Thanh khoản là gì? Đây là một khái niệm rất phổ biến trong tài chính, có tên tiếng anh là Liquidity. Khái niệm này hiểu đơn giản là khả năng mua đi bán lại của một sản phẩm hoặc tài sản nào đó. Vậy cách hiểu đó đã chính xác chưa? Thanh khoản thực chất là gì? honamphoto.com mời các bạn đọc thêm bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tính thanh khoản.

Đang xem: Khả năng thanh khoản là gì

Tính thanh khoản là gì?

Thanh khoản là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong các ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực tài chính. Tính thanh khoản có tên tiếng Anh là Liquidity, có nghĩa là tính lỏng, hoặc mức độ lưu động của một sản phẩm/ tài sản bất kỳ có thể mua vào/ bán ra mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị thị trường của nó. Hiểu đơn giản hơn, tính thanh khoản dùng để chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một sản phẩm hoặc tài sản bất kỳ.

Với cách định nghĩa như trên, tiền mặt được xem là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, bởi nó có thể dùng để mua bán, trao đổi hàng hóa/ dịch vụ mà giá trị của nó hầu như không thay đổi. Ngoài ra, có một số loại tài sản như bất động sản, cổ phiếu, máy móc… mang tính thanh khoản thấp hơn vì để cần có thời gian (đôi khi là rất dài) để chuyển đổi các loại tài sản này thành tiền mặt.

*

Thanh khoản là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong các ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực tài chính.

Ý nghĩa của tính thanh khoản

Tính thanh khoản thể hiện sự linh hoạt (tính lưu động) và độ an toàn của một tài sản, thị trường nào đó:

Tài sản ngắn hạn/ lưu động được xem là có tính thanh khoản cao khi giá của nó ít bị biến động bởi thị trường.Thị trường càng năng động và hiệu quả thì tính thanh khoản càng dễ dàng.

Xếp loại tài sản có tính thanh khoản

Trong lĩnh vực kế toán, các tài sản được sắp xếp từ cao đến thấp theo tính thanh khoản như sau:

Tiền mặtĐầu tư ngắn hạnKhoản phải thuỨng trước ngắn hạnHàng tồn kho

Trong đó, tiền mặt được xem là có tính thanh khoản cao nhất vì nó là công cụ dùng trực tiếp để thanh toán, trao đổi, lưu thông, tích trữ hàng hóa, tài sản.

Hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất do phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ, rồi mới chuyển thành khoản phải thu, rồi sau một thời gian nữa mới trở thành tiền mặt.

Ngoài những loại trên, chứng khoán cũng là một loại tài sản có khả năng thanh khoản cao.

Tìm hiểu một số loại thanh khoản

Thanh khoản chứng khoán

Tính thanh khoản chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt sang chứng khoán và ngược lại.

Chứng khoán có tính thanh khoản cao là những cổ phiếu có sẵn trên thị trường, có thể dễ dàng mua đi bán lại, giá cả tương đối và ít biến động, có khả năng tốt để phục hồi nguồn vốn ban đầu.

Chứng khoán có tính thanh khoản cao giúp nhà đầu tư, người mua chứng khoán dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thiết. Điều này khiến thị trường chứng khoán luôn hấp dẫn giới đầu tư. Bên cạnh đó, tính thanh khoản của chứng khoán càng cao cho thấy thị trường càng năng động.

*

Chứng khoán là loại tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh khoản.

Thanh khoản chứng khoán có rủi ro gì?

Thông thường, các nhà đầu tư và giới ngân hàng rất quan tâm đến tính thanh khoản của chứng khoán, vì điều này ảnh hưởng đến khả năng bán lại để thu hồi vốn. Nếu không thể bán được hoặc bán với giá thấp hơn, tức là chứng khoán có khả năng phục hồi kém, đồng nghĩa với việc ngân hàng phải chịu tổn thất về tài chính.

Trên thực tế, nếu một nhà đầu tư nắm trong tay một lượng lớn cổ phiếu mà không thể bán ra được, chỉ có thể chịu thua lỗ từng ngày thì đây chính là rủi ro lớn nhất trong thanh khoản chứng khoán.

Xem thêm: Hạnh Kiểm Tốt Tiếng Anh Là Gì ? Xếp Loại Tốt Nghiệp Trong Tiếng Anh?

Những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán

– Yếu tố thứ nhất là những con số tài chính phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh hoặc sản xuất. Một doanh nghiệp lớn, uy tín, hoạt động kinh doanh tốt và ổn định sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại.

– Yếu tố thứ hai là quy định, chính sách của Nhà nước, vì mọi hoạt động sản xuất hay kinh doanh của doanh nghiệp đều chịu tác động và ảnh hưởng của những yếu tố này. Do đó, tính thanh khoản của chứng khoán chịu ảnh hưởng của yếu tố này.

– Yếu tố thứ ba có liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài. Theo quy định của nước ta, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua 30% cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần đã niêm yết và 49% cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác đã niêm yết. Điều này khiến giới đầu tư nước ngoài không thể mua hết cổ phiếu mà họ nhắm đến, buộc họ phải chọn loại thích hợp nhất. Do đó, cơ hội để chứng khoán trong nước tiếp cận nhà đầu tư nước ngoài cũng bị hạn chế.

– Yếu tố thứ tư là tâm lý của nhà đầu tư. Khi thị trường khởi sắc thì nhà đầu tư sẽ hứng thú chi tiền để mua bán hơn, ngược lại khi thị trường đang giảm điểm, nhà đầu tư sẽ có tâm lý hoang mang, dè dặt và cẩn trọng.

Thanh khoản ngân hàng

Tính thanh khoản ngân hàng là khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết với khách hàng. Đối với hình thức thanh khoản ngân hàng, tùy thuộc vào đặc tính của nhu cầu mà thời gian thanh khoản sẽ diễn ra ngắn hoặc dài hạn.

Hiện nay, thanh khoản ngắn hạn đang chiếm phần lớn, vì đây là các khoản tiền giao dịch hoặc tiền gửi có kỳ hạn đến hạn, các công cụ huy động ảnh hưởng bởi thị trường tiền tệ… Trong khi đó, vay dài hạn thường mang tính thời điểm, chu kỳ và chịu tác động bởi xu hướng. Tuy nhiên, dù là thanh khoản ngắn hạn hay dài hạn đều đòi hỏi ngân hàng có nguồn tiền dự phòng.

Thanh khoản ngân hàng có đặc điểm gì?

Thanh khoản ngân hàng có những đặc điểm sau:

Cung – cầu thanh khoản ngân hàng hiếm khi cân bằng tại một thời điểm, do đó ngân hàng phải thường xuyên giải quyết một trong hai trạng thái: hoặc là thặng dư, hoặc là thâm hụt.

Khi nguồn vốn được giữ lại để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng cao thì đồng nghĩa với lợi nhuận của ngân hàng càng thấp và ngược lại.

Để giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh khoản, ngân hàng phải đối mặt với các vấn đề:

Chi phí trả lãi các nguồn vốn vay mượn;Chi phí giao dịch để tìm nguồn vốn;Chi phí cơ hội dưới hình thức lợi nhuận tương lai mất đi do phải bán các tài sản sinh lời.

*

Ngân hàng thường phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến thanh khoản

Nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng

Nguồn thanh khoản của ngân hàng sẽ đến từ:Các khoản tiền gửi của khách hàng;Chi phí thu về từ việc cung cấp các dịch vụ;Các khoản tín dụng thu về;Bán các tài sản thuộc sở hữu kinh doanh và sử dụng;Vay mượn từ thị trường tiền tệ.

Nhu cầu tạo ra thanh khoản ngân hàng

Các hoạt động tạo ra thanh khoản bao gồm:Khách hàng rút tiền từ các khoản tiền gửi;Khách hàng đề nghị vay vốn;Khách hàng thanh toán các khoản phải trả;Chi phí cho các dịch vụ ngân hàng;Thanh toán cổ tức cho cổ đông.

Đâu là rủi ro thanh khoản ngân hàng?

Rủi ro thanh khoản ngân hàng xảy ra khi ngân hàng thiếu hụt ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của khách hàng.

Việc thiếu hụt ngân quỹ thể hiện qua hai hình thức:

Thiếu dự trữ tại ngân hàng;Không thể huy động nguồn vốn ngay lập tức.

Xem thêm: Đọc Truyện Huyền Huyễn Là Gì, Top Truyện Huyễn Huyền Hay Nhất 2021

Bởi vì thanh khoản và quản lý thanh khoản nói chung đòi hỏi nhà quản trị, nhà đầu tư phải thực sự cẩn trọng giữa cung – cầu, sáng suốt nhìn ra bản chất vấn đề để tránh tình trạng mất thanh khoản và gây ra những thiệt hại tài chính vô cùng nặng nề.

Hy vọng bài viết giải thích thanh khoản là gì của chúng tôi giúp ích cho bạn trong việc làm quen với các định nghĩa về tài chính. Đồng thời, các thông tin cơ bản về các loại thanh khoản chứng khoán và ngân hàng sẽ mang tới cho bạn những giá trị hữu ích khi đầu tư. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *