Chúng ta rất dễ bắt gặp những hiện tượng tâm lý như vui buồn, cười khóc, đó chính là cảm xúc là hiện tượng tâm lý thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vậy hiện tượng tâm lý là gì? Mà trong chúng ta ai cũng có, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Đang xem: Trạng thái tâm lý là gì

Việc làm Tư vấn

1. Tìm hiểu về hiện tượng tâm lý

1.1. Hiện tượng tâm lý là gì?

Bạn nhìn thấy ảnh người yêu bạn, và bắt đầu hình dung hình ảnh của người ấy trong đầu, đó chính là biểu tượng của tâm lý. Hay cũng có thể nói hiện tượng tâm lý là những cảm xúc vui buồn của con người. Đặc biệt hơn, hiện tượng tâm lý không thể hiện bằng những cảm xúc, mà nó thể hiện ở một khía cạnh khác như: Khi chúng ta nói đến dũng cảm thì ngay lập tức trong đầu bạn đã hình dung ra bức tranh của một anh hùng.

Hiện tượng tâm lý của con người rất đa dạng và phức tạp mà đến bản thân chúng ta cũng không thể nhận diện được hết những hiện tượng đó trong cuộc sống hàng ngày.

Tâm lý và tâm hồn cũng có những điểm chung giống nhau, và đôi khi chúng là một, vì chữ “tâm” và chữ “hồn” đã được tách riêng. Tâm lý là những biểu hiện tình cảm, cảm xúc của con người, còn tâm hồn lại được biết đến như là “liều thuốc” làm sống động thế giới nội tâm bên trong của mỗi con người.

Hiện tượng tâm lý được hiểu chính là sự phản ánh thế giới khách quan bên ngoài vào não của chúng ta, sau đó não sẽ chuyển những thứ mà bạn nhận được từ bên ngoài thành những biểu tượng tâm lý khác nhau, nó không dừng lại ở đó mà sẽ hiện tượng tâm lý này sẽ nhờ vào các giác quan của con người để làm cho quá trình này sống động hơn, và giúp cho con người có những nhận thức về thế giới quan thêm sinh động và đột phá.

Trước đây khi chưa hình thành ngôn ngữ và tiếng nói thì tư duy của con người rất hạn chế, nhưng sau khi có ngôn ngữ thì tư duy của con người đã có những bước tiến vô cùng lớn, nó như một bước ngoặt khiến cho cuộc sống con người thay đổi hẳn, từ tư duy bằng tay chân chuyển sang tư duy bằng khái niệm. Nhờ vào những khái niệm đó mà con người đã có thể nhìn sâu và rõ hơn những vấn đề mà con người không nhìn thấy bằng mắt được. Tuy là những hiện tượng tâm lý và những hình ảnh khái quát từ bên ngoài phản ánh thế giới nội tâm bên trong thì nó cũng có những quy luật riêng của nó và không thể nhầm lẫn với những quy luật khác.

Nhờ vào những quy luật đó mà hiện tượng tâm lý được phân chia thành những loại sau:

– Hiện tượng tâm lý ý thức và hiện tượng tâm lý vô thức

– Hiện tượng tâm lý dựa vào thời gian tồn tại tâm lý: Có 3 loại là quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý.

1.2. Nguồn gốc của hiện tượng tâm lý

*

Tìm hiểu về hiện tượng tâm lý

– Tâm lý con người hình thành dựa trên sự giao tiếp và mối quan hệ giữa con người với con người. Thông qua mối quan hệ này, con người hình sẽ tiếp thu được những kinh nghiệm và nền văn hóa khác nhau.

Ví dụ: Khi một đứa trẻ được sinh ra, chúng chưa hiểu được cũng chưa biết nói, nhưng sau một thời gian dài tiếp xúc với xã hội thì nó sẽ biết được nhiều thứ hơn về thế giới.

– Tâm lý được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng phát triển của lịch sử con người. Chính vì thế mà mỗi người sẽ chịu sự “khống chế” của lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng. Tuy nhiên không phải như vậy mà tâm lý người trở thành bản sao của lịch sử mà nó sẽ có những điểm chung và những điểm riêng khác nhau.

Ví dụ: Trước đây, xã hội định kiến rằng có thai trước khi cưới hay còn gọi là “không chồng mà chửa” sẽ bị cạo đầu bôi vôi và thả sông, phong tục và định kiến đó vô cùng gay gắt với người phụ nữ. Chính vì thế khi xã hội bây giờ phát triển hơn, quyền bình đẳng nhiều hơn thì vấn đề đó lại trở thành bình thường.

Hiện tượng tâm lý con người không tự nhiên sinh ra, nó bị ảnh hưởng và chi phối một phần bởi chính xã hội và lịch sử. Chính vì thế mà muốn hoàn thiện được tâm lý con người thì cần phải nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử và xã hội thật kỹ càng.

Xem thêm:

1.3. Chức năng của các hiện tượng tâm lý trong đời sống

Hiện tượng tâm lý tuy chỉ là những cảm xúc, tình cảm,…nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân chúng ta. Nếu không có hoạt động tâm lý thì cuộc sống con người cũng bị xáo trộn.

– Thứ nhất, hiện tượng tâm lý có chức năng định hướng hoạt động con người. Cuộc sống con người luôn có những hoạt động, những mục tiêu và mục đích được đề ra, chính những hiện tượng tâm lý đã thôi thúc con người cần phải đạt được mục đích ban đầu. Đó cũng chính là bản đồ cho mọi hành động của bạn.

Ví dụ: Bạn đặt ra mục tiêu cần phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công việc ngày hôm nay, thì chắc chắn không những cần sự nỗ lực mà còn cần phải đề ra các bước thực hiện.

– Thứ hai, hiện tượng tâm lý có vai trò điều khiển và kiểm soát hoạt động hàng ngày của con người. Qua những mục tiêu đặt ra thì chúng sẽ điều khiển và kiểm soát hoạt động của chúng ta, nhắc nhở bạn nên làm gì và không nên làm gì trong cuộc sống.

– Thứ ba, hiện tượng tâm lý điều chỉnh hoạt động của con người, nó giúp cho mỗi cá nhân hoạt động theo đúng những mục tiêu và chuẩn mực ban đầu, bên cạnh đó nó cũng làm cho hoạt động của con người phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế.

Hiện tượng tâm lý có vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là ở mỗi cá nhân. Khi bạn đề ra mục tiêu thì chính những hoạt động tâm lý đó sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, hiện tượng tâm lý cũng có tính hai mặt của nó, có thể hình thành những cá nhân tốt nhưng cũng có thể hình thành nên cá nhân xấu. Nếu như tuổi thơ của chúng gắn liền với hình ảnh bố say rượu, đánh mẹ,…thì chắc chắn hiện tượng tâm lý xấu cũng hình thành từ đó.

Việc làm In ấn – Xuất bản

2. Tâm lý – Ngành nghề hot trong tương lai

Tâm lý được xem là một bệnh, một động lực thúc đẩy nhưng nó cũng là một nghề trong xã hội, thâm chí còn có xu thế ‘hot hit” trong tương lai không xa. Các công việc về tâm lý hiện nay ở Việt Nam chưa thật sự phát triển, nhưng nó đang hoạt động rất sôi nổi ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, một mặt là do xã hội đang dần phát triển đi lên, một mặt chúng ta cũng đang trong quá trình mở cửa hội nhập với nước ngoài. Chính vì thế mà ngành tâm lý đang dần dần khẳng định mình tại thị trường Việt Nam.

2.1. Những công việc tâm lý bạn có thể tham khảo

2.1.1. Bác sĩ tâm lý

Cơ hội việc làm đầu tiên dành cho những bạn học về tâm lý chính là làm bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý không giống như các bác sĩ đa khoa chuyên khoa khác trong các bệnh viện. Họ điều trị chữa bệnh cho con người về sức khỏe bệnh tật bên ngoài cơ thể có thể nhìn thấy được và phát hiện được bằng máy móc. Thế nhưng bác sĩ tâm lý lại chữa bệnh về tâm lý, là những căn bệnh sâu bên trong tâm hồn con người mà không thể nhìn thấy và cảm nhận bằng mắt thường được.

Bác sĩ tâm lý chính là những chuyên gia nghiên cứu về tâm lý con người, dựa vào những kiến thức chuyên môn, có thể phán đoán tình trạng tâm lý của bệnh nhân như thế nào. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên cũng như cách điều trị dành cho bệnh nhân.

Công việc của một bác sĩ tâm lý khá vất vả và phức tạp, họ thường xuyên phải làm công việc như: Tiến hành đánh giá nhu cầu và năng lực và hành vi của bệnh nhân bằng các biện pháp chuyên môn như trò chuyện, hỏi, quan sát hành động và sắc thái khuôn mặt, sau khi đã chuẩn đoán được bệnh của họ thì bác sỹ cần phải đưa ra lời khuyên cũng như đưa ra biện pháp, lộ trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ tâm lý còn phải phối kết hợp với ngành khác để đánh giá và điều trị bệnh cho bệnh nhân đúng nhất.

Xem thêm:

Để trở thành một bác sĩ tâm lý bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức về chuyên môn và một số kỹ năng cần thiết cho công việc thì mới có thể trở thành người đi “khâu lành” vết thương tâm hồn cho con người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *