253 tay đua đã bỏ mạng trên đường đua kể từ khi Isle of Man TT khởi tranh năm 1907. Nhà hoả táng chỉ cách vạch đích vài trăm mét như một điềm gở ám ảnh các tay đua.

Đang xem: Cuộc Đua Isle Of Man Là Gì Chú Thích Isle Of Man Tt Là Gì

*

*

253 tay đua đã bỏ mạng trên đường đua kể từ khi Isle of Man TT khởi tranh năm 1907. Nhà hoả táng chỉ cách vạch đích vài trăm mét như một điềm gở ám ảnh các tay đua.

Năm 2011, thế giới bàng hoàng đau xót trước tai nạn thảm khốc cướp đi sinh mạng của tay đua MotoGP Marco Simoncelli. Mọi người đều cảm thấy MotoGP quá nguy hiểm, chỉ một sai lầm nhỏ cũng khiến tay đua phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Nhưng, đâu đó trên một hòn đảo, có một giải đua còn nguy hiểm hơn MotoGP gấp vạn lần. Đó chính là giải đua Isle of Man Tourist Trophy.

Isle of Man là một hòn đảo thuộc Ireland, nằm giữa Anh và Ireland. Trên đảo có nhiều đường nhỏ hẹp và nhiều khúc cua nên thu hút những tín đồ môn đua xe tìm đến thử sức. Giải đua đầu tiên Tourist Trophy được tổ chức vào năm 1907, với chiều dài chặng đua 24 km.

Năm 1911, đường đua được kéo dài lên tới gần 61 km quanh khu vực núi Snaefell và đây cũng là đường đua được sử dụng đến tận ngày nay. Hàng năm, những con đường công cộng trên hòn đảo này sẽ được chặn trong 2 tuần để làm đường đua Isle of Man TT.

*

Ngày 6/6 năm nay, tay đua người Anh Davey Lambert (48 tuổi) qua đời sau khi gặp tai nạn tại Isle of Man TT. Giải đua này tiếp tụclấy đi 2 mạng người nữa vào ngày thứ 4 của tuần sau đó. Năm 2016, 4 tay đua đã thiệt mạng.

Tính đến năm 2017, tổng số tay đua mất mạng tại Isle of Man đã lên đến 149 từ khi giải mới bắt đầu. Nếu tính cả các tay đua không chuyên thì tổng số thiệt mạng lên tới hơn 253 người.

Mặc dù có rất nhiều cải tiến để nâng cao độ an toàn, nhưng kể từ năm 2000 đến nay, đã có 26 tay đua thiệt mạng. Với mức độ nguy hiểm của giải đua, người ta đã đặt cho Isle of Man TT cái tên “giải đua tử thần”.

*

*

Isle of Man TT là giải đua có một không hai trên thế giới. Đây là giải đua danh giá nhất, bị chỉ trích nhiều nhất, và cũng hấp dẫn nhất, bởi nó thực sự đáng sợ. Cũng nhờ giải đua nguy hiểm này mà cả thể giới biết đến sự hiện diện của hòn đảo nhỏ bé – nơi con người dám đứng lên thách thức tử thần.

Mỗi năm có hai tuần, hòn đảo nhỏ giữa biển Irish với dân số chỉ 88.000 người trở thành lễ hội đua xe hấp dẫn nhất hành tinh. Ban tổ chức biến 37,73 dặm (khoảng 61 km) đường phố thành một đường đua hoành tráng với hơn 40.000 khán giả đến từ khắp nơi trên thế giới. Khán giả còn có thể mang theo môtô riêng để tham gia những sự kiện dành riêng cho họ.

Trong 4 ngày đua chính, tốc độ của các tay đua thường xuyên vượt mức 320 km/h. Mỗi năm đều có tai nạn và gần như không năm nào không có người chết.

Trong cuộc đua nguy hiểm nhất thế giới này, các tay đua phải đối mặt với những thử thách khủng khiếp nhất: tốc độ cực cao và đường đua hẹp với 264 khúc cua gắt. Hai bên đường đua được rào bởi tường đá và cột điện.

Những tay đua tại các giải chuyên nghiệp trên thế giới như MotoGP hay WSBK chưa bao giờ thử thách bản thân tại Isle of Man vì chỉ một sai lầm nhỏ cũng tự đánh mất sinh mạng hoặc sự nghiệp.

Richard Quayle, một trong những tay đua từng chiến thắng tại Isle of Man TT, chia sẻ: “Nếu Roger Federer phạm một lỗi, Roger thua một điểm, nhưng nếu tôi phạm một lỗi, tôi mất mạng sống của chính mình”.

Ở Isle of Man TT, mỗi nơi đều là những trải nghiệm, từ khán đài chính cho đến vạch kết thúc.

Suốt hơn 100 năm lịch sử, không phải lúc nào Isle of Man TT cũng được ủng hộ. Năm 1976, sau một chuỗi tai nạn chết người, giải đua này bị chỉ trích dữ dội nên giảm sức hút. Gần 30 năm sau, Isle of Man TT trở thành cuộc đua định mệnh và hồi sinh cho đến tận bây giờ.

Người có công hồi sinh Isle of Man TT chính là Paul Phillips – thường được gọi thân mật là “Sếp của TT”. Paul đã từ chức ở ngành tài chính vào năm 2006, chấp nhận giảm thu nhập để đảm đương vị trí giám đốc phát triển của Isle of Man TT. Mục tiêu của ông là khôi phục lại ánh hào quang cho giải đua này – một công việc khá khó khăn thời điểm đó.

Paul và nhóm của ông chiêu mộ những tay đua tài năng mới, thương lượng lại hợp đồng với các đối tác truyền thông và đưa ra những tiêu chuẩn mới về an toàn trên đường đua.

Ông đưa ra một chiến lược quảng bá rất thành công: thay vì bán những hình ảnh của một cuộc đua đơn thuần, ông mang đến cho người xem những hình ảnh về kỹ thuật chạy xe đẳng cấp cao, song song với hình ảnh về những rủi ro và sự khốc liệt của đường đua Isle of Man TT.

Paul cho biết: “Trước đây, mọi người cho rằng chẳng có gì để xem về Isle of Man TT, các tay đua chỉ là một nhóm người đua xe khát máu và ngu xuẩn. Bây giờ, Isle of Man TT trở thành cuộc đua nguy hiểm nhất thế giới và những chàng trai này là những chiến binh”.

Milky Quayle, tay đua kỳ cựu ở Isle of Man TT từng nói: “Khu vực Mountain Course đầy rẫy những khúc cua nguy hiểm nhưng Ballagarey là khúc cua đáng sợ nhất và cũng quan trọng nhất”.

Khúc cua Ballagarey xuất hiện khá sớm, ngay sau khi các tay đua xuất phát nên họ chưa có được trạng thái tập trung tốt nhất. Các tay đua thường lao tới khúc cua này với tốc độ rất cao và ra khỏi cua là một đoạn đường thẳng dài đến 3,4 km. Tiết kiệm từng giây ở Ballagarey sẽ là lợi thế cho tay đua ở đoạn đường thẳng sau đó.

Ở khúc cua này, xe có thể đạt vận tốc khoảng 290 km/h và mọi chuyện trở nên xấu đi. Vào năm 2010, Guy Martin mất kiểm soát chiếc CBR1000RR ở khúc cua này rồi đâm vào tường đá ven đường, khiến chiếc xe nổ tung.

Thử thách nằm ở chỗ Ballagarey là một góc cua khuất, tay đua không thể thấy những gì phía bên kia. Nếu tay đua nào lao vào cua với tốc độ chậm hoặc sử dụng phanh, người đó đã đánh mất đi những giây quý giá.

Milky Quayle, người thuộc lòng từng vết lồi, lõm của đường đua này, đã trở thành người thứ ba của hòn đảo chiến thắng tại Isle of Man TT vào năm 2002. Ông về hưu một năm sau đó bởi dính một tai nạn thảm khốc.

Mặc dù nội dung đua xe ngày càng đa dạng, side-car vẫn là một nội dung thi đấu rất đặc biệt. Nội dung đua side-car được xếp vào loại điên khùng nhất bởi tay đua phụ trao hoàn toàn mạng sống của mình cho tay đua chính.

Lớn lên ở Anh, Ben Birchall mơ ước trở thành một tay đua môtô từ bé. Nhưng Ben không có tiền và cũng chẳng có quan hệ nào để giúp ông trở thành một tay đua thực thụ. Cách duy nhất là ông trở thành tay đua phụ side-car.

Tay đua chính luôn cần một tay đua phụ. Tay đua phụ chỉ cần bộ đồ bảo hộ, sự liều lĩnh và một cái đầu điên rồ. Tay đua phụ ngồi trong thùng xe và chỉ có một tay nắm để bám vào. Nhiệm vụ của họ là làm đối trọng cho xe khi vào cua, đẩy thân mình qua chiều ngược lại để giúp chiếc xe bám đường.

Điều quan trọng là những người này phải có cảm giác thật tốt để phối hợp với tay đua chính. Ben Birchall mất 10 năm làm tay đua phụ để dành dụm đủ tiền trở thành tay đua chính. Sau đó, ông thuê em ruột của mình làm tay đua phụ.

Xem thêm: Sự Khác Nhau Giữa Tên Miền Và Hosting Là Gì ? Hosting Là Gì

Họ đã trở thành đôi mạnh nhất sau đó, vô địch side-car thế giới năm 2009 và thắng thêm 5 giải nữa sau đó. Mới đây, hai người đã lập kỷ lục tại Isle of Man TT khi hoàn tất một vòng đường đua với vận tốc trung bình 188 km/h.

Năm 1986, tay đua Gene Mcdonnel đã thiệt mạng tại cầu Ballaugh và đây cũng là “tai nạn khủng khiếp nhất lịch sử Isle of Man TT”.

Sự cố xảy ra khi trực thăng cứu hộ cất cánh đi cứu một tay đua vừa gặp nạn, tiếng động cơ của trực thăng khiến một con ngựa hoảng sợ. Chú ngựa nhảy qua hàng rào bảo vệ và chạy ra giữa đường đua, đúng lúc Gene lao tới. Gene đâm thẳng vào chú ngựa ở tốc độ tối đa và cả hai chết ngay tại chỗ. Xe của Gene bay vào hàng ôtô gần đó và nổ tung.

Năm 2014, tay đua Bob Price chết sau khi xe của ông tiếp đất và mất kiểm soát. Xe của Bob bay rất cao và xa, lao thẳng vào hộp đêm Raven bên đường. Hiện nay, một bảng gỗ tưởng nhớ ông đã được gắn trên tường đá của hộp đêm này với dòng chữ “Yên nghỉ! Bob!”.

Với vận tốc chóng mặt, gần như tất cả xe qua cầu Ballaugh đều phi lên không trung. Nhưng nếu bay quá cao và quá xa thì cú tiếp đất sau đó sẽ cực kỳ nguy hiểm.

Hilary Musson vẫn còn nhớ cảm giác mặc bộ đồ bảo hộ rồi chạy xe của mình lên núi ở cột dặm thứ 26, nơi bà từng là kiểm soát viên hơn một thập kỷ trước. Bà vẫn còn nhớ cảm giác được đưa vào bệnh viện và cảm giác khi chồng bà bảo rằng bà vừa tỉnh dậy sau 6 tuần hôn mê. Và bà vẫn nhớ cảm giác lúc nhìn xuống chân và thấy nó không còn ở đó nữa.

Hilary, bây giờ đã 70 tuổi, thở dài và nói: “Có rất nhiều tai nạn ở đường đua này, nhưng ít khi vạ lây đến khán giả và kiểm soát viên. Vậy mà nó đã xảy ra với tôi”.

Bà Musson, hơn ai hết là người hiểu rõ những rủi ro ở Isle of Man TT. Sau nhiều năm tham gia các giải đua nhỏ ở địa phương, bà đã là trở thành tay đua nữ thứ hai tham gia Isle of Man TT vào năm 1978.

Đó cũng là thời điểm kết thúc khoảng thời gian 16 năm cấm nữ thi đấu tại giải đua nguy hiểm này. Năm đó, Musson về đích ở vị trí thứ 15, chỉ xếp sau chồng một bậc.

Trong suốt 10 năm thi đấu, Hilary Musson chỉ bị tai nạn 2 lần và chấn thương cổ tay. Năm 2006, bà và chồng dọn đến ở tại Isle of Man. Một năm sau đó, tai nạn khủng khiếp đã cướp đi chân trái của bà. Điều cay đắng là khi đó bà đã giải nghệ Isle of Man TT.

Đến giờ, bà vẫn còn giữ chiếc áo kiểm soát viên mặc hôm đó vì nó còn in dấu bánh xe. Bà chia sẻ: “Đôi khi, tôi vẫn không chấp nhận được sự thật này vì đó không phải lỗi của tôi, tôi cảm thấy quá bất công”.

Ngồi trong phòng mình, bà Musson vẫn còn nghe thấy tiếng gầm rú của những chiếc môtô đang phóng đi trên đoạn đường thẳng Sulby – đoạn thẳng dài nhất của vòng đua. Trong phòng mình, bà vẫn còn giữ chiếc Aprilia RS250 của 20 năm trước.

“Ông vua” đường đua Isle of Man TT là biệt danh của Joey Dunlop, người giữ kỷ lục 26 chiến thắng. Những kỹ năng siêu đẳng của ông vẫn được nhắc mãi dù Joey Dunlop đã tử nạn cách đây 2 thập kỷ.

Roy Moore, bình luận viên của giải đua nhận xét : “Ở những góc của Isle of Man TT, bạn chỉ cần lệch 30 cm khỏi vị trí thì chiếc xe sẽ bị mất kiểm soát. Đối với Joey Dunlop, nếu bạn đặt một đồng xu ở điểm vào cua thì ông sẽ cán qua qua đồng xu đều đặn những lần sau đó bởi trí nhớ của Joey rất siêu việt. Ông có khả năng chạy qua đúng một chỗ, đúng số, đúng vòng tua máy và đúng tư thế trăm lần như một”.


Mất vài tháng, Conor Cummins mới dám xem lại video tai nạn của mình và không bao giờ muốn xem lại lần nữa.

Hôm đó, Conor đang lao đến đoạn Verandah nổi tiếng với 4 khúc cua dọc theo triền núi ở tốc độ 240 km/h. Khi đang vào cua phải, anh bắt đầu mất kiểm soát. Conor cùng chiếc xe trượt tự do trên đường khiến cả người và xe đều bay xuống vực. Conor bị văng lên, lộn nhiều vòng rồi đập xuống. Mảnh vỡ của chiếc xe văng xa hằng trăm mét từ chỗ tai nạn.

Đoạn video tai nạn của Conor Cummins thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng từ năm 2010. Vô tình, tai nạn khủng khiếp của Conor lại cho ra đời một video nổi tiếng. Conor chia sẻ: “Nếu tôi được 1 đồng cho mỗi lượt xem thì chắc chắn tôi đã rất giàu. Từ tàn ác có đúng với trường hợp này không? Vì tai nạn khủng khiếp của tôi nhưng lại rất thú vị với những người khác. Và tất nhiên, tôi cũng phải nhìn nhận rằng đây là một tai nạn vô cùng ngoạn mục!”

Conor nằm viện hai tháng sau đó, trong người lắp đầy ốc vít và mảnh kim loại vì xương gãy rất nhiều. Vụ tai nạn đã để lại những vết sẹo khủng khiếp trên cơ thể cũng như trong tâm trí anh.

Tuy nhiên, một năm sau đó, người ta lại thấy Conor Cummins cưỡi trên chiếc xe mới phóng như bay qua đoạn Verandah đầy kỷ niệm.

Steve Christie, quản lý của quán bar Bar Creg-Ny-Baa chia sẻ: “Những doanh nghiệp nhỏ trên đảo này phải dựa vào Isle of Man TT mà sống. Giải đua đã đem đến kinh tế cho họ”.

Vào những năm 1960-1970, khách du lịch tràn ngập tại các khách sạn, nhà hàng và cửa hàng trên đảo. Mùa thu năm 2016, 42.000 người từ hơn 40 nước đến xem Isle of Man TT. Họ đem lại hơn 40 triệu USD cho hòn đảo này.

Christie tính rằng trên 30% thu nhập của quán Creg-Ny-Baa đến từ những tuần đua. Tại Creg-Ny-Baa, khách hàng có những tầm nhìn đẹp nhất để xem các tay đua tranh tài. Ở đây, khách sẽ quan sát được các tay đua lao xe xuống núi từ Kate’s Cottage với vận tốc hơn 240 km/h, ôm cua phải ở tốc độ khoảng 130 km/h rồi siết ga ở đoạn đường thẳng sau đó.

Khi Christine Cowley nhận tro cốt của anh mình – tay đua Paul Cowley, cô cảm thấy nặng nề hơn bao giờ hết. Paul đã dặn dò gia đình nơi anh muốn được rải tro cốt nếu chết trên đường đua, họ không ngờ sẽ có ngày họ phải làm điều đó.

Như một điềm gở, nhà hoả táng Douglas Borough của đảo nằm cách vạch đích chỉ vài trăm mét. Sau đám tang của Paul, Christine đi đến đường Quaterbridge, nơi cô và Paul thường đứng xem đua xe với bố. Christine và mẹ khó nhọc rải từng nắm tro ra mặt đất. Họ mỉm cười vì đã làm đúng những gì Paul mong muốn.

Paul, giống cha của mình, là một tay đua phụ của phân khúc đua side-car. Paul qua đời năm 2004 sau khi tuột tay khỏi xe. Khi đó, anh vừa tròn 22 tuổi và chuẩn bị lấy vợ. Con gái anh – Shauna, ra đời 4 tháng sau lễ tang của Paul.

Xem thêm: Cơ Chế Quản Lý Là Gì ? Bàn Về Một Số Khái Niệm Các Loại Cơ Chế?

Hai năm liên tiếp sau khi Paul mất, Christine luôn rời khỏi hòn đảo khi giải đua bắt đầu vì cô không chịu nổi sự ám ảnh về cái chết của Paul. Nhưng đến năm thứ ba, cô không muốn rời khỏi đảo nữa vì cô nhận ra Isle of Man TT đã chảy trong máu của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *