồng khá thú vị giữa chính thể đại nghị ở Anh và chính thể xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là vai trò nổi bật của cơ quan dân cử cao nhất (nghị viện – quốc hội)<1>.Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và tư pháp nói chung cũng như hoạt động giám sát của nghị viện đối với nhánh quyền tư pháp nói riêng ở vương quốc Anh sẽ mang lại nhiều giá trị tham khảo cho Việt Nam.

Abstract: The interesting similarity between the Parliament of the United Kingdom and the National Assembly of Vietnam is the prominent role of the highest elected body (the Parliament – the National Assembly). The relationship between the legislative body and the judiciary one in general as well as the parliamentary supervision over the judicial body in particular in the United Kingdom would provide valuable references for Vietnam.
Keywords: Parliament of the United Kingdom; National Assembly; Parliament of the United Kingdom’s supervision over the judicial body.

*

Dẫn nhập: Nghị viện là một thiết chế lâu đời. Nếu không kể tới nền dân chủ cổ đại ở Athens, nơi tồn tại một Hội nghị công dân (Ecclesia) vừa có quyền tối cao trong việc quyết định các công việc trọng đại, vừa có quyền thành lập ra những cơ quan chức năng khác<2>, hay Hội nghị Đại diện đẳng cấp ở Pháp có quyền quyết sách về thuế khóa<3>; thì vương quốc Anh có thể coi là cái nôi của Nghị viện tư sản<4>. Để có được một mô hình đại nghị như ngày hôm nay, chính thể của vương quốc Anh đã trải qua một sự tiến triển được đánh giả là “tuy chậm-chạp nhưng vững-chắc và ôn-hòa”<5>, với những cột mốc quan trọng từ Đại Hiến chương (Magna Carta) 1215, Đạo luật về các quyền (Bill of rights) 1689, tới đạo luật về Nghị viện (Parliament Act) 1911. Có một sự tương đồng khá thú vị giữa chính thể đại nghị ở Anh và chính thể xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đó chính là ở vai trò nổi bật của cơ quan dân cử cao nhất (nghị viện – quốc hội)<6>. Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ quan lập pháp và tư pháp nói chung cũng như hoạt động giám sát của nghị viện đối với nhánh quyền tư pháp nói riêng ở vương quốc Anh chắc chắn sẽ có nhiều giá trị tham khảo cho Việt Nam.
1. Đạo luật Cải cách Hiến pháp<7> và sự thay đổi trong quan niệm về giám sát tư pháp của Nghị viện ở vương quốc Anh
Sự ra đời của Đạo luật Cải cách Hiến pháp (Constitutional Reform Act) 2005 đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong hệ thống tư pháp vương quốc Anh. Về mặt bối cảnh xoay quanh mối quan hệ giữa Nghị viện và nhánh quyền tư pháp, phải thấy rằng ngay từ xa xưa, ưu thế rõ ràng của nhánh quyền lập pháp so với tư pháp ở Anh đã là một đặc điểm của chính thể đại nghị này. Montesquieu tuy đề cao việc phân định rõ các nhánh quyền lực nhưng lại ca ngợi việc ở Anh có những cơ chế để cơ quan lập pháp (mà ông nhấn mạnh chủ yếu vào Quý tộc viện) can thiệp nhằm ngăn ngừa sự sai trái và thiếu sót của tư pháp<8>. Điều này có thể giải thích trên hai khía cạnh: (1) Bản thân nhánh quyền lập pháp ở Anh được coi là có rất nhiều quyền hạn. Hình thức nghị viện manh nha ra đời từ thế kỷ XI, khi người Normand cai trị nước Anh nhưng không hiểu rõ luật lệ của địa phương nên phải triệu tập các lãnh chúa để hỏi ý kiến. Đến sau các cuộc cách mạng tư sản, quyền lực của nhà vua suy yếu và nghị viện nắm rất nhiều quyền<9>. (2) Bản thân nhánh quyền tư pháp với đại diện là các vị quan tòa cũng biểu lộ những bất cập, đặc biệt là trong hệ thống Thông luật, nơi luật bất thành văn ngự trị. Từ thế kỷ XVIII, Bentham đã đánh giá các quan tòa Anh là “thiên vị, đồi bại và có tính khí thất thường”. Ông đề xướng việc đặt ra luật thành văn rõ ràng để các quan tòa ít phải giải thích luật<10>. Như vậy, có thể thấy rằng sự chi phối của Nghị viện lên hệ thống cơ quan xét xử là có nguyên nhân sâu xa từ trong lịch sử cũng như chính trị của Anh và đặc biệt là trong bối cảnh đất nước này nổi tiếng với một chế độ đại nghị điển hình. Điều đó vẫn còn được biểu hiện một cách khá rõ nét trong pháp luật Anh đương đại, nhất là trước khi có Đạo luật Cải cách Hiến pháp. Trong đó có một số biểu hiện quan trọng như:
– Trước Đạo luật Cải cách Hiến pháp 2005 và trên thực tế là vào năm 2009, Tòa án tối cao được tích hợp trong Thượng viện (hay Quý tộc viện – House of Lords) với người đứng đầu là Lord Chancellor (Đại chưởng Ấn) và các thành viên được gọi là Law Lords (các Nghị sĩ Pháp luật). Khi đó vương quốc Anh không có Tòa án tối cao mà chỉ có Ủy ban phúc thẩm (Appellate committee) thuộc Thượng viện nắm quyền xét xử.

Xem thêm: Cổng Aux Trên Loa Là Gì – Hướng Dẫn Sử Dụng Cổng Kết Nối Aux

– Về mặt tổ chức, Đại chưởng ấn vừa là một Thượng nghị sĩ, vừa là một bộ trưởng trong nội các, lại vừa là một thẩm phán đứng đầu các thẩm phán trong Ủy ban Phúc thẩm<11>. Ngoài ra, Đại chưởng ấn còn nắm các vị trí trong giáo hội Anh giáo và văn phòng hoàng gia<12>.
– Việc bổ nhiệm thẩm phán trên nguyên tắc là thuộc thẩm quyền của Hoàng đế theo đề xuất của Thủ tướng (đối với thẩm phán tòa tối cao) và Đại chưởng ấn (đối với thẩm phán tòa cao cấp) nhưng trong quy trình này Ủy ban Nội vụ (và sau này là Ủy ban các vấn đề hiến định) của Hạ viện có quyền thẩm tra việc này thông qua điều trần hoặc các cơ chế báo cáo<13>.
– Cả hai viện đều có quyền yêu cầu Hoàng đế loại bỏ một thẩm phán của Tòa cấp cao hoặc Tòa phúc thẩm theo Khoản 3, Điều 11 Đạo luật về Tòa án tối cao 1981 với nền tảng có từ Đạo luật về sự chuyển giao 1701. Quyền nay cho đến ngày nay vẫn còn được duy trì nhưng thực tế rất ít khi được sử dụng. Riêng ở nước Anh và xứ Wales, chưa bao giờ có thẩm phán nào bị bãi nhiệm (trường hợp duy nhất xảy ra vào năm 1830 ở Bắc Ireland)<14>.
– Ngân sách của cơ quan xét xử tối cao phải xin trực tiếp từ Thượng viện bởi nó là một bộ phận của Thượng viện. Theo Chris Ballinger, ngân sách dành cho Ủy ban Phúc thẩm khi nó còn thuộc Thượng viện là rất nhỏ và người đứng đầu cơ quan này dường như khó có thể thương lượng một cách rõ ràng về các khoản chi hàng năm<15>.
Tuy nhiên, kể từ sau Đạo luật Cải cách Hiến pháp 2005, tính độc lập của tòa án được nhấn mạnh hơn và sự ảnh hưởng của Nghị viện lên nhánh quyền tư pháp có xu hướng giảm bớt. Theo một tài liệu nghiên cứu của Hạ viện Anh thì nguyên nhân ra đời Đạo luật trên một phần là do yêu cầu phân chia quyền lực được đặt ra tại Đoạn 1, Điều 6, Công ước Châu Âu về Nhân quyền trong khi đó luật hiến pháp ở Anh vẫn còn bị đánh giá là “hỗn hợp quyền” chứ không phải phân quyền<16>.

Xem thêm: Bí Ẩn Về Khu Vực 51 Là Gì Mà Nhiều Ông Lại Muốn Đột Nhập Vào Nó Thế?

Có thể nói, tính độc lập tư pháp được nhắc đi nhắc lại trong Đạo luật này như là một yêu cầu và nhiệm vụ gắn với pháp quyền. Hầu hết các cải cách từ Đạo luật này đều hướng tới việc bảo vệ tính độc lập tư pháp. Điều này khẳng định sự chuyển đổi rõ rệt về mặt quan niệm của nhà nước Anh về việc Nghị viện không nên can thiệp quá sâu vào tư pháp. Bản thân nhánh quyền tư pháp có thể tự tồn tại một cách độc lập dựa trên hai nền tảng lớn là tính minh bạch và nguyên tắc hai cấp xét xử. Điều này là đủ để đảm bảo tính đúng đắn của việc vận dụng quyền tư pháp. Ở đây, cần thấy rằng, nguyên tắc hai cấp xét xử là cách thức tự kiểm soát của nhánh quyền tư pháp để đảm bảo tính đúng đắn của hoạt động xét xử. Trong khi đó, tính minh bạch mà tòa án phải đảm bảo lại phản ánh sự kiểm soát từ bên ngoài, trong đó có cơ chế nghị viện. Vì thế, trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ làm rõ một số khía cạnh của việc Nghị viện giám sát tư pháp dựa trên những trụ cột lớn đã trình bày, trong đó tập trung vào sự cân bằng giữa tính độc lập của tòa án với nhu cầu bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan này thông qua hoạt động của nghị viện.
2. Một số biện pháp giám sát của Nghị viện đối với nhánh quyền lực tư pháp trong pháp luật Vương quốc Anh
Điều 54 Đạo luật Cải cách Hiến pháp quy định một cách ngắn gọn về chế độ báo cáo định kỳ hàng năm của tòa án tối cao. Cụ thể, sớm nhất sau mỗi năm tài chính, Tòa án tối cao phải chuẩn bị một bản báo cáo về các vấn đề của mình trong năm đó và chuyển tới các địa chỉ sau:
Đại chưởng ấn sau đó phải chuyển báo cáo này tới cả Thượng viện và Hạ viện. Khi Đạo luật Cải cách Hiến pháp mới ra đời, vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể về nội dung báo cáo này. Người phụ trách về tư pháp trong Thượng viện Anh khi đó chỉ trả lời chung chung rằng: “báo cáo này sẽ gồm những thứ mà chúng ta đang quan tâm”<17>. Cho đến hiện nay, báo cáo thường niên của Tòa án tối cao thường có những nội dung như sau:
– Báo cáo về công tác xét xử, bao gồm các số liệu và thông tin về một số vụ việc quan trọng được đưa ra xét xử trong năm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *