Viên chức là gì? Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều bạn đọc đang quan tâm lúc này? Bởi hiện nay có một số lượng lớn cán bộ, viên chức, công chức đang làm việc. Nhưng không phải ai cũng hiểu và nắm rõ về những chức danh này. Hãy cùng honamphoto.com tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết “Viên chức là gì? Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức” dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Thông tin cơ bản về viên chức

Khái niệm viên chức là gì?

Viên chức được hiểu là người làm việc trong tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan nhà nước, bổ nhiệm vào một ngạch hoặc được giao giữ 1 nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị của tổ chức chính trị, tổ chức tư nhân, nhà nước được tuyển dụng, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và những nguồn thu từ đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

Đang xem: Khái niệm viên chức là gì

Phân loại viên chức

Viên chức sẽ được phân loại theo ngạch viên chức, theo trình độ đào tạo hoặc vị trí công tác và được quy định tại Nghị định số 116/2003/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Theo trình độ đào tạo viên chức được phân loại thành viên chức loại A, viên chức loại B, viên chức loại C:

Viên chức loại A là người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục đại học trở lên;Viên chức loại B là người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục nghề nghiệp;Loại C là người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ dưới giáo dục nghề nghiệp.

Theo ngạch, viên chức có các loại:

Viên chức ngạch tương đương ngạch cán sự.Viên chức ngạch tương đương ngạch chuyên viên;Ngạch tương đương ngạch chuyên viên cao cấp trở lên;

Điều kiện để xét tuyển viên chức

Theo quy định bộ Luật Viên Chức 2010, điều kiện xét tuyển như sau:

Có đơn đăng ký dự tuyển;Viên chức có lý lịch rõ ràng;Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được vi phạm quy định pháp luật.Có văn bằng, hành nghề, chứng chỉ đào tạo hoặc năng khiếu phù hợp với vị trí việc làm việc. Không phân biệt loại hình đào tạo, chứng chỉ, văn bằng, trường ngoài công lập, trường công lập;Từ đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực như văn nghệ, thể dục, văn hóa, thể thao, tuổi dự tuyển viên chức có thể thấp hơn 18 tuổi. Nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên đồng thời phải có văn bản đồng ý của người đại diện theo quy định pháp luật.

Xem thêm:

Ai không được đăng ký dự tuyển viên chức

Đang áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh;Người đang bị truy cứu về trách nhiệm hình sự; đang chấp hành quyết định, bản án về hình sự của Tòa án;Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự;

*

Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức

Tiêu chí

Cán bộ

Công chức

Viên chức

Nơi công tác Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh/huyện  

Cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp);Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập;

Nguồn gốc Được phê chuẩn, bầu cử, bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ, trong biên chế Được bổ nhiệm, tuyển dụng vào ngạch, chức danh, chức vụ, trong biên chế Viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng
Tập sự Cán bộ không phải tập sự 6 tháng với công chức loại D

12 tháng với công chức loại C

Từ 3 – 12 tháng được quy định trong hợp đồng làm việc.
Hợp đồng làm việc Không làm việc theo chế độ hợp đồng Không làm việc theo chế độ hợp đồng Làm việc theo chế độ hợp đồng
Tiền lương Hưởng lương từ ngân sách nhà nước Hưởng lương từ ngân sách nhà nước

(Riêng công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập)

Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Bảo hiểm xã hội Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Hình thức kỷ luật  

Cảnh cáoBãi nhiệmCách chứcKhiển trách

Cảnh cáoGiáng chứcHạ bậc lươngBuộc thôi việcCách chứcKhiển trách

 

Cảnh cáoBuộc thôi việcCách chứcKhiển trách

(Còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp)

Ví dụ về từng đối tượng Thủ tướngChánh án TAND tối caoViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối caoChủ tịch Hội đồng nhân dân… TAND cấp tỉnh, huyệnThẩm phánViện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, huyệnThư ký tòa ánChánh án, Phó Chánh ánKiểm sát viên… Bác sĩGiảng viên đại họcGiáo viên
Căn cứ Luật Cán bộ, Công chức 2008 Nghị định 06/2010/NĐ-CPLuật Cán bộ, công chức 2008 Luật Viên chức 2010

*

Mục hỏi đáp liên quan

1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và công chức

Do đặc thù của Việt Nam, giữa viên chức và cán bộ, công chức luôn có sự liên thông, chuyển đổi giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội. Vì vậy, Luật Viên chức có quy định các trường hợp cụ thể về việc chuyển đổi này. Đó là:

Viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 5 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển;Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển sang làm viên chức và được bố trí công việc phù hợp.Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật Viên chức;Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức đồng thời là quyết định tuyển dụng;

2. Giáo viên là công chức hay viên chức

Theo luật viên chức hiện hành thì giáo viên tại các trường công lập là viên chức, còn những người giữ cương vị lãnh đạo có chức vụ, chức danh sẽ là công chức.

Xem thêm:

3. Hiệu trưởng là công chức hay viên chức

Hiệu trưởng nhà trường là công chức. Nếu mhà trường đó là đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục. Và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; thành ủy, tỉnh ủy; tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quận ủy, huyện ủy, thành ủy, thị ủy, thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trên đây, là những thông tin cơ bản về viên chức mà bạn cần biết. Hi vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích mà bạn đọc đang tìm kiếm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *