Trong dân gian, ta thường nghe tới ba chữ “Tả pín lù ” (tạp pí lù, tả pí lù) khi người ta muốn nói về những thứ hổ lốn, lai tạp… Người ta cũng biết Tả pín lù là một món ăn, nhưng hầu như chỉ thấy trong phim…kiếm hiệp. Còn thì không phải ai cũng dễ dàng nhìn thấy món ăn này thực sự, mà nếu có thấy, thì lần trước…khác hẳn lần sau, khó mà định hình được. Để hiểu thêm về món ăn độc đáo này, mời các bạn đọc qua bài viết của tác giả Thượng Hồng.Bạn đang xem: Tả pí lù là gì

Có một món ăn vốn của người Hoa, nhưng đã thành món địa phương ở vùng Nam Bộ – món tả pín lù. Tả pín lù là đọc trại ra của ba âm da bin lo của người Trung Quốc, Nó có xuất xứ từ một món thịt của người Mông Cổ và các bộ tộc người Hoa sống ở vùng biên thùy Trung – Mông. Những bộ tộc này có thói quen ăn uống ngoài trời. Vào mùa hè ấm áp thì họ lóc từng miếng thịt nhỏ ở các con vật như dê, cừu hay bê, rồi nướng trên lửa để ăn ngay, không cần chế biến hay thêm thắt gia vị. Vào mùa đông thì việc ăn uống kiểu đốt lửa đã tỏ ra rất bất tiện và thiếu sự đậm đà. Do đó, họ đã nghĩ ra một cách ăn món thịt vừa giữ được chất ngọt vừa tiện lợi. Món da bin lo đã ra đời từ đó.

Đang xem: Tả Pí Lù Là Gì ? Tả Pín Lù Là Món Gì

Khi người Hoa sang Việt Nam, họ đã mang theo món da bin lo. Và đọc theo âm Việt, nó trở thành tả pín lù. Món tả pín lù của người Hoa vẫn còn cầu kì hơn so với khi nó đã “Việt hóa”. Trong cách chế biến của người Hoa thì món ăn này phải gồm các nguyên liệu và theo từng công đoạn như sau: thịt sống thái mỏng gồm hai hoặc ba loại như bò, dê, cừu và thêm vào các loại rau cải sống. Nước lèo (nước dùng) được nấu sôi trong một cái nồi bằng đất nung, có vị chua, cay, ngọt. Nước chấm phải có sa tế và tàu vị yểu.

*

Tôi đã được ăn qua khá nhiều lần món tả pín lù của nhiều loại thịt. Tuy nhiên, chỉ có một lần, khi ăn món tả pín lù độc đáo của một chủ quán người Hoa tại Chợ Lớn là gây ấn tượng khó quên nhất. Điều đặc biệt trước tiên là ở cái nồi. Thường người ta dùng loại nồi đất theo kiểu nồi “tay cầm”, hoặc nồi nhôm dễ nóng, mau sôi. Còn ở đây là một chiếc nồi được chế tạo đặc biệt, mà theo vị chủ quán, đã phải đặt làm riêng: thoạt trông như một nồi nấu cơm thông thường, nhưng khác hơn ở chỗ một bên gần đáy nồi có khoét một cái miệng, rộng vừa đủ để đưa than vào.

Xem thêm: Công Bằng Xã Hội Là Gì – Công Bằng Xã Hội (Social Equality) Là Gì

Có nghĩa là chiếc nồi có hai đáy, phía trên để nấu, phía dưới là cái lò chứa than hồng. Khi bắt đầu ăn người ta đốt than cho đỏ lên, cho vào bên phần dưới nồi, còn ở trên đổ nước lèo. Đặc biệt hơn, phía trên nồi lại chia thành hai ngăn, một bên chứa thứ nước lèo trong, còn bên kia thì nước lèo đục, màu vàng như nghệ. Vị chủ quán giải thích: “món tả pín lù không phải loại thịt nào cũng nhúng với nước giấm. Có loại cần nhúng chua, có loại cần nước lèo ngọt, béo. Như món cá chẻm, ăn với nước chấm pha nước cốt dừa sẽ có một hương vị khó quên”.

Xem thêm:

Hôm đó, tôi đã được ăn tả pín lù gồm thịt bò, cá, tôm, mực tươi, cá viên, sò… nồi nước lèo lúc nào cũng sôi. Vị chủ quán hướng dẫn cách ăn:

Tôi đã làm theo đúng sự chỉ dẫn. Thú thật là hương vị có khác hẳn. Cá, tôm khi được nhúng trong nước lèo béo ngậy cho hương vị đậm đà. Đổi sang món ăn nhúng nước lèo chua ngọt lại được đổi “gu” đúng lúc, giúp cho bữa ăn không ngán.

– Theo phong tục của người dân vùng biên thùy Trung Quốc, họ thường đãi nhau những bữa tiệc da bin lo như thế này với rất đông người tham gia. Mỗi thực khách có quyền chọn khẩu vị của mình trên cùng một loại thực phẩm. Ai thích chua ngọt thì ăn theo chua ngọt, còn ai thích béo thì ăn theo béo. Những buổi tiệc đó kéo dài thâu đêm suốt sáng. Những chiếc nồi thiết kế theo kiểu này sẽ giúp tránh được gió lạnh mùa đông, lại giữ được nhiệt rất lâu. Đặc biệt là thịt dê và cừu, tuy cả hai gần giống nhau, nhưng khi ăn thì hai tính chất khác biệt. Thịt cừu thích hợp với chất chua ngọt, còn thịt dê thì chỉ ngon khi có nước lèo béo. Tiệc tả pín lù bằng hai loại thịt dê, cừu mà có cái nồi hai ngăn, hai loại nước lèo thì thú vị không gì bằng!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *