*

Đại diện 12 nước tham gia ký kết TPP tại Aucland – New Zealand.

Đang xem: Ttp Là Gì Những Điều Cần Biết Về Tổ Chức Tpp Là Gì ? Cơ Hội Ttp Là Gì Những Điều Cần Biết Về Tổ Chức Này

Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn hiệp định theo quy định của pháp luật mỗi nước. 

Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản về việc các bên đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ.

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã thay mặt Chính phủ ký xác thực lời văn hiệp định TPP và 35 thỏa thuận song phương trong các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ tài chính, dệt may, nông nghiệp, sở hữu trí tuệ… mà Việt Nam đã thống nhất với một số nước tham gia TPP.

Các thỏa thuận song phương này sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với hiệp định TPP, dự kiến vào năm 2018.

TPP gồm các nước New Zealand, Australia, Canada, Mỹ, Mexico, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Singapore, Peru và Chile.

Hiệp định bao gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước…

Được biết, Bộ Công Thương cũng vừa công bố bản dịch tiếng Việt do các bộ, ngành có liên quan thực hiện, xem tại đây: http://tpp.moit.gov.vn/?page=tpp&do=home&dir=vi

 

Có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới:

1. Tiếp cận thị trường một cách toàn diện: TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên.

2. Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết: TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.

3. Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại: TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.

4. Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại: TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại.

5. Nền tảng cho hội nhập khu vực: TPP được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

(theo: http://vneconomy.vn/)

Những dấu mốc đàm phán TPP

 

Việc chính thức ký kết Hiệp định TPP ngày 4/2 đã đánh dấu thêm một bước tiến nữa trên hành trình hướng tới khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương.

Từ năm 2008 – 2013, từ 4 nước ban đầu, P4 đã thu hút thêm 8 nước tham gia là Mỹ (9/2008), Australia, Peru (11/2008), Malaysia (10/2010), Việt Nam (11/2010), Mexico, Canada (6/2012) và Nhật Bản (7/2013), nâng tổng số thành viên lên 12 nước.

Từ năm 2010, P4 chính thức có tên là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong cùng năm, vòng đàm phán TPP đầu tiên được tiến hành tại Melbourne, Australia.

Tháng 12/2013, Bộ trưởng 12 nước từ bỏ mục tiêu hoàn tất đàm phán trong năm 2013 sau khi không thu hẹp được bất đồng về quyền sở hữu trí tuệ.

Năm 2014, các cuộc đàm phán được tiến hành theo phương thức song phương, chủ yếu tập trung vào kết quả đàm phán giữa Mỹ và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn nhất TPP. Tuy nhiên, khoảng cách quá lớn giữa hai nước về vấn đề ô tô và sản phẩm nông nghiệp khiến đàm phán TPP một lần nữa bỏ lỡ thời hạn chót.

Tháng 7/2015, Bộ trưởng 12 nước đàm phán TPP họp tại Hawaii (Mỹ) nhưng vẫn không khai thông được bất đồng.

Phiên họp tại Atlanta đã chính thức kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có quy mô lớn nhất trong lịch sử. (theo VTV)

6 cơ hội và 5 thách thức đối với Việt Nam khi vào TPP

Việc tham gia Hiệp định TPP được coi là một bước đi quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; và được xem như cơ hội lớn để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của cộng đồng doanh nghiệp.

Xem thêm: Máy Tạo Tiếng Ồn Trắng Là Gì ? 10 Sản Phẩm Mẹ Nên Lựa Chọn 2021

Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là so với các đối tác trong TPP là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Mexico, Peru, Chile, Singapore, Brunei, Malaysia, Australia và New Zealand, thì Việt Nam hiện là thành viên kém phát triển nhất.

Thêm vào đó, Việt Nam cũng đang phải thực hiện các bước đi để các thành viên trong TPP thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, khi hiện nay, mới chỉ có 8 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, còn ba quốc gia còn lại là Hoa Kỳ, Canada và Mexico thì chưa.

6 cơ hội

Thứ nhất, tham gia TPP giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và thay đổi cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025; xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.

Nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cũng chỉ ra rằng, sau khi TPP được ký kết, Việt Nam sẽ là nước có thu nhập và xuất khẩu tăng mạnh nhất trong 12 quốc gia TPP, với tốc độ tăng trưởng lần lượt 13,6% và 31,7%. Trong khi đó, những nước không tham gia TPP sẽ chịu thiệt hại do giao thương chuyển hướng.

Thứ hai, tham gia TPP tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Với những cam kết sâu và rộng hơn trong WTO, TPP tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn.

Đồng thời, hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh sẵn có sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào việc khai thác lợi thế cạnh tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu.

Thứ ba, tham gia TPP góp phần tạo động lực để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ và phát triển khả năng sản xuất của nền kinh tế.

Thứ tư, tham gia TPP giúp Việt Nam thu hút được dòng FDI với giá trị lớn hơn và công nghệ cao hơn.

Thứ năm, tham gia TPP góp phần tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam đang giúp Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư, thu hút nhiều dự án đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, LG, Microsoft, Intel, Mitsubishi Heavy Industries…

Thứ sáu, tham gia TPP tạo điều kiện để Việt Nam nâng cao thực thi quyền sở hữu trí tuệ, minh bạch hóa thị trường mua sắm công, đấu thầu chính phủ.

5 thách thức

Bên cạnh những cơ hội, Việt Nam sẽ phải mở cửa chào đón hàng hóa, dịch vụ của các nước đối tác tại thị trường trong nước, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn tại “sân nhà”. Điều này cho thấy, TPP không chỉ đem lại cơ hội mà còn đem lại rất nhiều thách thức cho Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ nhất, những hạn chế trong năng lực cạnh tranh quốc gia có thể là nhân tố cản trở Việt Nam khai thác những cơ hội mà TPP mang lại.

Thứ hai, sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lên và nguy cơ thất bại của các doanh nghiệp trên chính thị trường nội địa.

Thứ ba, tham gia TPP có thể khiến Việt Nam giảm nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu.

Thứ tư, tham gia TPP sẽ dẫn tới gia tăng chi phí cải cách hành chính của Chính phủ và các chi phí của doanh nghiệp.

Thứ năm, tham gia TPP có thể dẫn tới những tác động tiêu cực từ việc mở cửa thị trường mua sắm công, ảnh hưởng đến vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động.

Xem thêm:

Có thể thấy, bản thân cơ hội không biến thành lợi ích và đôi khi chính thách thức làm nên cơ hội. Thách thức là rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều. Do đó, việc tận dụng được đến đâu những lợi ích mà TPP mang lại phụ thuộc rất lớn vào những hành động của Nhà nước và doanh nghiệp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *