Bạn có thể thiết lập tài khoản email của mình thông qua IMAP hoặc POP3 trên bất kỳ thiết bị nào. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là giữa IMAP và POP3 có gì khác nhau và nên sử dụng giao thức nào? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn đọc tham khảo tiếp bài viết phân biệt giao thức IMAP và POP3 dưới đây của honamphoto.com.vn

Cả POP3 (viết tắt của Post Office Protocol) và IMAP (Internet Message Access Protocol) đều cho phép người dùng truy cập email từ máy chủ từ xa. Và đó cũng chính là điểm giống nhau giữa POP3 và IMAP. Trước đây, honamphoto.com.vn đã có bài viết phân biệt POP3 IMAP và Exchange khi thiết lập giao thức email và bài viết dưới đây, honamphoto.com.vn sẽ đi sâu hơn về hai giao thức POP3 và IMAP.

Đang xem: Tài khoản pop3 và imap là gì

Để phân biệt giữa các giao thức IMAP và POP3 là thông qua cách thức hoạt động của từng giao thức, cũng như cách sử dụng và ưu nhược điểm của từng giao thức.

Phân biệt giao thức IMAP và POP3

Cách thức hoạt động của POP3

– Kết nối với máy chủ.- Truy xuất tất cả email từ tài khoản của bạn.- Lưu trữ tất cả email cục bộ trên thiết bị của bạn.- Xóa các thư khỏi máy chủ (không phải lúc nào cũng thế, một số máy khách POP và máy chủ email cho phép giữ bản sao trên máy chủ).- Ngắt kết nối với máy chủ.

Cách thức hoạt động của IMAP

– Kết nối với máy chủ.- Truy xuất nội dung do người dùng yêu cầu và lưu trữ cục bộ.- Xử lý các chỉnh sửa (chẳng hạn đánh dấu email là đã đọc, xóa email, …) mà người dùng thực hiện.- Ngắt kết nối với máy chủ.

Khi nào sử dụng POP3 hoặc IMAP?

*

Ưu và nhược điểm của POP3

– Ưu điểm của POP3:

+ Thư được lưu trữ cục bộ và có thể truy cập được, ngay cả khi không có kết nối.+ Chỉ cần kết nối Internet khi gửi và nhận email.+ Tiết kiệm dung lượng lưu trữ trên máy chủ.+ Tuy chọn lưu trữ bản sao mail trên máy chủ.+ Không giới hạn kích thước tối đa trên hộp thư, ngoại trừ được xác định bởi kích thước ổ cứng.

– Nhược điểm của POP3:

+ Tất cả thư được lưu trữ trên ổ cứng, vì vậy nó sẽ chiếm dụng nhiều không gian trống.+ Chỉnh sửa email trên một thiết bị không đồng bộ với các thiết bị khác, chẳng hạn như smartphone.+ Thư mục email có thể bị hỏng và bị mất hoàn toàn, quá trình khôi phục sẽ mất rất nhiều thời gian.+ Email đính kèm có thể chứa virus vì chúng được lưu trữ trên PC, và có thể đe dọa toàn bộ máy tính nếu việc quét virus không được thực hiện đúng cách.

Xem thêm: “Nghiên Cứu Tổng Quan Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Tổng Quan Trong Tiếng Việt

Ưu và nhược điểm của IMAP

– Ưu điểm của IMAP:

+ Thư được lưu trữ trên máy chủ từ xa và có thể truy cập từ nhiều máy tính ở các vị trí khác nhau và trên các thiết bị di động khác nhau.+ Tải xuống nhanh hơn.+ Thư tự động được sao lưu nếu máy chủ được quản lý đúng cách.+ Tiết kiệm dung lượng lưu trữ cục bộ.+ Tùy chọn lưu trữ thư cục bộ.

– Nhược điểm của IMAP:

+ Cần kết nối Internet để hoạt động.+ Một số máy chủ email sẽ tính phí để cung cấp IMAP dưới dạng tùy chọn.+ Mở các file đính kèm chậm hơn vì thư không được lưu trữ cục bộ và dựa vào tốc đọi kết nối Internet.

Nên sử dụng giao thức email nào?

Sử dụng giao thức POP3 nếu:

– Chỉ cần truy cập tài khoản email của bạn từ một thiết bị duy nhất.- Truy cập liên tục email của bạn ngay cả khi có kết nối Internet hay không.- Dung lượng lưu trữ của máy chủ email bị giới hạn.

Sử dụng IMAP nếu:

– Bạn muốn truy cập tài khoản email của mình từ nhiều thiết bị và vị trí khác nhau.- Bạn muốn chỉnh sửa tài khoản email của mình để đồng bộ hóa trên tất cả các thiết bị.- Dung lượng lưu trữ cục bộ (ví dụ như ổ cứng máy tính hoặc dung lượng lưu trữ trên điện thoại) bị giới hạn.- Nếu lo lắng thiết bị sẽ bị lỗi và cần phải sao lưu email của bạn.

Xem thêm:

https://honamphoto.com/phan-biet-giao-thuc-imap-va-pop3-35478n.aspx Như vậy bài viết trên đây honamphoto.com.vn vừa cung cấp cho bạn các thông tin để phân biệt giao thức IMAP và POP3. Vì hầu hết người dùng làm việc trên nhiều thiết bị khác nhau nên honamphoto.com.vn khuyến cáo bạn nên thiết lập email của mình là IMAP, vì IMAP có khả năng đồng bộ trên các thiết bị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *