Hàm isset() trong PHP mình cũng đã sử dụng khá nhiều lần trong series nàyrồi nhưng vẫn có một số bạn mail hỏi sự khác nhau giữa hàm isset() và hàmempty() trong PHP như thế nào?, khi nào thì sử dụng hàmisset() và khi nào thì sử dụng hàmempty()? Nên trong bài này mình sẽ giới thiệu hai hàm này và hướng dẫn cách sử dụng nó, cũng như là sự khác nhau của nó.Bạn đang xem: Isset trong php là gì

1. Hàm isset trong PHP

Hàm isset() được dùng để kiểm tra một biến nào đó đã được khởi tạo trong bộ nhớ của máy tính hay chưa, nếu nó đã khởi tạo (tồn tại) thì sẽ trả về TRUE và ngược lại sẽ trả về FALSE.

Đang xem: Bài 26: Hàm Isset Trong Php Là Gì

Ví dụ: Kiểm tra biến $domain có tồn tại hay không

if (isset($domain)){ echo “Biến domain đã tồn tại”;}else{ echo “Biến domain chưa tồn tại”;}

Bài viết được đăng tại honamphoto.com

Vậy khi nào thì sử dụng hàm isset()?

Như bạn biết nếu trong quá trình biên dịch nếu trong code có sử dụng một biến không tồn tại thì trình biên dịch sẽ ngưng xử lý và thông báo lỗi ngay, chính vì vậy thông thường những trường hợp mà ta không chắc chắn là biến đó luôn tồn tại thì trước khi sử dụng hãy kiểm tra nó.

Ví dụ: Lấy thông tin đăng ký từ form

Đây là ví dụ thông dụng nhất mà có lẽ nhiều ban newbie vẫn mắc phải. Thông thường khi lấy thông tin từ FORM (xem bài post và get trong php) thì bạn nên kiểm tra nó có tồn tại không rồi hãy lấy, nếu không người dùng sẽ sử dụng firebug đổi một số name của các thẻ input thì chương trình sẽ lỗi ngay.

if (isset($_POST)){ $fullname = isset($_POST) ? $_POST : “”; $address = isset($_POST) ? $_POST : “”; $email = isset($_POST) ? $_POST : “”; $phone = isset($_POST) ? $_POST : “”;}Ví dụ: Lấy trang hiện tại trên URL dùng để phân trangTrong thuật toán phân trangchúng ta lấy page trên URL để xác định record hiển thị cho trang đó. Chính vì page nằm trên URL nên rất nguy hiểm nếu như chúng ta lấy mà không kiểm tra nó tồn tại hay không vì nếu người dùng chỉ cần bỏ cái page=x đó đi thì chương trình sẽ bị lỗi ngay.

$current_page = isset($_GET) ? $_GET : “1”;Ví dụ: Thực hiện nối chuỗi trong khi biến $domain chưa chắc chắn là tồn tại// Mệnh đề if này không được thực hiện// => biến $sologan ko tồn tại$website = “honamphoto.com”;if ($website != “honamphoto.com”){ $sologan = “Đây không phải là website honamphoto.com”;} // Nên đoạn code này sai$sologan .= ” vui lòng ghi rõ nguồn khi public nội dung này ở website khác”;

Rõ ràng đoạn code này chạy sẽ bị lỗi ngay bởi vì biến $sologan sẽ không tồn tại vì câu lệnh bên trong mệnh đềif không được chạy.

Trên là những ví dụ thông thường hay xảy ra trong thực tế nên vẫn còn khá nhiều trường hợp bạn nên sử dụng hàm isset() trong php.

2. Hàm empty() trong PHP

Giả sử ta có biến $var và giá trị của nó sẽ là rỗngnếu nó nằm mộttrong các trường hợp sau:

$var = 0 hoặc$var = “0”$var = NULL$var = “”;$var = FALSE$var không tồn tại

Như vậy có 6 trường hợp hàm empty() sẽ đúng. Tuy nhiên trường hợp cuối cùng là $var không tồn tại là hơi đặc biệt một chút, vấn đề này rất giống với hàm isset() đúng không nào.

Xem thêm:

Ví dụ: Ví dụ các trường hợp trên

$var = “0”;var_dump(empty($var));$var = 0;var_dump(empty($var));$var = “”;var_dump(empty($var));$var = FALSE;var_dump(empty($var));$var = NULL;var_dump(empty($var));var_dump(empty($bien_khong_ton_tai));

Trong đó ở ví dụ thứ 6 biến $bien_khong_ton_tai chưa được khởi tạo nhưng vẫn không bị lỗi và khi sử dụng nó trong hàm empty() thì sẽ trả về TRUE.

Vậy khi nào nên sử dụng hàm empty()?

Thông thường chúng ta sử dụng hàm empty() để validate dữ liệu bởi vì nó có thêmchức năng của hàm isset() nên sẽ không bao giờ xuất hiện lỗi.

Vi dụ: kiểm tra dữ liệu khi người dùng đăng nhập

if (empty($_POST)){ echo “Bạn chưa nhập tên đăng nhập”;}

Nếu sử dụng hàm isset() thì ta sẽ làm nhưsau:

$web11_username = isset($_POST) ? $_POST : “”;$password = isset($_POST) ? $_POST : “”;if ($web11_username == “”) { echo “Bạn chưa nhập tên đăng nhập”;}if ($password == “”) { echo “Bạn chưa nhập mật khẩu”;}

Rõ ràng nếu ta dùng hàm empty() thì nhìn code gọn hơn phải không nào.

3. Lời kết

Trong bài này mình đã giới thiệu hai hàm thường dùng để validate dữ liệu đó là hàm isset() hàm empty() trong php, mỗi hàm mình có liệt kê cách sử dụng nên từ đó bạn có thể suy ra khi nào nên sử dụng isset() và khi nào nên sử dụng empty().

Và có một điểm mình muốn nhấn mạnh khi sử dụng hàm empty() đó là hàm này sẽ trả về TRUE nếu biến kiểm tra không tồn tại, điều này rất giống với hàm isset() nên ta có thể nói hàm empty() có luôn chức năng của hàm isset().

Bình luận đã đóng, nếu có thắc mắc hãy đặt câu hỏi tại hoicode.com để admin trả lời.

Xem thêm:

Bài sau Bài tiếp

DANH SÁCH BÀI HỌC

Lý thuyết Xử lý Form Bài tập Danh sách chủ đề

MÃ GIẢM GIÁ
Unica 50% Lấy Mã
TinoHost 30% Lấy Mã
INET 30% Lấy Mã

Liên hệ

Mã giảm giá

Khóa học

Giới thiệu

Admin Cường, quản lý chính của website.

2020 – honamphoto.com. All Right Reserved Theme GoodNews, nền tảng Codeigniter, VPS mua tại Tinohost

*

BÀI VIẾT

Nếu bạn phát hiện lỗi sai link, nội dung sai, hay một lỗi bất kì nào đó trên trang này thì hãy cho mình biết nhé. Cám ơn bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *