Cây Cúc Tần còn có tên gọi hoa Mai Não, Băng Phiến Ngải… Loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia. Cúc Tần là một trong những loại thảo dược quý dùng để điều trị bệnh cho con người. Tùy vào mỗi chứng bệnh mà tự bản thân nó phát huy tác dụng hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này cùng những dược tính của nó trong bài viết ngay sau đây.

Đang xem: Lá cúc tần có tác dụng gì

Đặc điểm mô tả của cây Cúc Tần

*

Hình ảnh cây Cúc Tần

Cây Cúc Tần hay còn gọi là Băng Phiến Ngải, cây Đại Bi, cây Đại Ngải, cây Lức Ấn… Chúng được biết đến với tên gọi khoa học là Pluchea indica, một loại cây mọc dại thuộc họ Aster, Asteraceae (họ Cúc).

Cây Cúc Tần mọc ở dạng bụi, thân cao trong khoảng 1 đến 2m bao gồm nhiều cành phát triển từ thân cây ban đầu. Toàn lớp vỏ bao bọc bên ngoài thân cây đều được bao phủ bởi một lớp lông tơ. Lá cây có hình elip hẹp và ở phần rìa lá có hình răng cưa ngắn. Lá cây mọc so le và nối với cành bằng một đoạn cuống rất ngắn.

Hoa Cúc Tần vươn ra từ đầu cành, phát triển thành cụm. Một chùm hoa được tạo thành từ những bông hoa nhỏ màu tím nhạt.

Bộ phận dùng làm thuốc củacây Cúc Tầnbao gồm: Ngọn, lá và rễ cây. Chúng có thể được thu hoạch làm thuốc quanh năm. Tuy nhiên, để thành phần thảo dược tích tụ trong cây nhiều nhất người ta thường thu hoạch cây vào mùa hè và mùa thu. Sau khi thu hoạch, phần thuốc được sơ chế và bảo quản bằng phương pháp phơi hoặc sấy khô.

Địa bàn phân bố của cây Cúc Tần

*

Cây Cúc Tần có nguồn gốc từ đất nước Malaysia và đất nước Ấn Độ

Cây Cúc Tần có nguồn gốc từ đất nước Malaysia và đất nước Ấn Độ. Trước đây, Cúc Tần là một loài cây mọc dại sinh trưởng ở ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, vì đây loàidược liệu quýnên ngày nay chúng được gieo trồng ở nhiều nơi bao gồm cả Việt Nam.

Tại Việt Nam, cây Cúc Tần mọc nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Chúng mọc hoang nhiều nhất là ở các tỉnh như: Ninh Bình, Nghệ An và Thanh Hóa. Bên cạnh số lượng cây mọc hoang, một số nơi sử dụng loại thảo dược này trồng làm hàng rào che chắn khuôn viên nhà. Một số khác trồng thảo dược với quy mô lớn nhằm cung cấp cho các nhà thuốc Nam…

Thành phần có trong cây Cúc Tần

*

Cây Cúc Tần chứa nhiều thành phần thảo dược tốt cho sức khỏe

Không phải ngẫu nhiên mà cây Cúc Tần trở thành loại thảo dược điều trị nhiều loại bệnh. Qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận các thành phần có trong cây Cúc Tần gồm: Sắt (Fe), Lipit, Xenluloza, Vitamin C, Canxi, Caroten and Protit. Ngoài ra, chúng còn là loại cây chứa nhiều tinh dầu tốt cho sức khỏe.

Theo nhận định của bên Đông Y, cây Cúc Tần có vị đắng và mang tính mát. Loại thảo dược này có tác dụng rất tốt đối với hai kinh gồm: Kinh Thận và kinh Phế. Do đó chúng có tác dụng điều trị tốt cho những căn bệnh liên quan đến hai kinh này.

Công dụng của cây Cúc Tần

Với nghiên cứu từ Đông Y và nhà thuốc Nam, thảo dược từ Cúc Tần có công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Trong dân gian, người ta sử dụng loại cây này để điều trị một số bệnh như:

Điều trị một số bệnh liên quan đến cảm mạo thông thường;Điều trị một số cơn sốt không phải do virus gây nên;Sử dụng bài thuốc giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh;Điều trị nhiều căn bệnh liên quan đến các cơ quan như: xương, khớp;Điều trị nhiều căn bệnh phổ biến liên quan đến hệ bài tiết của cơ thể;Điều chế bài thuốc giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ Cúc Tần

Để hiểu sâu hơn về công dụng điều trị một số chứng bệnh của, chúng ta cùng đi vào chi tiết một số bài thuốc chữa bệnh từ Cúc Tần. Tùy vào công dụng và loại bệnh mà người ta có thể sử dụng một cây thuốc từ Cúc Tần hoặc kết hợp từ nhiều bài thuốc khác nhau.

Xem thêm:

Bài thuốc điều trị bệnh viêm khí quản

*

Bài thuốc từ cây Cúc Tần giúp điều trị bệnh viêm phế quản

Để chữa bệnh viêm phế quản, ngoài thảo dược từ cây Cúc Tần, người ta còn sử dụng một số nguyên liệu khác để giúp hiệu quả điều trị được tốt hơn. Nguyên liệu và cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu: Cúc Tần tươi, già (20g); gạo (2 nắm);gừng củ(3gram); thịt lợn nạc (50gram).Cách làm như sau: Cúc tần rửa sạch rồi băm nhỏ; gừng thái lát; gạo vo sạch; thịt băm nhuyễn. Sau khi sơ chế xong, để tất cả nguyên liệu trên nấu thành món cháo nhừ và cho người bệnh ăn khi cháo còn nóng. Người bệnh phải kiên trì ăn loại cháo này trong vòng 3 ngày, mỗi ngày 3 bữa sẽ giúp các chứng bệnh viêm phế quản được đẩy lùi hiệu quả.

Bài thuốc điều trị bệnh nhức đầu, cảm sốt

*

Cúc Tần có tác dụng điều trị chứng bệnh nhức đầu, cảm, sốt

Để điều trị các chứng bệnh đau đầu, cảm, sốt ngoài vị thuốc từ Cúc Tần, người ta sử dụng thêm nhiều thảo dược quen thuộc khác như sả, chanh. Nguyên liệu và các bước thực hiện như sau:

Nguyên liệu: Cây Cúc Tần (8 đến 10 gram); lá sả (8 đến 10 gram); lá chanh (8 đến 10 gram). Mỗi vị thuốc trên được cân theo tỷ lệ: 2:1:1. Tức là 2 phần Cúc Tần, 1 phần lá sả và 1 phần lá chanh.Các thực hiện: Sau khi nguyên liệu được lấy đúng liều lượng và rửa sạch với nước thì cho vào nồi, đổ thêm nước sắc lấy nước thuốc uống khi còn nóng. Phần bã thuốc được đổ thêm nước + cho vào một chút muối (có thể thêm một số lá cây như bạc hà…) nấu sôi rồi để người bệnh xông. Kết hợp hai phương pháp uống và xông. Lưu ý, trong quá trình xông phải hé dần nắp nồi để tránh bị bỏng. Ngoài ra, trong quá trình xông bạn phải dùng khăn sạch thấm khô mồ hôi tiết ra ngoài để tránh nhiễm lạnh.

Bài thuốc điều trị các chứng bệnh đau nhức xương khớp

*

Cúc Tần còn có thể điều trị các chức bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả

Các hai bài thuốcđiều trị đau nhức xương khớpbằng cây Cúc Tần. Tùy theo tình trạng bệnh mà bạn áp dụng bài thuốc phù hợp.

Đối với trường hợp đau nhẹ

Nếu các triệu chứng đau nhức xương khớp không quá nặng, bạn có thể sử dụng và thuốc 100% từ cây Cúc Tần. Bài thuốc như sau:

Nguyên liệu: Rễ Cúc Tần (15 – 20gram).Cách thực hiện: Đêm rễ Cúc Tần rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước và sắc theo tỷ lệ: Đổ 3 còn 1. Sau khi sắc xong, đổ nước thuốc ra chén và cho người bệnh uống khi còn nóng. Sử dụng bài thuốc này liên tục trong khoảng từ 5 đến 7 ngày.Đối với các trường hợp nặng hơn

Đối với các trường hợp đau nhức khớp thường xuyên, triệu chứng đau nhức kéo dài… bạn nên kết hợp nhiều vị thuốc có cùng công hiệu để giúp đẩy lùi bệnh nhanh hơn. Nguyên liệu và cách làm như sau:

Nguyên liệu: Rễ Cúc Tần (20 gram); rễ cây Bưởi Bung (20 gram); rễ Trinh Nữ (20 gram); Cam Thảo dây (10 gram); Đinh Lăng (10 gram).Các thực hiện: Sau khi rửa sạch, tất cả nguyên liệu được cho vào nồi và sắc lấy nước thuốc cho người bệnh uống. Tỷ lệ sắc và thời gian uống thuốc thực hiện như trường hợp đau xương khớp nhẹ.

Bài thuốc giúp điều trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn là chứng bệnh mà nhiều người mắc phải nhất là thời điểm chuyển mùa. Để điều trị bệnh hen suyễn từ thảo dược Cúc Tần như sau:

Nguyên liệu: Cúc Tần (1 bó); rau muống (1 bó); nước muối pha loãng.Cách thực hiện: Nhặt lấy phần ngọn non và lá của rau Muống và Cúc Tần sau đó đem rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Vớt tất cả nguyên liệu ra rổ, để cho ráo bớt nước. Giã nát hai loại cây này rồi vắt lấy phần nước cho người bệnh uống. Người bị hen suyễn sử dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 100 ngày sẽ đẩy lùi được căn bệnh.

Bài thuốc giúp điều trị các chứng căng thẳng, mệt mỏi

*

Cúc Tần là một trong những vị thuốc giúp làm giảm căng thẳng

Bài thuốc điều trị bệnh căng thẳng, mệt mỏi từ thảo được Cúc Tần có sự góp mặt của nhiều thực phẩm và dược liệu khác nhau. Nguyên liệu và cách làm như sau:

Nguyên liệu: Cúc Tần (50 gram); hoa Cúc trắng (50 gram); óc lợn (100 gram); Đu Đủ (100 gram).Cách thực hiện: Chuẩn bị nồi có sẵn 1 lít nước sạch, cho Cúc Tần, Cúc trắng cùng Đu Đủ và đun sôi. Tiếp đến cho thêm óc heo vào nồi và nấu trên bếp thêm 20 phút. Phần thuốc này cho người bệnh ăn trước bữa cơm, ăn khi còn nóng. Thực hiện liên tục trong vòng 7 ngày, mỗi ngày ăn 2 lần.

Bài thuốc điều trị bệnh trĩ

Trĩ là loại bệnh khó nói, đêm đến nhiều phiền toái. Người bệnh cũng rất ngại đi khám và điều trị Tây y khi có các triệu chứng của bệnh trĩ. Sử dụng phương thuốc Namđiều trị bệnh trĩđược thực hiện như sau:

Nguyên liệu: Cúc Tần, lá Lốt, lá Sung, lá Ngải Cứu mỗi loại 1 nắm; Nghệ (vài lát mỏng).Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên được cho vào nước đun sôi. Sau khi sôi, người bệnh dùng xông ở khu vực hậu môn. Sau khi xông, dùng phần nước này ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút. Lưu ý, phần da ở hậu môn và những khu vực xung quanh khá mỏng, do đó không nên dùng nước quá nóng để xông. Sau khi thực hiện xong, dùng khăn bông sạch lau khô. Cứ cách 2 hoặc 3 ngày thì người bệnh sử dụng bài thuốc và cách làm này. Liên tục trong 2 tháng bệnh sẽ thuyên giảm.

Bài thuốc điều trị chứng bí tiểu

*

Bệnh bí tiểu gây khó chịu sẽ biến mất với bài thuốc từ Cúc Tần

Khi bạn mắc chứng bệnh bí tiểu, sử dụng các nguyên liệu gồm: Lá Cúc Tần khô (40 gram) hoặc lá Cúc Tần tuơi (100 gram). Nguyên liệu này dùng để nấu nước uống thay lượng nước trong ngày.

Xem thêm: Tên Lửa Đạn Đạo Là Gì – Ấn Độ Phóng Thành Công Tên Lửa Đạn Đạo Mới

Ngoài những bài thuốc thường gặp chúng tôi đã nêu ở trên, Cúc Tần còn có thể điều trị được nhiều loại bệnh khác như gai cột sống, tiêu hóa kém… Tùy mỗi chứng bệnh mà chúng được sử dụng đúng liều, đúng cách. Ngoài ra, để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc có thể xảy ra, một số người mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc không nên sử dụng.

Thông qua bài viết, chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn một số thông tin cần thiết về cây Cúc Tần. Hy vọng sau khi biết thêm về công dụng và những bài thuốc điều trị bệnh từ thảo dược này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức Nam dược giúp ích cho gia đình và người thân quen. Thân ái!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *