Hiện nay ung thư là bệnh đang có xu hướng phát triển ở nhiều quốc gia, trong đó bạch cầu cấp là bệnh ung thư máu hay bệnh leukemia khá phổ biến. Bệnh leukemia cấp gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau và việc phòng bệnh đang còn gặp nhiều khó khăn.

Đang xem: Tế Bào Blast Là Gì ? Đặc Điểm Tế Bào Blast Và Các Bệnh Liên Quan

Bệnh leukemia (Ung thư máu) hay còn gọi là bệnh máu trắng. Đây là tên gọi chung của một nhóm các bệnh máu ác tính.

Bệnh leukemia cấp (Ung thư máu cấp tính) đặc trưng là sự tăng sinh một loại tế bào máu non chưa trưởng thành trong tủy xương, gọi là tế bào blast. Sự tăng sinh vô độ của tế bào blast trong bệnh ung thư máu cấp tính dẫn tới hai hậu quả:

Ức chế khả năng sinh hồng cầu và tiểu cầu của tủy xương.Tế bào blast tràn vào máu và thâm nhập các cơ quan.

Các nhà khoa học hiện này chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh leukemia cấp. Tuy nhiên người ta đã xác định được một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị bệnh leukemia cấp. Các yếu tố này bao gồm:

Tia xạ: những người bị nhiễm xạ (chẳng hạn các nạn nhân bom nguyên tử, các bệnh nhân được điều trị một số bệnh bằng tia xạ).Một số hóa chất, chẳng hạn như benzene hoặc thuốc hóa chất sử dụng trong điều trị ung thư.

Các triệu chứng bệnh leukemia cấp khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bạch cầu phổ biến bao gồm:

Người bệnh mệt mỏi, hoa mắt khi thay đổi tư thế, thậm chí ngất.Da xanh xao, niêm mạc mắt, niêm mạc miệng (lợi) nhợt nhạt. Lòng bàn tay kém hồng.Móng tay dễ gãy, có khía. Tóc khô, xơ.Tim đập nhanh.Các biểu hiện trên diễn biến nhanh, người bệnh khó thích nghi. Thường không tìm được nguyên nhân gây mất máu tương xứng.

Người bệnh chảy máu tự nhiên, không liên quan đến va đập, chấn thương.Chảy máu chân răng tự nhiên.Xuất huyết dưới da biểu hiện là những mảng bầm tím trên da, có thể gặp ở mọi vị trí, xuất hiện tự nhiên, không tìm được nguyên nhân.Trường hợp nặng có thể nôn ra máu, đại tiện ra máu đỏ tươi hoặc phân đen, đi tiểu tiện ra máu. Người bệnh có thể tử vong do mất máu nếu không được cấp cứu kịp thời.Đông máu rải rác trong lòng mạch là biểu hiện nặng của bệnh, có thể gây tắc mạch máu.

Người bệnh sốt cao, kéo dài.Xuất hiện viêm loét miệng, họng, nhiễm trùng da. Thậm chí có thể hoại tử.Viêm phổi.Trường hợp nặng, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng do nhiễm khuẩn huyết.

Nguyên nhân do các tế bào ác tính tràn vào máu và thâm nhiễm các cơ quan.Gan, lách, hạch to, cứng chắc. Bệnh nhân có thể tự sờ thấy hạch to, gan to.Thâm nhiễm lợi làm lợi phì đại, thâm nhiễm da gây u dưới da.Thâm nhiễm thần kinh trung ương gây đau đầu, liệt… là biểu hiện nặng của bệnh.

Người bệnh sốt cao, kéo dài, có thể không tìm được nguyên nhân nhiễm khuẩn.Gầy sút cân nhanh mà không có nguyên nhân.Người bệnh suy sụp, mệt mỏi.

Thông thường, bệnh nhân bệnh leukemia cấp đã có biểu hiện khá nhiều triệu chứng lâm sàng như mô tả ở trên khi đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ thăm khám cho bệnh nhân nhằm phát hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh leukemia cấp như gan, lách, hạch to, thiếu máu, nhiễm trùng, xuất huyết.

Xem thêm: ” Cốt Truyện Tiếng Anh Là Gì, Nghĩa Của Từ Cốt Truyện, Cốt Truyện In English

Bệnh nhân cần được làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi để đếm số lượng bạch cầu (thường tăng trong bệnh leukemia cấp), đếm số lượng tiểu cầu và nồng độ huyết sắc tố (thường giảm trong bệnh leukemia cấp), đồng thời phát hiện tế bào leukemia trong máu ngoại vi.

Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi
Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi

Bệnh nhân cũng cần được làm xét nghiệm tủy xương (tủy đồ hoặc sinh thiết tủy) để được chẩn đoán xác định và phân loại bệnh.

Xét nghiệm miễn dịch bằng phương pháp flow cytometry (đếm tế bào theo dòng chảy) cũng là xét nghiệm thiết yếu nhằm hỗ trợ phân loại bệnh.

Các xét nghiệm NST và gen bệnh lý thường gặp trong bệnh leukemia cấp cũng được thực hiện nhằm phát hiện các bất thường có ý nghĩa tiên lượng để lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân.

Ngoài ra, để phát hiện các biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng máu hoặc thâm nhiễm tế bào leukemia vào hệ thần kinh trung ương, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác như siêu âm, chụp X-quang tim phổi, chụp CT scan, chọc dịch não tủy …

5. Điều trị bệnh leukemia cấp

Bệnh leukemia cấp, nhất là bệnh leukemia cấp dòng tủy tiến triển rất nhanh và biểu hiện nhiều biến chứng nặng nề, do vậy cần được điều trị sớm và tích cực. Các lựa chọn điều trị chính bao gồm:

Hóa trị liệu: sử dụng các thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào leukemia nhằm đạt tình trạng lui bệnh cho bệnh nhân. Trong bệnh leukemia cấp bác sĩ thường sử dụng phương pháp đa hóa trị liệu, tức là phối hợp nhiều loại thuốc hóa chất có cơ chế tác động khác nhau nhằm đạt hiệu quả diệt tế bào leukemia tối đa. Thuốc hóa chất có thể sử dụng bằng cách uống, tiêm truyền bằng đường tĩnh mạch (qua kim luồn hoặc catheter tĩnh mạch trung tâm) hoặc tiêm thẳng vào tủy sống để tiêu diệt tế bào leukemia thâm nhiễm vào hệ thần kinh trung ương.

Ghép tế bào gốc tạo máu từ người cho đồng loại từ nguồn tế bào gốc của tủy xương, máu ngoại vi hoặc máu cuống rốn, giúp bệnh nhân bệnh leukemia cấp có cơ hội được chữa khỏi hoặc lui bệnh lâu dài. Ghép tế bào gốc là một thủ tục để thay thế tủy xương bị bệnh bằng tủy xương khỏe mạnh. Trước khi ghép tế bào gốc, người bệnh sẽ được hóa trị liệu hoặc xạ trị liều cao để tiêu diệt tủy xương bị bệnh. Sau đó, người bệnh được truyền tế bào gốc tạo máu giúp xây dựng lại tủy xương.

Điều trị nhắm đích: sử dụng các loại thuốc nhằm vào đích đặc hiệu là các protein bất thường làm tế bào leukemia tăng sinh ồ ạt và không biệt hóa và trưởng thành được. Ví dụ, thuốc imatinib (Gleevec) ngăn chặn hoạt động của loại protein trong các tế bào ung thư bạch cầu của những người mắc bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính, từ đó giúp kiểm soát bệnh. Điều trị nhắm đích giúp ngăn cản tối đa tế bào leukemia sinh sản, đồng thời ít gây hại tới tế bào máu bình thường.

Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen honamphoto.com thuộc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế honamphoto.com được ra đời với mục đích:

Phát triển các liệu pháp y học trên cơ sở gen/tế bào nhằm điều trị các bệnh nan ySản xuất các chế phẩm thuốc (off-the-self) từ tế bào gốcPhát triển và kiểm định các công nghệ tế bào gốcNghiên cứu các cơ chế phân tử và tế bào điều khiển quá trình tái tạo mô và điều hoà miễn dịch đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của các liệu pháp đã và đang phát triểnThiết lập hệ thống phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GMP cho mục tiêu sản xuất tế bào gốc và tế bào miễn dịch.

Xem thêm:

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế honamphoto.com trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *