Khi nhắc đến động cơ rotary, chắc chắn là có rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chiếc RX-7 nổi tiếng một thời của Mazda.

Đang xem: Mazda rx7 tại việt nam

*

Bởi lẽ, RX-7 được coi là mẫu xe thành công bậc nhất với loại động cơ nói trên. Trong một phần tư thế kỷ tồn tại, RX-7 có lẽ đã không thể trở thành một chiếc xe biểu tượng nếu không có cỗ máy này. Rotary không chỉ mang đến sự khác biệt chiếc sportscar của Mazda mà còn giúp RX-7 cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ trong phân khúc.

Theo tìm hiểu, RX-7 chính thức xuất hiện vào năm 1978 và được duy trì sản xuất cho đến tận năm 2002. Thống kê chỉ ra rằng đã có hơn 810.000 chiếc RX-7 ra lò trong giai đoạn này, biến nó trở thành chiếc xe mang động cơ rotary thành công nhất trong lịch sử.

*

RX-7 được bắt đầu với thế hệ SA/FB. Đó là một chiếc xe thể thao mang động cơ đặt phía trước và dẫn động cầu sau. Dĩ nhiên, điểm đặc biệt nhất của chiếc xe nằm ở cỗ máy Wankel, một dạng động cơ rotary. Nó có những đặc tính vượt trội, cụ thể là kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và hiệu suất tốt so với kích thước.

Ngay khi ra mắt tại Nhật Bản vào năm 1978, RX-7 đã nhanh chóng gặt hái thành công nhờ lợi thế về mặt chi phí. Cụ thể, kích thước tổng thể nhỏ bé của chiếc xe giúp người mua không phải chịu các khoản thuế phí như trên các dòng xe lớn hơn. Trong khi đó, dung tích động cơ dưới 1,5 lít cũng giúp họ tiết kiệm được một khoản phí đường bộ thường niên. Đồng thời, máy rotary cũng giàu sức mạnh hơn những dòng động cơ truyền thống.

*

Với tổng trọng lượng chưa đến 1,2 tấn cùng khả năng xử lý xuất sắc, đem đến cảm giác về sự gắn kết giữa người lái và chiếc xe, RX-7 thế hệ đầu tiên đã thực sự làm say đắm các tay lái. Chỉ một năm sau khi ra mắt tại thị trường nội địa, RX-7 đã được xuất khẩu sang châu Âu. Ban đầu, xe sử dụng động cơ 12A 1,1 lít. Về sau được nâng cấp với hệ thống tăng áp và đi kèm tùy chọn phun nhiên liệu điện tử 13B, dung tích xi-lanh cũng tăng lên 1,3 lít. Được biết, SA/FB cũng là thế hệ RX-7 thành công nhất với hơn 470.000 xe được sản xuất.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ In Place Of Là Gì Ạ, In Place Of

*

Đến năm 1986, Mazda đã trình làng thế hệ thứ 2 của RX-7 với tên mã nội bộ là FC. Thế hệ này tiếp tục được cải tiến về mặt hiệu năng và thiết kế, trong đó nổi bật là phong cách tạo hình mang cảm hứng xe thể thao của Porsche. Một trong những thay đổi quan trọng của thế hệ FB nằm ở hệ thống tăng áp và hệ thống kiểm soát khung gầm DTSS. Mazda nhận thấy rằng nạp khí cưỡng bức là một phương án lý tưởng để bổ trợ cho động cơ rotary.

Ở thế hệ này, RX-7 được trang bị động cơ 1,3 lít tiêu chuẩn tại mọi thị trường. Ban đầu RX-7 FC được bán ra với phiên bản hút khí tự nhiên cho công suất 148 mã lực. Về sau có thêm các biến thể tăng áp cho công suất 177 và 197 mã lực. So với thế hệ đầu tiên, RX-7 FC cũng gia tăng đáng kể về trọng lượng với cấu hình nặng nhất có thể đạt tới hơn 1,5 tấn. Đã có hơn 272.000 chiếc RX-7 FC ra lò, bao gồm hai biến thể coupe và mui trần. Đây cũng là thế hệ RX-7 duy nhất có phiên bản mui trần.

*

Thế hệ thứ 3 FD chính là sự kết thúc của huyền thoại RX-7. FD được phát triển để trở thành một chiếc xe hiệu năng cao thực thụ với động cơ tăng áp kép. Vẫn là mức dung tích 1,3 lít nhưng công suất của nó đã được đẩy lên 236 mã lực đối với phiên bản dành cho châu Âu. Con số này còn cao hơn nữa đối với model nội địa. Không chỉ nhanh và mạnh hơn, FD còn được đánh giá là thế hệ RX-7 có cảm giác lái tốt nhất.

*

Với những cải tiến đáng chú ý, lẽ ra FD đã trở thành thế hệ thành công vượt bậc. Nhưng trên thực tế, model này lại có kết quả kinh doanh kém nhất, chỉ đạt hơn 68.500 xe sau 10 năm. Một phần nguyên nhân được cho là nằm ở việc RX-7 FD không đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải tại châu Âu và biến mất khỏi thị trường này từ năm 1996.

Xem thêm: Bổ Sung Đối Tượng Tham Gia Dân Công Hỏa Tuyến Là Gì, Quyết Định 49/2015/Qđ

*

RX-7 được nối tiếp bởi RX-8 song hậu duệ của chiếc xe này lại không thể đáp ứng sự kỳ vọng của Mazda và đã bị khai tử chỉ trong chưa đầy 10 năm có mặt trên thị trường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *