Kỹ thuật y sinh là ngành học hoàn toàn mới, do đó rất nhiều bạn thí sinh đang đứng trước “ngưỡng cửa” chọn trường, chọn ngành sẽ thắc mắc là sinh viên ngành này sẽ học những gì, sau khi ra trường có thể làm việc gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về ngành học này, cũng như có thêm một ngành học mới để lựa chọn và thực hiện ước mơ nghề nghiệp trong tương lai là trở thành một kỹ sư kỹ thuật y sinh, đóng góp cho sự phát triển của nên y tế nước nhà.

Đang xem: Kỹ thuật y học là gì

Học ngành Kỹ thuật ysinh sẽ học những gì?

Kỹ thuật Y sinh là gì?

Kỹ thuật y sinh (BioMedical Engineering – BME) là một chuyên ngành mới, xuất hiện từ nhu cầu thiết yếu do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trong y học hiện đại. Kỹ sư BME là những chuyên gia đảm bảo những công nghệ tiên tiến nhất trong y học ngày nay, với vai trò ngày càng nâng cao cùng với những tiến bộ liên tục của các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh. Không chỉ giúp đỡ các bác sĩ khám chữa bệnh bằng các kỹ thuật hiện đại, BME chính là những nhà khoa học chủ chốt nghiên cứu các chu trình sinh học trong cơ thể con người, tạo ra những công nghệ mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Sinh viên chuyên ngành BME Trường ĐHNguyễn Tất Thành sẽ được trang bị các kiến thức đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành tập trung vào các định hướng phát triển mũi nhọn hiện nay như các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (X-quang, siêu âm, cộng hưởng từ,…), các kỹ thuật thăm dò chức năng (điện tâm đồ, điện não đồ…), chẩn đoán và điều trị bằng y học hạt nhân (PET, SPECT, xạ trị…) …

Các môn học chuyên ngành BME được thiết kế theo chuẩn chương trình khung của Bộ GD&ĐT. Môn tự chọn được thiết kế phù hợp với sở thích và khả năng của từng sinh viên. Toàn bộ các bài giảng, giáo trình đều được biên soạn, sử dụng và cập nhật thường xuyên cho tất cả các môn học.

Bên cạnh đó, khi theo học ngành Kỹ thuật y sinh tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, sinh viên còn được thường xuyên tham gia thực tập – thực tế tại nhiều bệnh viện lớn hợp tác với Nhà trường để nâng cao kỹ năng tay nghề: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhi đồng TP. HCM, Bệnh viện 115, Bệnh viện 175…

Đặc biệt, Nhà trường còn bố trí một thời lượng đáng kể cho học phần tiếng Anh, tin học, kỹ năng mềm (giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, tư duy hiệu quả và sáng tạo, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xin việc, giao tiếp ứng xử…) nhằm giúp sinh viên có thể dễ dàng nghiên cứu tài liệu và trao đổi chuyên môn với các chuyên gia nước ngoài một cách tốt nhất.

Học ngành Kỹ thuật y sinh ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư kỹ thuật y sinh có thể đảm nhận công việc tại nhiều vị trí khác nhau như:

– Nghiên cứu về kỹ thuật y sinh trong các Viện nghiên cứu, bệnh viện, trường học …

– Chuyên viên kỹ thuật đảm bảo về thiết bị y tế trong các bệnh viện

– Tham gia giảng dạy, đào tạo ở các trường cao đẳng, trung cấp thiết bị y tế chuyên ngành;

– Nhân viên phân phối trang thiết bị y tế cho các công ty, doanh nghiệp; tư vấn về trang thiết bị y tế cho các loại hình tổ chức liên quan;

– Chuyên gia ứng dụng làm việc cho đại diện các hãng thiết bị y tế nước ngoài tại Việt Nam;

– Tự mở công ty hoạt động trong lĩnh vực trang thiết bị y tế;

*

SV được thường xuyên tham gia thực tập – thực tế tại nhiều bệnh viện lớn hợp tác với Nhà trường để nâng cao kỹ năng tay nghề

Các hướng phát triển sau đại học

Vi điều khiển sinh học: nghiên cứu các ứng dụng cơ khí, cảm biến, vi động cơ, vi mạch, các bộ vi xử lý silicon để chế tạo các thiết bị y tế cực nhỏ.

Vật liệu sinh học: tìm hiểu về các vật liệu có thể tương tác hợp lý với tổ chức sống để chế tạo các thiết bị hay cơ quan nhân tạo trong y tế.

Xử lý tín hiệu sinh học: phân tích các tín hiệu sinh học để lọc ra các thông tin có ích cho việc chẩn đoán và điều trị.

Công nghiệp di truyền: tim hiểu về thứ tự, phân tích và xây dựng bản đồ gen – cấu trúc tất cả các ADN của cơ thể sống.

Xem thêm: Hằng Số Điện Môi Là Gì ? Hằng Số Điện Môi Và Các Thông Tin Chi Tiết Có Liên Quan

Tạo ảnh và xử lý ảnh: các ứng dụng phổ biến hiện nay là X-quang, US, MRI, CT… trong việc tạo hình ảnh các cơ quan nằm bên trong cơ thể. Mục tiêu là tăng tốc độ xử lý, giảm độ cồng kềnh của giải thuật, giảm tác hại với cơ thể và giảm chi phí.

Tin học y học: nghiên cứu các ứng dụng công nghệ thông tin vào chẩn đoán và điều trị, bao gồm cả lưu trữ thông tin và chăm sóc sức khỏe qua internet.

Công nghệ nano: nghiên cứu các thiết bị y sinh nhỏ từ cỡ micromet – khoảng 1/50 đường kính sợi tóc, hay nhỏ hơn tới cỡ nanomet – 1/50.000 đường kính sợi tóc.

Hệ thống thiết bị và kỹ thuật thần kinh: nghiên cứu não, hệ thần kinh và các vùng liên quan nhằm tìm cách phục hồi hoặc thay thế các cảm giác thông thường, các cơ quan vận động bị mất ở bệnh nhân.

Công nghệ protein: nghiên cứu cấu trúc, chức năng và sự tương tác của các protein, cấu trúc gen. Mục tiêu là tìm hiểu tới mức tế bào các bệnh truyền nhiễm, phương pháp điều trị, tìm phương pháp chẩn đoán bệnh sớm hơn thông qua cấu trúc protein, bao gồm cả phát hiện sớm bệnh ung thư.

Robot giải phẫu: nghiên cứu công nghệ robot và hệ thống xử lý ảnh phục vụ cho cả việc lập kế hoạch cũng như thực hiện việc giải phẫu y học, mục tiêu là ít sẹo, ít xâm lấn, tăng độ chính xác và giảm giá thành.

Xem thêm: Letter Of Indemnity Là Gì – Thuật Ngữ Trong Hợp Đồng Vận Tải Biển (Phần Iii)

Y học từ xa: truyền và thu nhận các dữ liệu y học phục vụ cho đánh giá, chẩn đoán và điều trị từ xa, bao gồm liên kết các thiết bị y tế, công nghệ truyền thông, kỹ thuật mạng máy tính… kể cả việc đào tạo xa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *