Khi nền kinh tế mở cửa thì nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các nước gia tăng. Chính vì vậy mà khái niệm tỷ giá hối đoái đã ra đời để làm phương tiện trao đổi. Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, công thức và những vấn đề xoay quanh tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế hiện nay.

Đang xem: Tỉ giá hối đoái là gì

Tỷ giá hối đoái là gì?

Mục lục

2 Phân loại tỷ giá hối đoái3 Công thức tính tỷ giá hối đoái theo phương pháp tính chéo5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Có thể hay tỷ giá trao đổi ngoại tệ, là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.

*

Tỷ giá hối đoái là gì?

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tỷ giá hối đoái phản ánh mối quan hệ giá trị đồng tiền của hai nước với nhau. Ví dụ cụ thể: 1 USD= 23.200 VND, có nghĩa là 1 đồng đô la Mỹ có giá trị bằng 23.200 tiền Việt Nam.

Phân loại tỷ giá hối đoái

Căn cứ vào giá trị tỷ giá

Dựa vào giá trị tỷ giá có thể chia thành 2 loại:

Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá có tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó.Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá của một loại tiền tệ theo giá hiện tại, không tính đến ảnh hưởng của lạm phát.

Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối

Dựa vào khái niệm Tỷ giá hối đoái là gì và căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối, chúng ta có thể chia làm 2 loại:

Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷ giá thư hối.Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác

Căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối

Có thể chia ra thành 2 loại như sau:

Tỷ giá mua: Là tỷ giá mua ngoại hối vào của ngân hàngTỷ giá bán: Là tỷ giá bán ngoại hối ra của ngân hàng

Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán

Dựa trên kỳ hạn thanh toán, phân chia tỷ giá hối đoái thành:

Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS): Là tỷ giá do tổ chức tín dụng tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng.Tỷ giá giao ngay (SPOT): Là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận trong đó phải đảm bảo biểu độ do ngân hàng nhà nước quy định. Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua hoặc bán.

Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá

Dựa trên đối tượng xác định tỷ giá và những thông tin khái niệm “Tỷ giá hối đoái là gì” chúng ta có thể phân chia thành”

Tỷ giá thị trường: Tỷ giá được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường hối đoái.Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Trên cơ sở của tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.

Tỷ giá hối đoái song phương

Tỷ giá hối đoái song phương hay còn có tên là Bilateral Exchange Rate: Được hiểu là giá của một đồng tiền nước này so với đồng tiền khác và không đề cập đến vấn đề lạm phát giữa hai nước.

Xem thêm: Cảnh Giác Vàng Da Vàng Là Bệnh Gì ? Có Phải Bệnh Gan, Mật? Làm Cách Nào Để Chữa Trị

Tỷ giá hối đoái hiệu dụng

Tỷ giá hối đoái hiệu dụng (NEER–Nominal Efective Exchange rate) hay còn gọi có tên là tỷ giá danh nghĩa đa phương / tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng.

Công thức tính tỷ giá hối đoái theo phương pháp tính chéo

Giữa hai đồng tiền định giá

Nếu có nhu cầu mua bán ngoại tệ, có thể tính theo công thức:

Tỷ giá bán khách hàng = Tỷ giá mua ngân hàng/Tỷ giá bán ngân hàngTỷ giá mua khách hàng = Tỷ giá bán ngân hàng/Tỷ giá mua ngân hàng

Công thức: Yết giá/định giá = (Yết giá/USD)/(Định giá/USD)

Giữa hai đồng tiền yết giá

Để có thể tính được tỷ giá mua khách hàng, lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia tỷ giá mua của ngân hàng và chia tỷ giá bán của ngân hàng.

Công thức: Yết giá/định giá = (USD/Định giá)/(USD/Yết giá)

Giữa hai đồng tiền yết giá và định giá

Để tính tỷ giá cho đồng tiền yết giá và định giá, ta nhân tỷ giá đồng tiền định giá với tỷ giá của đồng tiền yết giá.

Công thức: (Yết giá/USD)x(USD/Định giá) = Yết giá/Định giá

Lưu ý: Ta dùng yết giá trực tiếp cho công thức trên.

Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế

Nếu bạn muốn hoạt động lâu dài trong nền kinh tế thì không nên dừng lại ở câu hỏi “Tỷ giá hối đoái là gì?”, bạn cần phải biết rõ hơn về vai trò của nó để có thể vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả.

*

Vai trò của tỷ giá hối đoái

Trong nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam, tỷ giá hối đoái giữ rất nhiều vai trò quan trọng:

Ảnh hưởng đến các hoạt động của xuất nhập khẩu: hàng hóa sẽ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế nếu tỷ giá trong nước đó tăng cao, hàng hóa rẻ hơn và ngược lại.Có thể so sánh sức mua của các loại đồng tiền khác nhau: là phương tiện quan trọng để tính toán các giá trị ảnh hưởng đến hoạt động với các khách hàng nước ngoài, giao dịch ngoại thương,.. như tính giá trị nội tệ, hàng hóa, năng suất lao động trong nước với nước ngoàiẢnh hưởng đến lạm phát: lạm phát sẽ xảy ra khi hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn vì tỷ giá hối đoái tăngẢnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế: nếu lạm phát được kiềm chế nhờ tỷ giá hối đoái giảm thì sẽ làm giảm phạm vi sản xuất, từ đó nền kinh tế tăng trưởng thấp

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Có rất nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái:

Cán cân thanh toán

Đồng nội tệ giảm và ngoại tệ tăng trong trường hợp cán cân thanh toán quốc tế cao, đó là nguyên nhân làm cho tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại

Thương mại

Tỷ giá hối đoái tăng do ảnh hưởng từ việc tốc độ tăng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu, dẫn đến cán cân thương mại giảm, nằm ở 2 khía cạnh sau đây:

Tình hình tăng trưởng kinh tế: Khi tốc độ tăng giá của sản phẩm xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu thì tỷ lệ trao đổi thương mại tăng kéo theo giá trị đồng nội tệ tăng và tỷ giá giảm. Ngược lại tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì cán cân thương mại giảm khiến cho tỷ giá hối đoái tăng.Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng ngoại tệ tăng và nội tệ giảm khiến tỷ giá hối đoái tăng.

Lạm phát

Khi lạm phát trong nước có sự thay đổi sẽ làm cho các hoạt động thương ngoại bên ngoài nước cũng như ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ làm tỷ giá thay đổi

Lãi suất

Lãi suất ảnh hưởng đến đầu tư chứng khoán ở thị trường nước ngoài, từ đó ảnh hưởng đến ngoại tệ.

Ví dụ dễ hiểu như sau: Khi lãi suất tiền gửi ngân hàng tại Việt Nam thấp hơn ở Mỹ thì các nhà đầu tư sẽ có khuynh hướng gửi tiền tại các ngân hàng Mỹ. Khi đó sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái USD và còn tỷ giá hối đoái VND sẽ tăng. Điều này làm đồng nội tệ bị mất giá.

Xem thêm: Dưỡng Sinh Tiếng Anh Là Gì, Nghĩa Của Từ Thể Dục Dưỡng Sinh Trong Tiếng Việt

*

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Thu nhập

Tác động trực tiếp: nếu thu nhập của quốc gia đó tăng thì người dân sẽ có xu hướng muốn dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn từ đó làm cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăngTác động gián tiếp: thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước làm cho tỷ lệ lạm phát cao làm tỷ giá tăng

Kết luận

Trên đây là những thông tin bổ ích về khái niệm tỷ giá hối đoái là gì cũng như cung cấp các thông tin về công thức, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng. Hy vọng bạn đọc sẽ có góc nhìn nhiều khía cạnh hơn về kinh tế hiện nay và có những định hướng tối ưu cho quá trình phát triển công việc của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *