Thành viên của tổ hợp tác có thể là pháp nhân

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

CHÍNH PHỦ ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 77/2019/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ HỢP TÁC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư;

Chínhphủ ban hành Nghị định về tổ hợp tác.

Đang xem: Sổ Tay Hướng Dẫn Tổ Hợp Tác Là Gì ? Đặc Điểm Như Thế Nào? Khái Niệm Và Đặc Điểm Của

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Nghị định này quy định về thành lập,tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Các tổ hợptác, thành viên tổ hợp tác;

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổchức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giảithích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Tổ hợp tác làtổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùngđóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợivà cùng chịu trách nhiệm.

2. Hợp đồng hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập thành văn bản,có chữ ký của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổhợp tác. Nội dung hợp đồng hợp tác không đượctrái với quy định của luật có liên quan, bao gồm các nội dung: Mục đích, thời hạnhợp tác; họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; tài sảnđóng góp (nếu có); đóng góp bằng sức lao động (nếu có); phương thức phân chiahoa lợi, lợi tức; quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp đồng hợp tác; quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có); điều kiện tham giavà rút khỏi hợp đồng hợp tác củathành viên (nếu có); điều kiện chấm dứt hợp đồng.

3. Phần đóng góp của một thành viên tổhợp tác là giá trị vốn góp bằng tài sản, công sức (hoạt độnghay công việc cụ thể) của thành viên đó đã đóng góp hoặc cam kết đóng góp vào tổhợp tác. Việc xác định giá trị phần đóng góp của thànhviên tổ hợp tác được thực hiện theo quy định tại Điều 24 củaNghị định này.

4. Thời hạn hợptác là thời gian các thành viên tổ hợp tác thỏa thuận hợp tác với nhau và ghi trong hợp đồng hợp tác. Thời hạn hợp tác được xác định theo quy định từ Điều 144 đến Điều148 của Bộ luật dân sự. Trường hợp các bên không thỏa thuận thời hạn hợptác thì thời hạn hợp tác kết thúc khi chấm dứt hợp đồng hợp tác theo quy định tạiĐiều 512 của Bộ luật dân sự.

Điều 4. Nguyên tắctổ chức và hoạt động của tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở hợpđồng hợp tác.

2. Cá nhân, pháp nhân tự nguyện thànhlập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác.

3. Thành viên tổ hợp tác có quyền dânchủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Quyếtđịnh theo đa số trừ trường hợp hợp đồnghợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác.

4. Cùng hưởng lợi và cùng chịu tráchnhiệm.

Điều 5. Quyền củatổ hợp tác

1. Tổ hợp tác có tên riêng.

2. Tự do hoạt động, kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành,nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của phápluật.

3. Hợp tác kinh doanh với tổ chức, cánhân để mở rộng hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật.

4. Thực hiện mở và sử dụng tài khoảnthanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luậtcó liên quan.

5. Xác lập và thực hiện các giao dịchdân sự theo quy định của Nghị định này, Điều 508 của Bộ luật dânsự và pháp luật khác có liên quan.

6. Được hưởng các chính sách ưu đãi,hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã.

7. Quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.

Điều 6. Nghĩa vụcủa tổ hợp tác

1. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thànhviên.

2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời cácnghĩa vụ đối với nhà nước, người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên.

3. Thực hiện các quy định của hợp đồnghợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan.

Chương II

THÀNH VIÊN TỔ HỢPTÁC

Điều 7. Điều kiệntrở thành thành viên tổ hợp tác

Thành viên tổ hợp tác phải đáp ứngcác điều kiện sau đây:

1. Cá nhân là công dân Việt Nam, cónăng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều24 Bộ luật dân sự, quy định của Bộ luật lao động và pháp luật khác có liênquan.

2. Tổ chức là pháp nhân Việt Nam,thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực phápluật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác.

3. Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nộidung hợp đồng hợp tác.

4. Cam kết đóng góp tài sản, công sứctheo quy định của hợp đồng hợp tác.

5. Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.

Điều 8. Quyền củathành viên tổ hợp tác

1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu đượctừ hoạt động của tổ hợp tác.

2. Tham gia quyết định các vấn đềliên quan đến việc thực hiện hợp đồng hợp tác, quản lý, giám sát hoạt động củatổ hợp tác.

3. Rút khỏi tổ hợp tác khi có lý dochính đáng và được sự đồng ý của hơn năm mươi phần trăm(50%) tổng số thành viên tổ hợp tác hoặc theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợpđồng hợp tác.

4. Các quyền khác theo quy định của hợpđồng hợp tác và pháp luật có liên quan.

Điều 9. Nghĩa vụcủa thành viên tổ hợp tác

1. Tham gia quyết định các vấn đềliên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt độngcủa tổ hợp tác.

2. Bồi thường thiệt hại do lỗi củamình gây ra.

3. Thực hiện các quy định trong hợp đồng hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và bảo đảmlợi ích chung của tổ hợp tác.

4. Góp đủ và đúng thời hạn tài sản,công sức đã cam kết tại hợp đồng hợp tác.

5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theoquy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.

Điều 10. Quytrình bổ sung thành viên tổ hợp tác

Thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuậnquy trình, điều kiện bổ sung thành viên và ghi vào hợp đồng hợp tác. Trong trườnghợp hợp đồng hợp tác không quy định, thành viên tổ hợp tác được bổ sung theoquy trình sau:

1. Cá nhân, pháp nhân đáp ứng các điềukiện quy định tại Điều 7 của Nghị định này, có nguyện vọng gia nhập tổ hợp tác,viết đơn hoặc thể hiện nguyện vọng trực tiếp với tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủyquyền).

2. Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc ngườiđược các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) tổ chức lấy ý kiến thành viên tổ hợptác, trực tiếp hoặc gián tiếp, về vấn đề bổ sung thành viên tổ hợp tác.

3. Cá nhân, pháp nhân được công nhậntư cách thành viên tổ hợp tác khi được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng sốthành viên tổ hợp tác đồng ý bổ sung và ghi tên vào hợp đồng hợp tác.

Điều 11. Chấm dứttư cách thành viên tổ hợp tác

1. Tư cách thành viên tổ hợp tác bịchấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

a) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động theoquy định tại Điều 14 của Nghị định này;

b) Thành viên tổ hợp tác là cá nhânchết, hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, trừ trường hợp quy định tại điểm akhoản 1 Điều 27 của Nghị định này;

c) Thành viên tổ hợp tác là pháp nhânchấm dứt tồn tại, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 27 của Nghị địnhnày;

d) Thành viên tổ hợp tác tự nguyệnrút khỏi tổ hợp tác theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định này;

đ) Thành viên tổ hợp tác vi phạmnghiêm trọng quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luậtkhác có liên quan.

2. Thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuậnvề thẩm quyền quyết định, quy trình chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác vàghi vào hợp đồng hợp tác. Trong trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định cụthể, việc chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác đối với các trường hợp quy địnhtại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc ngườiđược các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) tổng hợp và đề xuất danh sách cácthành viên tổ hợp tác bị chấm dứt tư cách thành viên tại cuộc họp thành viên gầnnhất để các thành viên tổ hợp tác xem xét, quyết định;

b) Tư cách thành viên tổ hợp tác sẽ bịchấm dứt nếu có hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác tánthành và được ghi vào biên bản cuộc họp, ghi cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) sốthành viên tán thành;

c) Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc ngườiđược các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) thay mặt tổ hợp tác thông báo cho toànthể thành viên tổ hợp tác về việc chấm dứt tư cách thành viên, gạch tên thànhviên ra khỏi tổ hợp tác trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộchọp thành viên tổ hợp tác.

3. Quyền và nghĩa vụ của các thànhviên tổ hợp tác bị chấm dứt tư cách thành viên được các thành viên tự thỏa thuậnvà ghi trong hợp đồng hợp tác. Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định thìthực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.

4. Trường hợp thành viên tổ hợp tác bịchấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì đượcxác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quyđịnh của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan.

5. Việc chấm dứt tư cách thành viên tổhợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân này được xáclập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

Chương III

THÀNH LẬP VÀ CHẤMDỨT HOẠT ĐỘNG TỔ HỢP TÁC

Điều 12. Thành lậptổ hợp tác

1. Việc thành lập tổ hợp tác do các cánhân, pháp nhân có nhu cầu đứng ra vận động thành lập và tổ chức hoạt động.

2. Các nội dung chính về thành lập vàtổ chức, hoạt động tổ hợp tác được các thành viên tổ hợp tác bàn bạc và thốngnhất, ghi vào hợp đồng hợp tác.

3. Sau khi các thành viên tổ hợp tácký tên vào hợp đồng hợp tác, tổ trưởng tổ hợp tác gửi thông báo về việc thành lậptổ hợp tác (Mẫu I.01) kèm theo hợp đồng hợptác (Mẫu I.02) đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơitổ hợp tác dự định thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc.

4. Trường hợp tổ hợp tác thay đổi mộthoặc một số nội dung về tên, địa chỉ, ngành, nghề sản xuất kinh doanh, tổng giátrị phần đóng góp, người đại diện, số lượng thành viên của tổ hợp tác thì tổ hợptác gửi thông báo (Mẫu I.01) tới Ủy ban nhândân cấp xã nơi tổ hợp tác thành lậpvà hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi thay đổi.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã lập sổ theodõi về việc thành lập và hoạt động của tổ hợp tác trên địa bàn của mình (Mẫu II.01); cập nhật các thay đổi và biến động củatổ hợp tác theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Tên, biểutượng tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác có quyền chọn tên, biểutượng của mình phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này và không trùng lặp vớitên, biểu tượng của tổ hợp tác khác trong địa bàn cấp xã.

2. Tên của tổ hợp tác chỉ bao gồm haithành tố sau đây:

a) Loại hình “Tổ hợp tác”;

b) Tên riêng của tổ hợp tác. Tênriêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J,Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạmtruyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặttên riêng cho tổ hợp tác. Không được sử dụng các cụm từ gây nhầm lẫn với các loạihình tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam để đặt tên tổ hợp tác.

Điều 14. Chấm dứthoạt động của tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác chấm dứt hoạt độngtrong trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợptác;

b) Mục đích hợp tác đã đạt được;

c) Không duy trì số lượng thành viêntối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;

d) Theo quyết định của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền;

đ) Theo quy định của hợp đồng hợp tácvà pháp luật có liên quan;

e) Theo thỏa thuận của các thành viêntổ hợp tác.

2. Việc chấm dứthoạt động của tổ hợp tác theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phải được mộttrăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác tánthành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởngtổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thànhviên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy địnhkhác.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kểtừ ngày chấm dứt hoạt động, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thànhviên tổ hợp tác ủy quyền) gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động(Mẫu I.03), kèm biên bản cuộc họp thành viên tổhợp tác đến cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động.

Điều 15. Xử lýtài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, tài chính của tổ hợp tác sau khichấm dứt hoạt động

1. Đối với các trường hợp chấm dứt hoạtđộng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này, tổ hợp tác phải thựchiện các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trong quátrình hoạt động của tổ hợp tác bằng tài sản chung của các thành viên tổ hợptác.

2. Trường hợp tài sản chung của thànhviên tổ hợp tác không đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tàisản khác thì các thành viên tổ hợp tác có trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụnày bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đónggóp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc pháp luật có liên quan quy địnhkhác.

3. Đối với các tài sản hình thành từnguồn hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước hoặc được tặng, cho bởi cá nhân, tổ chức khácmà theo yêu cầu của Nhà nước hoặc bên tặng, cho, tổ hợp tác không có quyền địnhđoạt phần tài sản này, thì khi chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải bàn giao choỦy ban nhân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động hoặc cho cơ quan nhà nước có thẩmquyền theo quy định của pháp luật và phải được ghi vào hợp đồng hợp tác, trừtrường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp sau khi đã thanh toánxong các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác màtài sản chung của các thành viên tổ hợp tác vẫn còn thì tài sản còn lại được chia cho các thành viên tổ hợp tác theo tỷ lệ tương ứngvới phần đóng góp vào tổ của mỗi thành viên theo quy định của hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp pháp luật có liên quan hoặc các thành viêncó thỏa thuận khác.

Chương IV

TỔ CHỨC VÀ ĐIỀUHÀNH TỔ HỢP TÁC

Điều 16. Đại diệntrong xác lập, thực hiện giao dịch

1. Đại diện của tổ hợp tác trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự là cá nhân hoặc pháp nhân đượccác thành viên tổ hợp tác đồng ý ủyquyền xác lập và thực hiện giao dịch dân sự.

2. Nội dung, thời hạn và phạm vi củangười đại diện theo ủy quyền của các thành viên tổ hợp tác do các thành viên tựthỏa thuận và phải được lập thành văn bản trừ trường hợp pháp luật có liên quanquy định khác, có chữ ký của người được ủy quyền và một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác.

3. Trong trường hợp cần thiết, tổ hợptác có trách nhiệm thông báo với các bên liên quan về người đại diện theo ủyquyền của các thành viên tổ hợp tác, nội dung, thời hạn và phạm vi đại diện.

4. Người đại diện và các thành viên tổhợp tác phải tuân thủ các quy định về đại diện từ Điều 138 đếnĐiều 143 của Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.

Điều 17. Cơ chếđiều hành hoạt động của tổ hợp tác

1. Trong trường hợp cần thiết, tổ hợptác có thể bầu tổ trưởng tổ hợp tác, ban điều hành và tổ chức các cuộc họpthành viên để điều hành các hoạt động của tổ hợp tác.

2. Quyền hạn, trách nhiệm của tổ trưởng,ban điều hành tổ hợp tác (nếu có) phải được quy định trong hợp đồng hợp tác.Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định, tổ trưởng, ban điều hành tổ hợp tácđược thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định này.

Điều 18. Tổ trưởngtổ hợp tác

1. Tổ trưởng tổ hợp tác được bầutrong số các thành viên tổ hợp tác, tại cuộc họp thành viên tổ hợp tác khi đượchơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tán thành, trừ trường hợp hợp đồnghợp tác quy định khác.

2. Tổ trưởng tổ hợp tác tổ chức, điềuhành hoạt động của tổ hợp tác theo phạm vi, nhiệm vụ được quy định trong hợp đồnghợp tác.

3. Tổ trưởng tổ hợp tác phải đáp ứngcác điều kiện ghi trong hợp đồng hợp tác, không trái với các quy định pháp luật.

4. Tổ trưởng tổ hợp tác là người đạidiện trong xác lập, thực hiện giao dịch khi được các thành viên tổ hợp tác ủyquyền theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

Điều 19. Ban điềuhành tổ hợp tác

1. Thành viên ban điều hành tổ hợptác được bầu từ các thành viên tổ hợp tác, tại cuộc họp thành viên tổ hợp tácvà được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tán thành, số lượngthành viên ban điều hành là số lẻ, do tổ hợp tác tự quy định.

2. Ban điều hành chịu trách nhiệm thựchiện một số nhiệm vụ quản lý, điều hành tổ hợp tác theo sự phân công của tổ trưởngtổ hợp tác và phải được các thành viên tán thành.

Điều 20. Cuộc họpthành viên tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác tự quyết định số lần họptổ hợp tác nhưng ít nhất phải tiến hành cuộc họp thành viên một năm một lần.

Cuộc họp thành viên tổ hợp tác có thểquyết định các vấn đề sau đây:

a) Thông qua kết quả hoạt động của tổhợp tác;

b) Phương án phân phối hoa lợi, lợi tức,xử lý lỗ và các vấn đề tài chính của tổ hợp tác;

c) Phương án hoạt động trong thờigian tới;

d) Xử lý tài sản chung của các thànhviên tổ hợp tác;

đ) Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm tổ trưởng,ban điều hành, nếu cần thiết;

e) Chấm dứt tư cách thành viên theoquy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 11 của Nghị định này;

g) Sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác;

h) Mức thù lao, tiền thưởng của tổtrưởng, thành viên ban điều hành (nếu có);

i) Nội dung khác do tổ trưởng, ban điềuhành hoặc hơn ba mươi ba phần trăm(33%) tổng số thành viên tổ hợp tác đề nghị;

k) Trường hợp khác theo quy định tạihợp đồng hợp tác.

2. Trình tự triệu tập cuộc họp thànhviên tổ hợp tác

Trong trường hợp hợp đồng hợp táckhông quy định cụ thể, trình tự triệu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác đượcthực hiện như sau:

a) Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc ngườiđược các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) thay mặt tổ hợp tác triệu tập cuộc họpthành viên. Trong trường hợp cần thiết, đại diện của hơn ba mươi ba phần trăm(33%) tổng số thành viên tổ hợp tác có thể yêu cầu tổ trưởng tổ hợp tác (hoặcngười được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) triệu tập cuộc họp thành viên,trừ trường hợp hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan quy định khác;

b) Cuộc họp thành viên tổ hợp tác đượctiến hành khi có hơn bảy mươi lăm phần trăm (75%) tổng số thành viên tổ hợp táctham dự, trường hợp không đủ số thành viên tham dự thì phải hoãn họp tổ hợp tácvà triệu tập họp tổ hợp tác lần thứ hai trong vòng 15ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp tổ hợp tác lần thứ nhất. Cuộc họp tổ hợptác lần thứ hai phải có sự tham gia của tối thiểu hơn năm mươi phần trăm (50%)tổng số thành viên tổ hợp tác;

c) Biên bản cuộc họp thành viên tổ hợptác phải được lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của đại diện các thành viêntham gia cuộc họp, ghi cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) số thành viên tán thành;

d) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngàytổ chức họp, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủyquyền) thông báo tới toàn thể thành viên tổ hợp tác nội dung cuộc họp thànhviên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan quyđịnh khác.

Điều 21. Biểuquyết trong tổ hợp tác

1. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợptác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tácvà thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.

2. Việc định đoạttài sản chung của các thành viên tổ hợp tác là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sảnxuất, tư liệu sản xuất chính khác; tài sản có giá trị lớn hơn năm mươi phầntrăm (50%) tổng số giá trị tài sản chung của các thànhviên tổ hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viêntổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy địnhkhác.

3. Các nội dung khác không thuộc quyđịnh tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thông qua khi có ít nhất hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, trừtrường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.

Điều 22. Tài sảnchung của các thành viên tổ hợp tác, tài chính của tổ hợp tác

a) Đóng góp của thành viên tổ hợp tácbao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản;

b) Phần được tríchtừ hoa lợi, lợi tức sau thuế;

c) Các thành viên tổ hợp tác cùng tạolập;

d) Hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước hoặccác cá nhân, tổ chức khác tài trợ, tặng, cho chung;

đ) Các nguồn khác theo quy định củapháp luật.

2. Việc định đoạttài sản, tài chính của tổ hợp tác do các thành viên tổ hợp tác quyết định theoquy định tại Điều 21 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điềunày.

3. Trường hợp tổ hợp tác được Nhà nước,cá nhân, tổ chức khác trao quyền hưởng dụng tài sản thì thực hiện quyền hưởng dụngtheo quy định từ Điều 257 đến Điều 266 Bộ luật dân sự.

4. Tổ hợp tác thực hiện các quy địnhvề tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Phânchia hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ

1. Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồnghợp tác, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền)lập phương án phân chia hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ của tổ hợp tác và báo cáothành viên tại cuộc họp toàn thể thành viên.

2. Việc phân chia hoa lợi, lợi tức vàcác phương án tài chính khác của tổ hợp tác được tiến hành sau khi thực hiệnnghĩa vụ tài chính với Nhà nước (nếu có), nghĩa vụ với người lao động (nếu có).

3. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thểviệc xử lý trong trường hợp tổ hợp tác bị lỗ hoặc gặp rủi ro khác.

Điều 24. Phần đónggóp của thành viên tổ hợp tác

1. Các thành viên tổ hợp tác có thểđóng góp bằng tài sản, công sức vào tổ hợp tác tùy theo thỏa thuận tại hợp đồnghợp tác. Việc xác định giá trị tài sản và công sức củathành viên tổ hợp tác góp vào tổ hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏathuận hoặc do bên thứ ba xác định theo sự ủy quyền của một trăm phần trăm(100%) tổng số thành viên tổ hợp tác.

2. Trường hợp thành viên tổ hợp táccam kết đóng góp không góp đủ và không đúng hạn phần đóng góp đã cam kết thì xửlý theo quy định từ Điều 351 đến Điều 364 của Bộ luật dân sự.

Điều 25. Xácminh phần đóng góp

1. Tổ hợp tác lập sổ ghi chép rõràng, minh bạch về việc đóng góp của thành viên tổ hợp tác, bao gồm các nộidung sau:

a) Tên, số định danh cá nhân (hoặc sốchứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân) của thành viên đóng góp hoặctên, mã số pháp nhân, địa chỉ trụ sở chính của pháp nhân và tên, số định danhcá nhân (hoặc số chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân) của người đạidiện theo pháp luật của pháp nhân đóng góp;

b) Giá trị phần đóng góp và loại tàisản đóng góp của thành viên tổ hợp tác;

c) Thời điểm đóng góp;

d) Chữ ký của người đóng góp hoặc đạidiện theo pháp luật của pháp nhân;

đ) Chữ ký của tổ trưởng tổ hợp tác(hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và thành viên tổ hợp tácđược phân công nhiệm vụ tiếp nhận phần đóng góp.

2. Sổ ghi chép về việc đóng góp củathành viên tổ hợp tác phải được tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thànhviên tổ hợp tác ủy quyền) lưu giữ, bảo quản và chịu trách nhiệm trước tổ hợptác, pháp luật nếu làm mất, tẩy xóa, sai lệch thông tin.

3. Thành viên tổ hợp tác được cấp “Giấyxác nhận phần đóng góp”, nếu cần thiết, với đầy đủ thông tin như trong sổ ghichép của tổ hợp tác tại thời điểm đóng góp.

Điều 26. Trả lạiphần đóng góp

1. Tổ hợp tác trả lại tài sản theo tỷlệ tương ứng với phần đóng góp cho thành viên tổ hợp táctrong các trường hợp sau:

a) Trường hợp tổ hợp tác chấm dứt hoạtđộng, sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sảnkhác mà tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác vẫn còn thi tài sản còn lạiđược chia cho các thành viên tổ hợp tác theo tỷ lệ tương ứngvới phần đóng góp vào tổ của mỗi thành viên, trừ trường hợp hợp đồng hợp tácquy định khác.

b) Trường hợp thành viên chấm dứt tưcách thành viên theo điểm d khoản 1 Điều 11 của Nghị định này và không bị xác địnhlà bên vi phạm hợp đồng, có yêu cầu trả lại phần đóng góp, tổ hợp tác chỉ trả lạiphần đóng góp khi thành viên này hoàn thành các nghĩa vụ đối với tổ hợp tác đượcxác lập, thực hiện trước thời điểm chấm dứt tư cách thành viên, trừ trường hợpmột trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác có thỏa thuận khác và được quyđịnh trong hợp đồng hợp tác.

c) Trường hợp khác theo quy định củahợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan.

2. Việc trả lại phần đóng góp chothành viên tổ hợp tác quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này không đượclàm thay đổi quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác đối với cácbên liên quan hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các thành viên tổ hợp tác đượcxác lập, thực hiện trước thời điểm chấm dứt tư cách thànhviên.

3. Trường hợp việc trả lại phần đónggóp của thành viên tổ hợp tác là tài sản ảnh hưởng đến hoạt động của tổ hợp tácthì phần đóng góp được tính bằng giá trị thành tiền để trả lại cho thành viên tổhợp tác theo khoản 1 Điều 24 của Nghị định này.

Điều 27. Thừa kế,kế thừa, quản lý phần đóng góp

1. Trường hợp thành viên tổ hợp táclà cá nhân chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì việc thừa kế được thựchiện theo quy định về thừa kế tại Bộ luật dân sự. Việc thừa kế phần đóng góp củathành viên tại tổ hợp tác được thực hiện như sau:

a) Nếu những người thừa kế có nguyệnvọng tham gia tổ hợp tác và được đa số các thành viên tổ hợp tác chấp nhận theoquy định tại Điều 10 của Nghị định này thì được tiếp tục thực hiện các quyền,nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan;

b) Nếu những người thừa kế không muốntham gia tổ hợp tác hoặc không đủ điều kiện tham gia tổ hợp tác thì có quyềnyêu cầu trả lại phần đóng góp và đượcphân chia tài sản theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này, Bộ luật dân sựvà pháp luật có liên quan;

c) Nếu những người thừa kế tự nguyệnđể lại tài sản thừa kế cho tổ hợp tác thì phần đóng góp đó được đưa vào tài sảnchung của các thành viên tổ hợp tác;

d) Các trường hợp khác được giải quyếttheo thỏa thuận của các bên.

2. Trường hợp thành viên tổ hợp táclà cá nhân vắng mặt tại nơi cư trú hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích, việc quảnlý phần đóng góp của cá nhân đó phải tuân theo quy định từ Điều65 đến Điều 70 của Bộ luật dân sự.

3. Trường hợp thành viên tổ hợp táclà người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự,người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lại hoặc quảnlý phần đóng góp thông qua người đại diện theo pháp luật của người này theo quyđịnh tại Điều 26 của Nghị định này, pháp luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

Xem thêm: Uefa Nations League Là Gì ? Thể Thức Thi Đấu Nations League Thể Thức Và Cách Thức Thi Đấu

4. Trường hợp thành viên tổ hợp táclà pháp nhân bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi thì việc kế thừa phầnđóng góp được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã vàpháp luật khác có liên quan.

Điều 28. Giảiquyết tranh chấp

1. Tranh chấp giữa các thành viên tổhợp tác trong phạm vi của hợp đồng hợp tác được ưu tiên giải quyết tranh chấp nộibộ tại tổ hợp tác; trường hợp các thành viên tổ hợp tác không tự thương lượngđược thì giải quyết tranh chấp thông qua trung gian hòa giải hoặc thực hiệntheo pháp luật tố tụng tại Tòa án, trọng tài.

2. Tranh chấp giữa tổ hợp tác với cáctổ chức, cá nhân khác được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 29. Chế độbáo cáo định kỳ và quản lý nhà nước về tổ hợp tác

Chế độ báo cáo về tình hình hoạt độngcủa tổ hợp tác và quản lý nhà nước về tổ hợp tác được thực hiện như sau:

1. Một năm một lần trước ngày 16tháng 12 hàng năm, tổ hợp tác báo cáo trung thực, đầy đủ, chính xác bằng văn bảntình hình hoạt động của tổ hợp tác tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạtđộng theo Mẫu 1.04. Thời gian chốt số liệu báocáo tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳbáo cáo.

2. Chậm nhất vào ngày 30 tháng 12hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của tổ hợptác của năm trước đó trên địa bàn xã, lồng ghép với báo cáo tình hình hoạt độngcủa hợp tác xã (nếu có) với Ủy ban nhân dân cấp huyện theo mẫu quy định tại Mẫu II.02.

3. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 01hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của tổhợp tác của năm trước đó trên địa bàn huyện, lồng ghép với báo cáo tình hình hoạtđộng của hợp tác xã (nếu có) với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo mẫu quy định tạiMẫu II.02.

4. Chậm nhất vào ngày 30 tháng 01hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của tổhợp tác của năm trước đó trên địa bàn tỉnh, lồng ghép với báo cáo tình hình hoạtđộng của hợp tác xã (nếu có) với Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo mẫu quy định tại Mẫu II.02.

5. Định kỳ hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầutư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình tổ hợp tác trên phạm vi cả nước, lồngghép với báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã (nếu có) và tình hình thựchiện chế độ báo cáo tình hình tổ hợp tác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theoquy định của Nghị định này.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phốihợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủban hành các chính sách thúc đẩy phát triển cho tổ hợp tác trong chính sách hỗtrợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 30. Điềukhoản chuyển tiếp

Tổ hợp tác, các hình thức tổ, nhóm hợptác khác đã hình thành và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thihành thì phải bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch theo quy định tại Điều16 Nghị định này và được tiếp tục hoạt động theo Nghị định này.

Điều 31. Hiệu lựcthi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từngày 25 tháng 11 năm 2019 và thay thế Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.

Điều 32. Tráchnhiệm thi hành

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phốihợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thi hành Nghị địnhnày.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liênquan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, NN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC MẪU GIẤY SỬ DỤNG CHO TỔ HỢP TÁC(Kèm theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ)

STT

Danh mục

Ký hiệu

I. MẪU VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHO TỔ HỢP TÁC

1

Thông báo thành lập/thay đổi tổ hợp tác

Mẫu I.01

2

Hợp đồng hợp tác

Mẫu I.02

3

Thông báo về việc chấm dứt tổ hợp tác

Mẫu I.03

4

Báo cáo về tình hình hoạt động của tổ hợp tác năm…

Mẫu I.04

II. MẪU VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ TỔ HỢP TÁC

1

Sổ theo dõi thành lập và hoạt động của tổ hợp tác

Mẫu II.01

2

Báo cáo về tình hình hoạt động của tổ hợp tác năm…

Mẫu II.02

Mẫu I.01

CỘNGHÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

…… ngày …. tháng…. năm….

GIẤY THÔNG BÁO

Thành lập/Thay đổi tổ hợp tác

Kính gửi:Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn1

Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa):………………………….Giới tính:……….

Sinh ngày:…../…../….. Dân tộc: ……………… Quốc tịch:………………………..

Chứng minh nhân dân/căn cước công dânsố: …………………………………

Ngày cấp:…../…../ ….. Nơi cấp: ………………………………………………….

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếukhông có CMND/CCCD):……………

Số giấy chứng thực cá nhân: …………………………………………………….

Ngày cấp:……/……/…… Ngày hết hạn:……/…../……Nơi cấp:………………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ………………………………………………..

Xã/Phường/Thị trấn: ……………………………………………………………….

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:……………………………………..

Tỉnh/Thành phố: ……………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại:

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ………………………………………………..

Xã/Phường/Thị trấn: ……………………………………………………………….

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:………………………………………

Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………………….

Thông báo thành lập/thay đổi tổ hợptác với các nội dung sau2:

1. Tình trạng thành lập/thay đổi (đánh dấu X vào ô thích hợp)

Thành lập mới □

Thay đổi trên cơsở tổ hợp tác …………. thành lập tại thời điểm ………..3 □

2. Tên tổ hợp tác

Tên tổ hợp tác viết bằng tiếng Việt(ghi bằng chữ in hoa): ………………………..

Tên tổ hợp tác viết bằng tiếng nướcngoài (nếu có): …………………………..

Tên tổ hợp tác viết tắt (nếu có): …………………………………………………..

3. Địa chỉ tổ hợp tác4

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: …………………………………………………

Xã/Phường/Thị trấn:………………………………………………………………..

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:……………………………………….

Tỉnh/Thành phố: ……………………………………………………………………..

4. Ngành, nghề kinh doanh5

5. Tổng giá trị phần đóng góp:

Tổng số (bằng số;VNĐ): …………………………………………………………….

6. Số lượng thành viên: ……………………………………………………………….

Tôi cam kết chịu trách nhiệm trướcpháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung các thông tinkhai ở trên./.

Các giấy tờ gửi kèm: – Hợp đồng hợp tác; – Danh sách thành viên; – ………………………..

ĐẠI DIỆN CỦA TỔ HỢP TÁC (Ký và ghi họ tên6)

___________________

1. Ghi tên UBND xã, phường, thị trấnnơi tổ hợp tác hoạt động. Nếu tổ hợp tác hoạt động trên địa bàn nhiều xã thìghi tên xã, phường, thị trấn nơi tổ hợp tác hoạt động chủyếu.

2. Trường hợp thông báo thay đổi, chỉkhai các thông tin mới thay đổi, cầnđược thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn nơi tổ hợptác hoạt động.

3. Ghi tên cũ của tổ hợp tác và năm tổhợp tác thành lập.

4. Ghi địa chỉ trụ sở của tổ hợp tác(nếu có) hoặc địa chỉ của người đại diện của tổ hợp tác.

5. – Tổ hợp tác có quyền tự do kinhdoanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm;

– Các ngành, nghề cấm đầu tư kinhdoanh quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư;

– Đối với ngành, nghề kinh doanh cóđiều kiện, tổ hợp tác chỉ được kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định.Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư vàPhụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèmtheo Luật Đầu tư.

6. Người đại diện của Tổ hợp tác kýtrực tiếp vào phần này.

Mẫu I.02

CỘNGHÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

………………., ngày ……. tháng……… năm …….

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 24 tháng11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số …/2019/NĐ-CPngày … tháng … năm 2019 của Chính phủ về tổ hợp tác;

Chúng tôi gồm các thành viên có danhsách kèm theo cùng nhau cam kết thực hiện hợp đồng hợp tác với các nội dungsau:

Điều 1. Tên, biểu tượng, địa chỉgiao dịch của tổ hợp tác

1. Tên của tổ hợp tác: …………………………………………………………….

2. Biểu tượng (nếu có)

(Hợp đồng hợp tác ghi rõ tên, biểu tượngcủa tổ hợp tác (nếu có) không trùng, không gây nhầm lẫn với tên, biểu tượng củatổ hợp tác khác; biểu tượng của tổ hợp tác phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền.)

3. Địa chỉ giao dịch:

a) Số nhà (nếu có) ………………………………………………………………………….

b) Đường phố/thôn/bản …………………………………………………………………….

c) Xã/phường/thị trấn ……………………………………………………………………….

d) Huyện/quận/thị xã/thành phốthuộc tỉnh ……………………………………………….

đ) Tỉnh/thành phố trực thuộc trungương …………………………………………………

(Địa chỉ giao dịch của tổ hợp tác làđịa chỉ trụ sở của tổ hợp tác (nếu có) hoặc địa chỉ nơi cư trú của người đại diệncủa tổ hợp tác.)

e) Số điện thoại/fax (nếu có) ……………………………………………………………….

g) Địa chỉ thư điện tử (nếu có) ……………………………………………………………..

h) Địa chỉ Website (nếu có) …………………………………………………………………

Điều 2. Mục đích, nguyên tắc tổ chứcvà hoạt động của tổ hợp tác

(1. Mục đích:

Các thành viên tổ hợp tác sau khi thảoluận, thống nhất quyết định thực hiện các công việc sau:

a) ………………………………………………………………………………………………

b) ………………………………………………………………………………………………

c) ……………………………………………………………………………………………….

2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động củatổ hợp tác áp dụng các quy định tại Điều 4 của Nghị định …/2019/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2019 của Chính phủvề tổ hợp tác (sau đây gọi tắt là Nghị định về tổ hợp tác). Tổ hợp tác có thểquy định thêm các nguyên tắc khác không trái với quy định của pháp luật.)

Điều 3. Thời hạn hợp đồng hợp tác

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ….tháng ….năm…. đến hết ngày ….. tháng…. năm …….

(Tổ hợp tác chú ý xác định thời hạn hợp đồng hợp tác phù hợp với mục đích của tổ hợp táctheo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định về tổ hợp tác.)

Điều 4. Tài sản, phần đóng góp củatổ hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy địnhtại Điều 504, 505 của Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27 củaNghị định về tổ hợp tác.

2. Trường hợp thành viên thỏa thuận vềtrách nhiệm hữu hạn đối với phần đóng góp của mình vào tổ hợp tác phải được thỏathuận cụ thể và thể hiện trong hợp đồng hợp tác.

3. Danh sách thành viên tổ hợp táctrong đó ghi rõ giá trị phần đóng góp của thành viên được lập thành Phụ lục kèmtheo hợp đồng hợp tác và là một phần không thể tách rời của hợp đồng hợp tác(tham khảo Mẫu I.02.01 trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định về tổ hợp tác).

4. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể vềtài sản chung của thành viên tổ hợp tác, cơ chế và cách thứcxử lý tài sản chung của thành viên tổ hợp tác quy định của pháp luật.

Điều 5. Công tác tài chính, kếtoán của tổ hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy địnhtại khoản 4 Điều 22 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác quy định hình thức,nội dung, thời hạn báo cáo tài chính trong nội bộ tổ hợp tác.

Điều 6. Phương thức hợp tác, tổ chứcthực hiện hợp đồng hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác ghi rõ nội dung,phương thức hợp tác và kế hoạch thực hiện hợp đồng hợp tác căn cứ theo mục đíchhoạt động và thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.

2. Việc hợp tác giữa các thành viênkhông được trái pháp luật và các quy định của Nghị định vềtổ hợp tác.

Điều 7. Phương thức phân phối hoalợi, lợi tức và xử lý lỗgiữa các thành viên tổ hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy địnhtại Điều 23 Nghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụthể tỷ lệ đa số tổ viên biểu quyết từ trên 50% đến 100%.

3. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thểphương thức xử lý lỗ và rủi ro, quy định về tỷ lệ đóng góp, phân chia rủi ro đối với các thành viên theo tỷ lệ phần đónggóp hoặc theo thỏa thuận cụ thể đối với từng thành viên.

Điều 8. Điều kiện, quy trình bổsung thành viên tổ hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác áp dụng các quy địnhtại Điều 7, 10 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụthể tỷ lệ đa số tổ viên biểu quyết từ trên 50% đến 100% nhưng không được trái với quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định về tổ hợp tác.

3. Căn cứ ngành nghề, lĩnh vực hoạt độngcủa tổ hợp tác để thống nhất các quy định khác về điều kiện trở thành tổ viên,như: tay nghề, sức khỏe, phần đóng góp, v.v…

4. Tổ hợp tác lập danh sách thànhviên tổ hợp tác tại Phụ lục kèm theo hợp đồng hợp tác và là một phần không thểtách rời của hợp đồng hợp tác (tham khảo Mẫu I.02.01 trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định về tổ hợp tác).

Phụ lục “Danh sách thành viên” bao gồmđầy đủ các nội dung sau: Họ, tên, số định danh cá nhân hoặc tên, số giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh của pháp nhân; số tiền, giá trị tài sản hoặc sức lao độngđóng góp được quy thành tiền và tỷ lệ phần đóng góp.

Điều 9. Quyền, nghĩa vụ của cácthành viên

1. Áp dụng các quy định tại Điều 507,508, 509, 510 của Bộ luật dân sự và Điều 8, 9 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thểhình thức kiểm tra, giám sát của thành viên đối với tổ chức và hoạt động của tổhợp tác.

Điều 10. Điều kiện, quy trình chấmdứt tư cách thành viên

1. Áp dụng quy định tại Điều 510 củaBộ luật dân sự và Điều 11 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác có thể quy địnhcác trường hợp thành viên có thể bị miễn trừ tư cách thành viên và trình tự, thủtục thực hiện việc miễn trừ tư cách thành viên trong trường hợp này nhưng khôngđược trái quy định tại Điều 11 của Nghị định về tổ hợp tác.

Điều 11. Đại diện của tổ hợp táctrong xác lập, thực hiện giao dịch

1. Áp dụng các quy định tại Điều 16 củaNghị định về tổ hợp tác.

2. Người đại diệncủa tổ hợp tác phải được toàn bộ thành viên tổ hợp tác đồng ý ủy quyền. Hợp đồng hợp tác quy định thêm các điều kiện, tiêu chuẩnđối với người đại diện, ví dụ: phải là người có năng lực, trình độ, nhiệt tình, có trách nhiệm, v,v.

3. Người đại diện của tổ hợp tác cóthể là bất kỳ thành viên tổ hợp tác nào hoặc không phải là thành viên tổ hợptác, tùy theo thỏa thuận của thành viên tổ hợp tác. Nội dung, phạm vi và thờigian ủy quyền của người đại diện của tổ hợp tác được ghi rõ bằng văn bản đểtránh trường hợp lạm dụng hoặc lạm quyền.

Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của tổtrưởng tổ hợp tác (nếu có)

1. Áp dụng các quy định tại Điều 18 củaNghị định về tổ hợp tác.

2. Tổ trưởng phải là thành viên tổ hợptác, hợp đồng hợp tác quy định thêm các điều kiện, tiêu chuẩn đối với tổ trưởng,ví dụ: phải là người có năng lực, trình độ, nhiệt tình, có trách nhiệm, v.v.

3. Việc trả thù lao đối với tổ trưởng được thỏa thuận giữa các thành viên tổ hợptác.

4. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thểphạm vi, nội dung và quyền hạn của tổ trưởng tổ hợp tác để tránh trường hợp lạmdụng hoặc lạm quyền.

5. Hợp đồng hợp tác có thể quy định bổsung quyền của tổ trưởng không trái với quy định của pháp luật.

Điều 13. Quyền, nghĩa vụ của banđiều hành (nếu có)

1. Áp dụng các quy định tại Điều 19 củaNghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụthể về số lượng thành viên ban điều hành, phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụthể của thành viên ban điều hành trong quản lý, điều hànhhoạt động của tổ hợp tác.

Tổ hợp tác lập danh sách thành viênban điều hành và tổ trưởng tổ hợp tác tại Phụ lục kèm theo và là một bộ phậnkhông thể tách rời với hợp đồng hợp tác (tham khảo Mẫu1.02.02 trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định của tổ hợp tác). Phụ lục Danh sách ban điều hành hoặc thông tin về tổtrưởng tổ hợp tác phải bảo đảm đầy đủ các nội dung sau: Tên, số định danh cánhân, địa chỉ thường trú của tổ trưởng tổ hợp tác và ban điều hành (nếu có).

Điều 14. Chấm dứt hoạt động tổ hợptác

1. Áp dụng các quy định tại Điều 512của Bộ luật dân sự và Điều 14, 15 của Nghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác có thể quy địnhcác trường hợp chấm dứt tổ hợp tác khác do các thành viêntự thỏa thuận.

Điều 15. Quy định phương thức giảiquyết tranh chấp trong nội bộ tổ hợp tác

1. Áp dụng các quy định tại Điều 28 củaNghị định về tổ hợp tác.

2. Hợp đồng hợp tác có thể quy định vềviệc thành lập và cơ chế hoạt động của Ủy ban/ban hòa giải hoặc chỉ định thànhviên có uy tín giải quyết tranh chấp trong nội bộ tổ hợptác.

Điều 16. Các thỏa thuận khác (nếucó)

Tổ hợp tác có thể thỏa thuận các nộidung khác của Hợp đồng hợp tác không trái quy định pháp luật.

Điều 17. Điều khoản thi hành

1. Hợp đồng hợp tác này đã được thôngqua tại cuộc họp thành viên Tổ hợp tác ……………. ngày ….tháng …. năm …..

2. Các thành viên của tổ có trách nhiệmthi hành Hợp đồng hợp tác này.

3. Mọi sự thay đổi hợp đồng hợp tácphải được ……… thành viên thống nhất thông qua.

(Hợp đồng hợp tác có thể quy định cụthể tỷ lệ đa số tổ viên thống nhất thông qua từ trên 50% đến 100%.)

Chúng tôi, gồm tất cả thành viên tổ hợptác thống nhất và ký tên vào Hợp đồng hợp tác này:

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Chữ ký (hoặc điểm chỉ)

I

Người đại diện của tổ hợp tác

II

Tổ trưởng

III

Ban điều hành (nếu có)

1

2

…….

IV

Thành viên

1

2

3

…..

Xem thêm: Hệ Điều Hành Linux Là Gì – Hệ Điều Hành Linux Gồm Các Phiên Bản Nào

Mẫu I.02.01

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ HỢP TÁC

(Kèm theo Hợp đồng hợp tác của Tổ hợp tác ………1.Phụ lục này là một phần không thể tách rời của hợp đồng hợptác)

I. THÀNH VIÊN LÀ CÁ NHÂN

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Quốc tịch

Dân tộc

Chỗ ở hiện tại

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

Số, ngày, cơ quan cấp chứng minh nhân dân/ căn cước công dân hoặc hộ chiếu

Phần đóng góp

Thời điểm đóng góp

Chữ ký của thành viên

Giá trị phần đóng góp2 (bằng số; VNĐ)

Tỷ lệ (%)

II. THÀNH VIÊN LÀ PHÁP NHÂN

STT

Tên pháp nhân

Địa chỉ trụ sở chính

Số Giấy chứng nhận đăng ký (hoặc các giấy chứng nhận tương đương)

Phần đóng góp

Thời điểm đóng góp

Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân

Giá trị phần đóng góp3 (bằng số; VND)

Tỷ lệ (%)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *