M&A là gì? Đối với những người khi mới bước chân vào lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp sẽ thường xuyên được nghe tới thuật ngữ M&A. Qua bài viết sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về M&A để có những cái nhìn khái quát hơn về thuật ngữ này trong ngành tài chính nhé!

*

M&A là cách các doanh nghiệp sử dụng để chiếm lĩnh thị trường

M&A (viết tắt của 2 từ: Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại) là việc các doanh nghiệp sẽ tiến hành mua bán và sáp nhập với nhau trên thị trường. Đây là hai khái niệm có nghiệp vụ tương đối giống nhau mà lại thường hay đi cạnh nhau, chính vì thế mà có rất nhiều người thường nhầm lẫn và không thể phân biệt được.

Đang xem: Giải Đáp M And A Là Gì ? Các Thương Vụ M&A “Đình Đám” Tại Việt Nam

Mergers (sáp nhập): Đây là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ có cùng quy mô với nhau để tạo ra một doanh nghiệp mới. Sau khi sáp nhập thì toàn bộ tài sản, nghĩa vụ, quyền lợi sẽ đều thuộc về doanh nghiệp mới được tạo ra.Acquisitions (mua lại): Một doanh nghiệp lớn sẽ mua các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, các doanh nghiệp bị mua lại này vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ và doanh nghiệp mua lại sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mình mới mua.

II. Có các hình thức của M&A 

*

Có 3 hình thức M&A phổ biến hiện nay

Sẽ có 3 hình thức M&A phổ biến và chúng được phân chia theo tính chất của việc sáp nhập đó là:

M&A theo chiều dọcM&A theo chiều ngang M&A kết hợp.

M&A chiều dọc (M&A Vertical)

Thực hiện với mục đích là liên kết các công ty có cùng một loại hình sản phẩm và dịch vụ, nhưng có một vài điểm khác biệt trong quy trình sản xuất . 

Ví dụ: Ví dụ như một doanh nghiệp chuyên phân phối các sản phẩm về săm lốp có thể sát nhập với doanh nghiệp khác chuyên sản xuất về cao su. Việc làm này có thể sẽ giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn bởi các nhà cung cấp, hạn chế những khoản chi phí chung gian.

M&A chiều ngang (M&A Horizontal)

Sáp nhập các doanh nghiệp có cung cấp các dòng sản phẩm và dịch vụ giống nhau , cùng một quy trình sản xuất. Việc sáp nhập này thông thường sẽ diễn ra với chính đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp.

Ví dụ: Vào tháng 1/2016 Toyota đã tuyên bố là họ tiến hành mua lại toàn bộ của Daihatsu ( một thương hiệu ô tô được thành lập sớm nhất tại Nhật Bản). Cách làm này của Toyota được cho là cụ thể hóa việc mở rộng quy mô sản xuất nội địa hóa các mẫu oto cỡ nhỏ.

M&A kết hợp (M&A Conglomerate)

Các công ty sẽ tiến hành mua bán và sáp nhập với nhau để tạo ra một tập đoàn, phục vụ cho một nhóm ngành nghề cụ thể, nhưng họ không cung cấp dòng sản phẩm giống nhau. Những sản phẩm của họ có thể đi kèm theo và bổ trợ cho nhau.

Xem thêm: “Please Go Ahead Nghĩa Là Gì ? Vietgle Tra Từ

Ví dụ: Một doanh nghiệp chuyên sản xuất xe hơi sẽ tiến hành mua bán và sáp nhập với một công ty chuyên về lốp ô tô, để tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng.

III. Tiến trình để thực hiện một M&A

*

Có 10 bước thực hiện tiến trình M&A

Việc mua bán và sáp nhập thông thường sẽ mất khoảng thời gian 6 – 12 tháng hoàn thành, thậm chí lâu hơn và phải trải qua rất nhiều bước khác nhau. 

Theo các chuyên gia thì chúng ta sẽ phải trải qua 10 bước để thực hiện M&A.

Lên kế hoạch chiến lược mua lại: Khi tiến hành M&A thì bạn cần phải có những mong muốn rõ ràng từ việc mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp với nhauĐặt tiêu chí: Bạn cần phải có một mục tiêu trước khi tiến hành thực hiện kế hoạch M&A Tìm kiếm các mục tiêu: Sau khi biết rõ được mục đích của mình là gì các bạn sẽ tiến hành tìm kiếm những mục tiêu tiềm năng phù hợp nhất.Lên kế hoạch mua lại: Việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp không dễ dàng như khi bạn mua một bó rau ngoài chợ. Bạn cần phải liên hệ với các doanh nghiệp mục tiêu để thu thập thông tinPhân tích: Bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ những thông tin về những doanh nghiệp mục tiêu, sau đó sẽ phân tích, đánh giá và lựa chọn doanh nghiệp phù hợp nhất.Tiến hành đàm phán: Sau khi lựa chọn được doanh nghiệp phù hợp thì bạn có thể gửi tới một lời đề nghị chi tiết hơn.Thẩm định giá trị: Sau khi tiến hành đàm phán thì các bạn có thể yêu cầu thẩm định, kiểm tra về mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp chúng ta mua mua bán hoặc sáp nhậpSoạn thảo hợp đồng mua bán: Những bên liên quan sẽ thống nhất và đưa ra được các quyết định cuối cùng và đưa ra những thỏa thuận về hợp đồngĐưa ra các chiến lược tài chính sau khi mua lại hoặc sáp nhập doanh nghiệpPhân tích kỹ hơn về việc mua bán và sáp nhập này

IV. Lợi ích khi thực hiện M&A

*

M&a giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường tốt hơn

Gần như bất kỳ doanh nghiệp nào khi thực hiện m&a đều có mục đích là mở rộng quy mô cũng như nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 6 lợi ích rõ ràng nhất khi thực hiện m&a các bạn có thể nhận thấy đó là:

Nâng cao quy mô doanh nghiệp: Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ giúp tăng quy mô, mua nguyên vật liệu sản xuất với số lượng lớn sẽ giúp làm giảm chi phí sản xuất Nâng cao thị phần: Thử nghĩ rằng nếu như 2 hoặc 3 doanh nghiệp cùng hoạt động trong một ngành kết hợp lại với nhau. Lúc này thị phần của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách đáng kể trên thị trườngĐẩy mạnh phân phối hàng hóa: Tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp được cải thiện một cách đáng kể khi tiến hành m&a. Doanh nghiệp sẽ mở rộng được mạng lưới phân phối sẽ giúp doanh nghiệp có thị phần lớn hơnGiảm chi phí nhân lực: Việc kết hợp nguồn lực của 2 doanh nghiệp với nhau có thể giúp nâng cao hiệu suất lao động của công nhân Cải thiện nguồn lực tài chính: Một trong những lợi ích nổi bật nhất khi thực hiện công việc m&a đó là sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách đáng kể, giúp họ có cơ hội đầu tư và các dự án lớn

V. Vì sao M&A cần chú trọng tới Marketing?

Tuy nhiên, bất kỳ thương vụ M&A nào cũng chứa đựng nhiều rủi ro khách quan và chủ quan. Đứng dưới góc nhìn của một marketer, các hình thức M&A có thể giúp doanh nghiệp thâu tóm đối thủ hoặc thâm nhập vào thị trường sâu rộng hơn. Tuy nhiên nó không thể giúp doanh nghiệp chinh phục khách hàng và thị trường nếu không có sự đầu tư đúng mức vào chiến lược marketing. Vậy vai trò của marketing trong một thương vụ M&A là gì?

Sau quy trình thực hiện M&A, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với 2 vấn đề lớn là khách hàng và thị trường, các vấn đề về phân khúc, thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu,…

*

M&A là gì? Vì sao M&A cần được chú trọng trong marketing

Bên cạnh đó, nếu quy trình M&A diễn ra giữa 2 doanh nghiệp từng là đối thủ cạnh tranh thì khả năng diễn ra những xung đột về sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối, con người, văn hóa doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố này đều là các thành phần của marketing hiện đại. Chính vì thế mà việc chú trọng tới marketing trong thương vụ M&A là điều rất cần thiết, hay nói cách khác mục đích của M&A sẽ giúp:

1. Tránh khủng hoảng truyền thông

Chưa kể đến vấn đề truyền thông khi thông tin về hoạt động M&A sắp được công bố ra bên ngoài và chuẩn bị cho mọi sự thay đổi. Sự giao động của các đối tác khác như nhà phân phối, nhà cung cấp, nhân viên,… của doanh nghiệp bị mua lại sẽ gia tăng khi các thông tin về công ty sắp bị M&A dần được tiết lộ.

Có thể ví dụ như trong thương vụ M&A nổi tiếng thế giới gần đây giữa Uber Đông Nam Á và Grab, nhiều lái xe Uber tỏ ra thất vọng khi họ sắp phải chuyển sang Grab hoặc sẽ không còn việc làm. Hàng trăm tài xế có nguy cơ mất việc nếu trước đó đã vi phạm những điều khoản từ Grab. Rất nhiều người trong số này đã vay nợ hàng trăm triệu mua ô tô chạy taxi công nghệ nay lo phá sản vì gánh nặng quá lớn.

Một trong những yếu tố có thể hỗ trợ đó là minh bạch hóa thông tin trên các phương tiện truyền thông nội bộ (internal communication) và truyền thông bên ngoài (external communication).

2. Điều chỉnh lại nhân sự và quy trình làm việc

Để nâng cao hiệu quả và chất lượng một thương vụ M&A Việt Nam hay quốc tế, cần có sự tìm hiểu và trao đổi về văn hóa công ty, hệ thống phân phối, năng lực lãnh đạo và thiện chí hợp tác,…Với hỗn hợp tiếp thị 7P, giai đoạn này cần phải chú trọng về 2 yếu tố là con người (people) và quy trình (process) bởi đây cũng là 2 yếu tố thường xung đột giữa 2 doanh nghiệp.

Công tác tiếp thị nội bộ (internal marketing) cần phải phối hợp chặt chẽ với công tác nhân sự (human resources). Trong quá trình thực hiện thương vụ M&A cần có sự phối hợp giữa hội đồng quản trị, ban Giám Đốc, chuyên viên nhà đầu tư và marketing để đảm bảo sự nhất quán trong hoạt động marketing và thông điệp truyền thông.

Xem thêm: Cách Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại Là Gì ? Cách Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại Tk 5212

3. Thống nhất chiến lược thương hiệu

Một vấn đề nữa là định vị thương hiệu sau M&A. Do sáp nhập 2 thương hiệu, có khả năng một số chiến lược thương hiệu cũng sẽ bị ảnh hưởng như cốt lõi thương hiệu (brand essence), hệ thống nhận dạng thương hiệu (brand identity system) thậm chí cấu trúc thương hiệu cũng có khả năng bị thay đổi (brand architecture),…Đây là một quá trình tìm ra điểm đặc trưng/khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh và truyền thông vào tâm trí khách hàng.

KẾT LUẬN:

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết các bạn có thể hiểu được hoạt động M&A là gì? Từ đó có thể bổ xung những kiến thức cần thiết cho ngành tài chính doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *