Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, Luật hành chính giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động chấp hành-điều hành của Nhà nước.

Hành chính Nhà nước là một lĩnh vực có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội. Trong khi đó, tất cả các lĩnh vực đều được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật. Để tìm hiều vai trò của các quy định pháp luật, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Luật hành chính là gì? Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính? của chúng tôi.

Đang xem: Luật hành chính là gì

Luật hành chính là gì?

Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, Luật hành chính giữ vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hoạt động chấp hành-điều hành của Nhà nước.

Các quy phạm phạm pháp luật hành chính quy định địa vị pháp lý của cơ quan hành chính Nhà nước và các vấn đề khác có liên quan tới quản lý hành chính nhà nước.

Luật hành chính quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác của quản lý hành chính nhà nước bao gồm các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ.

Ngoài ra, luật hành chính còn xác định cơ chế quản lý hành chính trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt, luật hành chính quy định những hành vi nào là vi phạm hành chính, biện pháp xử lý, thủ tục xử lý vi phạm hành chính.

Từ đó rút ra kết luận, Luật hành chính là ngành luật về quản lý hành chính Nhà nước. Vậy, đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là gì? Mời quý vị theo dõi phần tiếp theo.

Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính

Luật hành chỉnh điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Quan hệ này còn được gọi là quan hệ chấp hành – điều hành, bao gồm các nội dung sau:

– Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước;

 – Hoạt động quản lý kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội trên cả nước, ở từng địa phường hay từng ngành;

– Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân;

– Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với thực hiện pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các tổ chức và cá nhân.

– Xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính.

*

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Xuất phát từ quan hệ quyền lực – phục tùng giữa một bên là cơ quan quyền lực Nhà nước, một bên là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhận có nghĩa vụ phục tùng do đó phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương. Phương pháp được xây dựng dựa trên nguyên tắc:

– Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Trong đó, một bên sử dụng quyền lực Nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, còn một bên có nghĩa vụ phải phục tùng những quyết định ấy.

– Bên nhân danh quyền lực Nhà nước có quyền đơn phương ra quyết định trong phạm vi thẩm quyền được trao cho trong các văn bản quy phạm pháp luất, trên cơ sở vì lợi ích của Nhà nước và quyền lợi của Nhân dân.

Xem thêm: Quản Lý Dây Chuyền Sản Xuất Là Gì ? Dây Chuyền Sản Xuất Tự Động Tối Ưu Chi Phí

– Quyết định đơn phương do chủ thể có thẩm quyền ban hành có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được đảm bảo bảo thi hành bằng cưỡng chế Nhà nước.

Bên cạnh tìm hiểu về Luật hành chính là gì? Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính?, hiểu rõ nguồn của Luật hành chính có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lý luận và thực tiễn.

Nguồn của Luật hành chính

Nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới hình thức nhất định, có nội dung là các quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước.

Trong đó, Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Căn cứ vào cơ quan ban hành, nguồn của luật hành chính bao gồm các loại sau:

– Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực Nhà nước

Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực Nhà nước bao gồm luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của hội đồng nhân dân.

– Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước có quyền ban hành lệnh và quyết định để thực hiện những nhiệm vụ của Chủ tịch nước được pháp luật quy định.

– Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính Nhà nước

Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Quyết định của Ủy ban nhân dân.

– Văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân tối cao

Văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm:

+ Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

+ Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Văn bản quy phạm pháp luật của Tổng kiểm toán Nhà nước

Nhìn chung, luật hành chính có hệ thống nguồn khá phức tạp, đa dạng điều chỉnh các mối quan hệ đa dạng trong quản lý hành chính Nhà nước.

Xem thêm: Lens Hood Máy Ảnh Là Gì ? Tìm Hiểu 4 Tác Dụng Của Lens Hood Máy Ảnh

Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp quý bạn đọc hiểu được Luật hành chính là gì? Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *