*
*

Tâm thế gian là tâm tràn đầy ham muốn ích kỷ, những ai luôn sống với tâm này sẽ huân tập nhiều tập khí, lậu hoặc gọi chung là nghiệp. Nghiệp thì có nghiệp xấu và nghiệp tốt. Nhưng đa phần người ta dính nhiều với nghiệp xấu hơn là nghiệp tốt. Đã tạo nghiệp, thì phải chịu luân hồi sinh tử để thọ quả báo.

Đang xem: Phát Tâm Bồ Đề Là Gì ? Ta Cùng Chúng Sanh Phát Tâm Bồ Đề

Nếu tâm tỉnh ngộ chịu học Phật pháp, chúng ta sẽ nhận thấy đời này được sanh làm người thực không dễ chút nào. Nếu không dày công vun bồi phước báo từ nhiều đời, nhiều kiếp thì liệu đời này chúng ta có được tái sanh ở cõi Người? Và liệu chúng ta có được tấm thân lành lặn khỏe mạnh hay không? Tư duy được như thế, chúng ta mới biết quý trọng cuộc sống hiện tại và thấy cần nên tiếp tục nuôi dưỡng chí tu học của mình. Học pháp Phật, thực hành pháp Phật, với tâm từ bi quảng đại, chúng ta khó mà làm ngơ trước những khổ đau của những người chung quanh. Tùy theo hoàn cảnh chúng ta tham gia vào những công tác cứu khổ cứu nạn, giúp chúng sanh thoát khỏi căn nhà lửa vô minh phiền não trong khả năng của mình. Đó là chúng ta tu tập theo lý tưởng Bồ Tát Đạo mà chư Phật chư Tổ đã và đang tiếp tục. Muốn đi trên con đường Bồ Tát Đạo, trước hết chúng ta phải dũng mãnh phát Bồ Đề Tâm.

 

“PHÁT BỒ ĐỀ TÂM” LÀ GÌ?

Phát là phát sinh, phát khởi, phát hiện, phát minh, phát triển, dựng nên, tạo nên, mở ra, đưa tới, hiện ra, cho ra … Bồ Đề dịch từ âm tiếng Phạn là Bodhi nghĩa là Giác.

Tâm tiếng Phạn là Citta. Tâm của con người chỉ có một, nhưng tùy theo trạng thái xuất hiện có thể tạm chia làm ba theo mức độ tu tập. Đó là Tâm Phàm Phu hay Tâm Bậc Thánh hoặc Tâm Phật. Citta là cái Biết có lời, là cái Biết của Tâm Phàm Phu. Khi sáu căn tiếp xúc sáu trần ngay lúc đó có sự xen vào của Ý Căn hay Ý Thức hoặc Trí Năng. Đây là cái Biết Có Lời. Nếu giác quan tiếp xúc với đối tượng thấy biết như thật về đối tượng, thì đó là cái Biết Không Lời của Tánh Thấy, Tánh Nghe, Tánh Xúc Chạm gọi chung là Tánh Giác (Buddhità) tương ưng với Tâm Bậc Thánh. Cao hơn và sâu sắc hơn là Nhận Thức Biết Không Lời của Tâm Phật (Buddhatà). Tâm Phật có công năng thấy biết chân thật tánh tướng của vạn pháp, hiểu rõ đường lối dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi khổ đau phiền não, vượt thắng mọi khó khăn chướng ngại của duyên nghiệp luân hồi sinh tử. Còn gọi là Tâm Bồ Đề ,Tâm Giác Ngộ, Tâm Như v.v…

Tâm Bồ Đề (Budhicitta) là tâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật sự của vạn pháp, là tâm tin chúng sanh ai cũng có Phật tánh và luôn dụng công tu hành hướng đến quả Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.

Còn “Phát Bồ Đề Tâm” là đặt ra mục tiêu tối hậu ngay từ lúc khởi đầu đó là hướng tâm đến lộ trình tu tập giác ngộ và giải thoát. Nói cách khác chúng ta đang ở địa vị phàm phu, y theo Pháp bảo, tu tập cho đến khi nào đạt được giác ngộ giải thoát mới thôi, thì gọi là Phát Bồ Đề Tâm.

 

ĐẶC TÍNH CỦA TÂM BỒ ĐỀ

Tâm Bồ Đề lấy tình thương từ bi và trí huệ làm căn bản. Trí huệ và từ bi phát xuất từ công năng tu tập qua pháp học, pháp hành trong đạo Phật, để tự độ thoát mình và độ chúng sanh. Tâm Bồ Đề bao gồm ý nghĩa của ba tâm. Đó là: Trực Tâm, Thâm Tâm và Đại Bi Tâm. Người phát Tâm Bồ Đề, phải tu tập để có đủ ba tâm này.

– Trực Tâm: Có thể hiểu Trực Tâm theo ba chiều hướng. Chiều hướng thứ Nhất, Trực Tâm là tâm chân thật, ngay thẳng , luôn nỗ lực tinh tấn đoạn diệt các điều ác và thường làm các việc lành. Chiều hướng thứ Hai, Trực Tâm là tâm chánh trực, thành thật với chính bản thân mình và thành thật không dối trá lường gạt đối với những người xung quanh. Chiếu hướng thứ Ba là trên bước đường tu tập, hành giả cần nên xử dụng những phương pháp, kỹ thuật nhằm hướng thẳng vào trọng điểm là Tánh giác. Tánh giác là Tánh Biết, là tiềm năng giác ngộ nghĩa là nền tảng của trí huệ, của vô phân biệt trí, của nhận thức không lời. Khi Tánh giác có mặt, dù hành giả đang tiếp xúc với bất cứ cảnh giới nào cũng không bị cảnh đó chuyển tâm lôi kéo, nghĩa là không bị dính mắc, không chấp trước, không lệ thuộc. Khi Tánh giác có mặt, vô minh không có mặt, tự ngã không có mặt, phiền não, tập khí hay lậu hoặc cũng không có mặt. Cho nên người học đạo cần phải có tâm ngay thẳng, chánh trực, thuật ngữ nhà Phật gọi là Trực Tâm, tâm này tu tập không vòng vo mà hướng thẳng vào Tánh Giác là tiềm năng giác ngộ, đưa đến quả vị Phật, là mục tiêu tối hậu mà hành giả phát tâm lúc ban đầu.

 

– Thâm Tâm: Trên con đường tu tập hàng ngày, với tâm chân thật, hành giả quán chiếu sâu sắc về hiện tượng thế gian, tuệ tri về tự tánh chân thật của con người và vũ trụ. Nhận ra các pháp hữu vi đều vô thường, xung đột, biến dịch, vô ngã, trống không… qua Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sanh. Hiểu rõ bốn chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo, tin thuyết luân hồi sanh tử và quy luật nhân quả v.v… Đó là những chủ đề giáo lý quan trọng mà Đức Phật đã giảng dạy còn ghi lại trong Tam tạng kinh điển. Từ những hiểu biết thâm sâu đó, tâm hành giả chuyển đổi nhận thức không còn muốn làm việc ác mà thường thích làm việc lành. Tâm này gọi là Thâm Tâm, là tâm đã và đang tu tập sâu sắc, nắm vững pháp học và pháp hành, tạm có một số tư lương để có thể áp dụng giúp mọi người bớt khổ.

Xem thêm: Lao Động Làm Thuê Và Tư Liệu Sinh Hoạt Là Gì ? Lý Luận Về Hàng Hóa Sức Lao Động

Như vậy, chúng ta có thể hiểu Thâm Tâm là tâm hiểu rõ đạo lý Phật đà, nên luôn như lý tác ý, làm những việc thiện lành tạo công đức bồi dưỡng cho Tâm Bồ Đề. Công đức tạo được là một phần động lực thúc đẩy hành giả ngày một tinh cần hơn trong vấn đề tu trì. Nhờ đó, định lực ngày thêm vững chắc, chí tu học ngày một vững bền. Ngược lại, nếu ít công đức, ít căn lành có nghĩa là hành giả đã lơ là thất niệm, không như lý tác ý, để cho phiền não, tham, sân, si có cơ hội tràn vào, làm ô nhiễm cái tâm trong sạch của mình. Như vậy khi Thâm Tâm xuất hiện, nó hỗ trợ cho Trực Tâm phát huy thêm công đức thiện lành.

– Đại Bi Tâm: Con người sanh ra đời đã có sẵn chủng tử đức hạnh, trí huệ của Như Lai. Bản hoài của Như Lai là làm sao cứu tất cả chúng sanh thoát khỏi biển khổ luân hồi. Lòng từ bi của Ngài vô tận vô biên không ngằn mé. Con người cũng thế, nhưng vì vô minh che mờ chân tánh, nên đã huân tập tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến… ngày này qua tháng nọ, gọi chung là lậu hoặc hay tập khí. Những thứ ô nhiễm này không chỉ tạo nhiều khổ đau cho con người trong đời sống hiện tại mà còn kéo mãi trong nhiều kiếp ở vị lai.

Nay học Phật, hiểu rõ nguyên nhân tại sao tất cả chúng sanh ở thế gian này trong đó có cả bản thân mình. Ít nhiều, ai ai cũng khổ. Là người tỉnh ngộ có tu tập, khi thấy chúng sanh đau khổ, tự nhiên phát khởi lòng thương tìm cách cứu vớt. Người có tâm thương xót chúng sanh không phân biệt thân sơ như vậy là người có Tâm Đại Bi.

Nhìn chung cả ba tâm: Trực Tâm, Thâm Tâm, Đại Bi Tâm khế hợp lại với nhau giúp cho hành giả mau thành tựu Bồ Đề Tâm trên lộ trình tu tập.

Là Bồ Tát phát tâm, trong các thời khóa hằng ngày, chúng ta thường tụng bài kệ “Tứ Hoằng thệ độ” với mục đích trưởng dưỡng Tâm Bồ Đề luôn được kiên cố, và nung nóng chí tu học vững bền, cho đến khi Phật đạo viên thành.

Chúng sanh vô biên thề nguyện độ

Phiền não vô tận thề nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thề nguyện học

Phật đạo vô thượng thề nguyện thành.

Xem thêm: Luật Hiến Pháp Tiếng Anh Là Gì ? Luật Hiến Pháp Tiếng Anh Là Gì

Bài kệ này được xem như là là nội dung tu tập của hành giả Phát Bồ Đề Tâm. Ý nghĩa của bài kệ đó như sau:

– Chúng sanh vô biên thề nguyện độ: Bản thân của chúng ta và tất cả mọi người, mọi loài xung quanh gọi là chúng sanh. Chúng sanh (chúng ta và mọi người) hằng ngày sống với tâm tham, sân, si, mạn, nghi, đố kỵ, ganh ghét, hận thù, vui, buồn, sướng, khổ v.v… Những trạng thái tâm sở này … hành hạ trực tiếp lên thân và tâm của hành giả, nên các trạng thái đó rất cần được độ thoát. Hành giả phát Tâm Bồ Đề, phải tự độ mình, tức là độ tất cả những lậu hoặc, nghiệp chướng kể trên vào Niết-bàn bằng cách an trú trong Tâm Bất Động tức Tâm Như hay Tâm Phật. Đây là “thượng cầu Phật Đạo”, bên cạnh đó Phát Bồ Đề Tâm độ chúng sanh, hướng dẫn họ tu tập giác ngộ thoát khổ như mình. Đó là “hạ hóa chúng sanh”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *