Bài viết này giới thiệu về Phiên Khớp lệnh Định kỳ và Lệnh ATO / ATC trong Phiên này. Bài viết này Hỗ trợ cho Bài viết Cách xem Bảng giá Chứng khoán và Bài viết Các loại Lệnh Đặt trong Chứng khoán – LO ATO ATC MP MTL MOK MAK PLO. Ngoài ra, chủ đề này cũng là một phần trong Tổng thể Các bước Tìm hiểu Chứng khoán Cơ bản để bạn biết cách Phân tích Cổ phiếu. Các Vấn đề chính gồm:

+ Giới thiệu về Phiên Khớp lệnh Định kỳ Chứng khoán và Lệnh ATO / ATC.

Đang xem: Khớp lệnh định kỳ là gì

+ Ví dụ Thực tế về Phiên Khớp lệnh Định kỳ.+ Một số Lưu ý Đặc biệt khác.+ Ví dụ Thực tế về Phiên Khớp lệnh Định kỳ (Thêm Lệnh Bán / Thêm Lệnh Mua).

—————————————————————

Giới thiệu về Phiên Giao dịch Định kỳ Chứng khoán và Lệnh ATO / ATC

– Nếu như mới xem Bảng giá Chứng khoán vào lúc mở cửa đầu ngày, ngoài các giá cụ thể con số bạn thấy như 15.55 hay 67.2 thì bạn sẽ thấy có thể cả các ký tự lạ như ATO (Hay ATC ở cuối ngày). Vậy ATO (Hay lệnh ATO) ở đây có nghĩa là gì? Bài viết dưới đây sẽ trình bày Phiên Giao dịch Định kỳ có các lệnh này.

*

– Một số khái niệm và đặc điểm Phiên này:

+ Phiên Khớp lệnh Định kỳ khác Phiên Khớp lệnh Liên tục ở chỗ nào: Như đã biết ở trên thì thời gian giao dịch 1 ngày thì Phiên Liên tục luôn chiếm thời gian chính còn Phiên Định kỳ thì khá ít thời gian (15 phút đầu tiên và 15 phút cuối cùng). Trong Phiên Liên tục thì bạn cứ nhìn thấy Giá bên bán giả dụ đang bán 101 như mã MWG (Thế giới Di Động) thì chỉ việc nhập mua cái là mua được ngay lập tức hay thời gian thực. Tuy nhiên trong Phiên Định kỳ thì bạn không thể mua bán ngay được. Giả sử bạn đang vào xem Bảng giá Chứng khoán vào lúc 14h41 phút thứ 2 trong tuần tức là lúc này đang ở Phiên Định kỳ Đóng cửa, bạn nhập 1 lệnh mua cao nhằm mục đích mua được ngay nhưng sẽ không khớp, mà phải đúng đến phút cuối cùng của Phiên này 14h45 thì hệ thống của Sở Giao dịch Chứng khoán mới ghép mua thành công. Tức là việc khớp lệnh của Phiên này giống như là Đấu thấu bên Xây dựng, các bên có thể nộp đơn chào thầu các ngày khác nhau nhưng đúng ngày cuối mới công bố ai là người trúng thầu. Bạn có thể đặt lúc 14h32, bạn khác đặt 14h38, rồi một bạn khác nữa đặt 14h43 nhưng rồi tất cả đều phải khớp lệnh vào lúc 14h45. Đó chính là tính chất của Phiên Định kỳ (15 phút đầu giờ gọi là Phiên Định kỳ Mở cửa và 15 phút cuối gọi là Phiên Định kỳ Đóng cửa).

*

Trong hình: Bảng phân bố Thời gian mới các Phiên Khớp lệnh Liên tục, Định kỳ, Sau giờ và Nghỉ trưa / Hết giờ (Link gốc ảnh)

+ Lệnh ATO / ATC: được xem là lệnh mua hoặc bán bằng mọi giá trong phiên khớp lệnh định kỳ, trong đó ATO cho phiên mở cửa (Phiên 1), là viết tắt của chữ At-The-Opening order hay dịch về tiếng Việt là Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa và ATC là cho phiên đóng cửa (Phiên 3), là viết tắt của chữ At-The-Closing order hay dịch về tiếng Việt là Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa. Về bản chất lệnh mua ATO/ATC giống như lệnh mua trần nhưng còn được ưu tiên xếp trước khi khớp lệnh, và lệnh bán ATO/ATC giống như lệnh bán sàn nhưng còn được ưu tiên xếp trước khi khớp lệnh. Mục đích của việc đưa ra lệnh ATO/ATC nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường (Công nghệ của Thái Lan), nguyên tắc khớp lệnh trong phiên định kỳ là 02 bên mua bán cùng đưa ra các lệnh mua bán sau 15 phút thì HOSE sẽ “mở bát” tương tự như đầu thấu / đấu giá, chứ không phải đưa ra lệnh khớp ngay lập tức như Phiên 2 – Phiên khớp lệnh liên tục, Giá Khớp lệnh Phiên định kỳ là giá đảm bảo nguyên tắc khối lượng khớp gặp nhau mua bán là lớn nhất. Khi Giá thị trường giảm thì người mua hay Tổng cầu sẽ nhiều lên vì ai cũng thích mua rẻ hơn nhưng người bán lại ít đi (không ai thích bán rẻ) và ngược lại khi Giá thị trường tăng thì người mua hay Tổng cầu sẽ ít đi vì chả ai thích mua đắt hơn nhưng người bán lại nhiều lên. Như vậy tồn tại 1 mức giá ở đâu đó ở giữa mà 2 bên mua bán cung cầu gặp nhau là nhiều nhất. Đó chính là nguyên tắc khớp lệnh của Phiên này.

*

Trong ảnh là Ví dụ bên Web của HSC. Ta có thể thấy đặt lệnh ATO / ATC khá đơn giản. Thay vì ghi giá cụ thể như Lệnh thường thì chỉ việc chỉ thẳng 3 chữ ATO hoặc ATC (Link gốc ảnh)

+ Tính duy nhất 1 giá: Trong cả Phiên Định kỳ mở cửa/ đóng cửa chỉ khớp duy nhất 1 giá, ngay cả khi bạn đặt mua giá trần 14.7 hay đặt lệnh mua ATO/ATC nhưng cuối cùng khi lệnh với giá 13.9 thì lệnh mua khớp thật vẫn phải là 13.9 (và ngược lại bán thấp hơn bán giá sàn 12.9 hay ATO/ATC thì vẫn khớp lệnh giá 13.9), việc đặt mua trần, bán sàn hay ATO/ATC chỉ là làm tăng tính ưu tiên trong quá trình ghép lệnh tại HOSE, còn giá khớp chỉ có 1 giá trong phiên đó (Ở đây trong ví dụ dưới là 13.9). Đặt lệnh mua 14.3 tức là tối đa là bạn chấp nhập mua tới giá 14.3, còn thấp hơn thì càng tốt.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Bỏ Phiếu Bầu Cử Giãn Cách Phòng Dịch, Quy Định Về Phiếu Bầu Cử Hợp Lệ Và Không Hợp Lệ

+ Thứ tự ưu tiên khi khớp lệnh: là giá là ưu tiên lớn nhất, tiếp đến là ưu tiên về thời gian (đặt sớm hơn và cùng giá thì sẽ được ưu tiên khớp trước). Như ví dụ bên dưới thì người đặt mua (M3) đặt giá 14 (hết giờ khớp 13.9) với khối lượng 1.000 cổ phiếu dù đặt trước về mặt thời gian nhưng khi so khớp để lấy giá vẫn xếp sau người đặt mua (M2) ở giá 14.1 với khối lượng là 6.000 (lưu ý lại lần nữa là dù đặt 14 hay 14.1 thì vẫn chỉ khớp với giá 13.9 và chi phí bỏ ra mua với người mua M1 là 13.900.000 đồng (1.000 x 13.900) và người mua M2 83.400.000 đồng (6.000 x 13.900) (Ở đây mình tạm chưa tính yếu phí giao dịch vào đây, vì mỗi công ty chứng khoán có 1 biểu phí khác nhau, cũng như từng loại đối tượng khách hàng).

—————————————————————

Ví dụ thực tế về Phiên Giao dịch Định kỳ

*

Trong đó: M1 là ký hiệu thêm của người mua số 1, M2 là ký hiệu thêm của người mua số số 2, … B1 là ký hiệu thêm của người bán số 1, B2 là ký hiệu thêm của người mua số 2, …

Nguyên tắc khớp lệnh cơ bản phiên định kỳ là: 02 bên Mua Bán (Tức Tổng Cầu và Tổng Cung) gặp nhau nhiều nhất thì Giá khớp lệnh chính là nằm ở đó.

Như vậy, giả sử khi hết giờ, có các lệnh sau được đưa vào hệ thống của HOSE, khi đó hệ thống sẽ được tính toán khớp lệnh như sau (Ở đây mình trình bày tiết tất cả các mức giá theo thứ tự ưu tiên mua thì từ giá cao xuống thấp và bán thì từ giá thấp lên giá cao và bạn cũng có thể xem rõ hơn tại Ví dụ Khớp lệnh Định kỳ tại HOSE – Bản Excel):

*

Mình xin giải thích nhắc lại một vài điểm quan trọng trong bảng trên:

– Lệnh Giới hạn LO (Limited Order): là lệnh phổ biến nhất trên thị trường chiếm 95%, chính là các lệnh ghi số bình thường trên bảng mà bạn đang thấy. Tính giới hạn của lệnh này được thể hiện ở điểm: ví dụ khi bạn đặt mua 14.1 thì nếu có giá thấp hơn đối với lệnh này như giá 13.9 thì càng tốt, khi đó lệnh sẽ khớp với giá 13.9. Còn 14.1 chỉ là thể hiện tối đa cao nhất mình mua giá đó, nếu thị trường khớp giá 14.2 thì mình coi như k mua được và được hoàn tiền về sau khi hết giờ trong ngày. Việc này giống như việc bạn muốn mua chiếc iPhone mới sau khi chiếc điện thoại cũ của bạn bị hỏng, nhớ lại 2 tuần trước thấy đứa bạn thân nó mới mua chiế iPhone mới nhất. Bạn bắt máy gọi điện hỏi giá thì bạn của bạn kêu: “Cái này mới ra và tớ mua giá 19,5 triệu đồng”. Như vậy hành động hỏi tham khảo giá như vậy tương tự như “Giá tham chiếu” trên bảng giá chứng khoán bạn vẫn thấy, và bạn quyết định mang đủ tròn 20 triệu đồng đi. Như vậy hành động mang 20 triệu đồng đi thể hiện tối đa 20 triệu đồng bạn sẽ mua trong lần tới này, còn tất nhiên khi đến chủ cửa hàng đó bảo … 19,2 triệu đồng / chiếc iPhone. Thế thì đương nhiên mình thanh toán 19,2 triệu đồng, chứ không ai lại đưa cả 20 triệu đồng. Đó chính là tính chất của lệnh trong chứng khoán và đây là điểm rất quan trọng trong chứng khoán.

– Cột “Cộng dồn khối lượng mua”:+ Tại mức giá 14.7 bên mua (Giá trần – Giá cao nhất): chỉ có duy nhất giá mua ATO khối lượng 10K của người mua M1 sẵn sàng chấp nhận giá mua này.+ Tại mức giá 14.6 đến 14.2 bên mua: cũng chỉ có duy nhất giá mua ATO khối lượng 10K của người mua M1 sẵn sàng chấp nhận giá mua này.+ Tại mức giá 14.1 bên mua: lúc này ngoài người mua M1 giá nào cũng mua thì có người mua thứ 2 cũng chấp nhận mua là chính người đặt đúng tại mức giá mua 14.1 – Người mua M2 với khối lượng 6K. Cộng dồn khối lượng mua hay Tổng cầu tại mức giá 14.1 là: 10K (M1) + 6K (M2) = 16K.+ Tại mức giá 14.0 bên mua: lúc này ngoài người mua M1 (ATO) và người mua M2 (14.1) với giá 14.1 chấp nhận mua thì giá 14.0 thấp hơn đương nhiên cũng chấp nhận mua. Ta có thêm người mua thứ 3 cũng chấp nhận mua và chính là người đặt đúng tại mức giá mua 14.0 – Người mua M3 với khối lượng 1K. Cộng dồn khối lượng mua hay Tổng cầu tại mức giá 14.0 là: 10K (M1) + 6K (M2) + 1K (M3) = 17K.+ Tại mức giá 13.9 bên mua: lúc này ngoài người mua M1 (ATO), người mua M2 (14.1) và người mua M3 (14.0) với giá 14.0 chấp nhận mua thì giá 13.9 thấp hơn đương nhiên cũng chấp nhận mua. Ta có thêm người mua thứ 4 cũng chấp nhận mua và chính là người đặt đúng tại mức giá mua 13.9 – Người mua M4 với khối lượng 5K. Cộng dồn khối lượng mua hay Tổng cầu tại mức giá 13.9 là: 10K (M1) + 6K (M2) + 1K (M3) + 5K (M4) = 22K.+ Tại mức giá 13.8 bên mua: lúc này ngoài người mua M1 (ATO), người mua M2 (14.1), người mua M3 (14.0) và người mua M4 (13.9) với giá 13.9 chấp nhận mua thì giá 13.8 thấp hơn đương nhiên cũng chấp nhận mua. Ta có thêm người mua thứ 5 cũng chấp nhận mua và chính là người đặt đúng tại mức giá mua 13.8 – Người mua M5 với khối lượng 8K. Cộng dồn khối lượng mua hay Tổng cầu tại mức giá 13.8 là: 10K (M1) + 6K (M2) + 1K (M3) + 5K (M4) + 8K (M5) = 30K.+ Tại mức giá 13.7 bên mua: lúc này ngoài người mua M1 (ATO), người mua M2 (14.1), người mua M3 (14.0), người mua M4 (13.9) và người mua M5 (13.8) với giá 13.8 chấp nhận mua thì giá 13.7 thấp hơn đương nhiên cũng chấp nhận mua. Ta có thêm người mua thứ 6 cũng chấp nhận mua và chính là người đặt đúng tại mức giá mua 13.7 – Người mua M6 với khối lượng 7K. Cộng dồn khối lượng mua hay Tổng cầu tại mức giá 13.7 là: 10K (M1) + 6K (M2) + 1K (M3) + 5K (M4) + 8K (M5) + 7K (M6) = 37K.+ Tại mức giá 13.6 đến 12.9 bên mua (Giá sàn – Giá thấp nhất): do không có thêm người nào đặt mua giá thấp hơn nên Tổng khối lượng mua vẫn là 37K cho tất cả các mức giá này.

– Cột “Tổng cầu”: chính là tổng khối lượng cộng dồn mua tại từng mức giá từ 12.9 lên 14.7. Ta có thể dễ dàng thấy trên bảng trên.

– Cột “Cộng dồn khối lượng bán”:+ Tại mức giá 12.9 bên bán (Giá sàn – Giá thấp nhất): chỉ có duy nhất giá bán ATO khối lượng 5K của người bán B1 sẵn sàng chấp nhận giá bán này.+ Tại mức giá 13.0 đến 13.5 bên bán: cũng chỉ có duy nhất giá bán ATO khối lượng 5K của người bán B1 sẵn sàng chấp nhận giá bán này.+ Tại mức giá 13.6 bên bán: lúc này ngoài người bán B1 giá nào cũng bán thì có người bán thứ 2 cũng chấp nhận bán là chính người đặt đúng tại mức giá bán 13.6 – Người mua B2 với khối lượng 5K. Cộng dồn khối lượng bán hay Tổng cung tại mức giá 13.6 là: 5K (B1) + 5K (B2) = 10K.+ Tại mức giá 13.7 bên bán: lúc này ngoài người bán B1 (ATO) và người bán B2 (13.6) với giá 13.6 chấp nhận bán thì giá 13.7 cao hơn đương nhiên cũng chấp nhận bán. Ta có thêm người bán thứ 3 cũng chấp nhận bán và chính là người đặt đúng tại mức giá bán 13.7 – Người bán B3 với khối lượng 2K. Cộng dồn khối lượng bán hay Tổng cung tại mức giá 13.7 là: 5K (B1) + 5K (B2) + 2K (B3) = 12K.+ Tại mức giá 13.8 bên bán: lúc này ngoài người bán B1 (ATO), người bán B2 (13.6) và người bán B3 (13.7) với giá 13.7 chấp nhận bán thì giá 13.8 cao hơn đương nhiên cũng chấp nhận bán. Ta có thêm người bán thứ 4 cũng chấp nhận bán và chính là người đặt đúng tại mức giá bán 13.8 – Người bán B4 với khối lượng 4K. Cộng dồn khối lượng bán hay Tổng cung tại mức giá 13.8 là: 5K (B1) + 5K (B2) + 2K (B3) + 4K (B4) = 16K.+ Tại mức giá 13.9 bên bán: lúc này ngoài người bán B1 (ATO), người bán B2 (13.6), người bán B3 (13.7) và người bán B4 (13.8) với giá 13.8 chấp nhận bán thì giá 13.9 cao hơn đương nhiên cũng chấp nhận bán. Ta có thêm người bán thứ 5 cũng chấp nhận bán và chính là người đặt đúng tại mức giá bán 13.9 – Người bán B5 với khối lượng 9K. Cộng dồn khối lượng bán hay Tổng cung tại mức giá 13.9 là: 5K (B1) + 5K (B2) + 2K (B3) + 4K (B4) + 9K (B5) = 25K.+ Tại mức giá 14.0 bên bán: lúc này ngoài người bán B1 (ATO), người bán B2 (13.6), người bán B3 (13.7), người bán B4 (13.8) và người bán B5 (13.9) với giá 13.9 chấp nhận mua thì giá 14.0 cao hơn đương nhiên cũng chấp nhận bán. Ta có thêm người bán thứ 6 cũng chấp nhận bán và chính là người đặt đúng tại mức giá bán 14.0 – Người mua B6 với khối lượng 20K. Cộng dồn khối lượng bán hay Tổng cung tại mức giá 14.0 là: 5K (B1) + 5K (B2) + 2K (B3) + 4K (B4) + 9K (B5) + 20K (B6) = 45K.+ Tại mức giá 14.1 đến 14.7 bên bán (Giá trần – Giá cao nhất): do không có thêm người nào đặt bán giá cao hơn nên Tổng khối lượng bán vẫn là 45K cho tất cả các mức giá này.

Xem thêm: Mọi Thông Tin Cần Biết Về Da Đồi Mồi Là Gì, Đồi Mồi Là Gì

– Cột “Tổng cung”: chính là tổng khối lượng cộng dồn bán tại từng mức giá từ 12.9 lên 14.7. Ta có thể dễ dàng thấy trên bảng trên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *