Nhận thức thông thườngnhận thức khoa học là hai bậc thang khác nhau về chất của nhận thức. Chúng không đồng nhất cả với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, cả với nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận.

Đang xem: Tri thức khoa học là gì

– Mặc dù ở trình độ thấp hơn so với nhận thức khoa học, nhưng nhận thức thông thường không tầm thường, kém giá trị.
– Đồng thời, khoa học phải sử dụng một hệ thống các phương tiện và phương pháp nghiên cứu chuyên môn.

1. Nhận thức thông thường (nhận thức tiền khoa học)

Nhận thức thông thường là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người.

– Nhận thức của con người được hình thành trước hết từ nhận thức thông thường do yêu cầu của cuộc sống trực tiếp hàng ngày. Nó phản ánh môi trường xã hội và tự nhiên gần gũi với cuộc sống của con người, phản ánh quan hệ giữa người với người và với người và giới tự nhiên.

Do đó, nhận thức thông thường gần hơn với hiện thực trực tiếp của đời sống. Nó phản ánh đặc điểm của hoàn cảnh với tất cả những chi tiết cụ thể và mang những sắc thái ý nghĩa của nó.

– Mặc dù ở trình độ thấp hơn so với nhận thức khoa học, nhưng nhận thức thông thường không tầm thường, kém giá trị.

Trái lại, chính tính trực tiếp sinh động trong sự phản ánh, tính phong phú và thực tế của quan niệm sống… làm cho nhận thức thông thường có vai trò thường xuyên và phổ biến, chi phối hoạt động của mọi người trong đời sống xã hội.

Trên cơ sở nhận thức thông thường, con người hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, chuẩn mực cuộc sống. Con người phải thường xuyên hoạt động với nhận thức thông thường trong cuộc sống, bởi vì nó đáp ứng yêu cầu thực tiễn hàng ngày.

– Do phụ thuộc vào sự biến đổi của thực tiễn lịch sử – xã hội nên nhận thức thông thường cũng có những biến đổi nhất định.

Trong xã hội xưa kia, nhận thức thông thường còn xa lạ với những quan niệm khoa học, mang nặng tính chất huyền thoại hoặc tôn giáo. Còn ngày nay, với sự phát triển của các ngành khoa học, trình độ nhận thức thông thường ngày càng được nâng cao, bao hàm những yếu tố khoa học.

2. Nhận thức khoa học (gọi tắt là khoa học)

Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu.

– Sự ra đời và phát triển của khoa học là thành quả vĩ đại của trí tuệ con người, đánh dấu một bước tiến mới trong việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Khoa học giữ vai trò đặc biệt trong hoạt động của con người và vai trò đó ngày càng tăng lên trong đời sống xã hội.

Nhận thức khoa học được hình thành một cách tự giác, mang tính trừu tượng, khái quát ngày càng cao. Nó thể hiện sức mạnh, tính năng động, sáng tạo của tư duy trừu tượng.

Nó phản ánh dưới dạng lô-gic trừu tượng những thuộc tính, kết cấu, những mối quan hệ bản chất, những quy luật của thế giới khách quan, chứ không dừng lại ở cái bề ngoài, cái ngẫu nhiên, cái đơn nhất.

Mỗi ngành khoa học được thể hiện bằng các phạm trù, quy luật chung và riêng. Và đến lượt mình, các phạm trù, quy luật đó lại trở thành chỗ dựa, trở thành công cụ của mỗi ngành khoa học.

– Nhận thức khoa học có tính khách quan.

Khoa học hướng tới nghiên cứu các khách thể của tự nhiên, xã hội và bản thân con người như những đối tượng vận động và phát triển phục tùng các quy luật khách quan.

Khoa học phải dựa vào sự thật và lý trí của con người chứ không thể dựa vào những ảo tưởng chủ quan hay lòng tin mù quáng nào đó.

Khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu hiện thực, kể cả hiện thực tư tưởng, như khách thể tồn tại độc lập với chủ thể.

Dĩ nhiên, những phẩm chất cá nhân và những định hướng giá trị của nhà khoa học có vai trò quan trọng trong sáng tạo khoa học, song kết quả nghiên cứu mang giá trị khoa học lại không phụ thuộc vào ý muốn của người nghiên cứu.

*
*

Khoa học là một trong những động lực cốt lõi của phát triển. Ảnh: Medium.com.

Xem thêm: Hướng Dẫn Phòng Chống Cháy Nổ Tại Các Hộ Gia Đình, Những Biện Pháp Phòng Cháy Chữa Cháy Cơ Bản

– Tri thức khoa học phải có tính hệ thống và tính căn cứ.

Đây là đặc trưng quan trọng để phân biệt nhận thức khoa học với nhận thức thông thường. Khoa học là một hệ thống chỉnh thể các khái niệm, phạm trù, quy luật, có liên hệ nội tại với nhau mang tính chân thực.

Khoa học phải hướng tới chân lý, hướng tới việc tìm tòi, nhận thức chân lý. Tính chân lý này được chứng minh không chỉ bằng việc áp dụng vào thực tiễn mà khoa học còn tạo ra những phương thức chứng minh, những tiêu chuẩn riêng của mình. Khoa học mang tính chặt chẽ, tính lô-gic cao.

– Để mô tả nghiên cứu khách thể, khoa học không chỉ sử dụng ngôn ngữ thông thường mà còn phải sử dụng ngôn ngữ nhân tạo, chuyên môn hóa.

Ngôn ngữ khoa học không chỉ bổ sung mà còn làm cho ngôn ngữ thông thường ngày càng phát triển, trở nên phong phú hơn.

– Đồng thời, khoa học phải sử dụng một hệ thống các phương tiện và phương pháp nghiên cứu chuyên môn.

Các máy móc, thiết bị hỗ trợ đắc lực cho nhận thức khoa học vì chúng tác động trực tiếp đến khách thể nghiên cứu, cho phép khám phá những thuộc tính mới của khách thể, cho phép vạch ra những trạng thái có thể của nó trong điều kiện chủ thể kiểm soát được.

Để thu nhận tri thức khoa học cần có phương pháp khoa học. Đó là phương pháp thu nhận tri thức kinh nghiệm như quan sát, thí nghiệm; là các phương pháp để xây dựng và phát triển lý thuyết khoa học như phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lịch sử và lô-gic, từ trừu tượng đến cụ thể, mô hình hóa, hình thức hóa, hệ thống – cấu trúc…

Đương nhiên, hoạt động khoa học đòi hỏi các nhà khoa học, bên cạnh việc nắm vững các phương tiện và phương pháp nghiên cứu, còn phải có định hướng giá trị đúng đắn, phải có những phẩm chất đạo đức chung và những phẩm chất cá nhân phù hợp với những hoạt động đặc thù của mối lĩnh vực khoa học.

3. Mối quan hệ biện chứng

Nhận thức thông thườngnhận thức khoa học có mối quan hệ biện chứng với nhau, thể hiện ở những điểm sau:

3.1. Nhận thức thông thường có trước và là chất liệu cho nhận thức khoa học.

– Với tư cách là nhận thức tiền khoa học, trong lòng và trên cơ sở của nhận thức thông thường đã xuất hiện những hình thức mầm mống của khoa học.

Chính kinh nghiệm của nhận thức thông thường là kho tàng để cho các khoa học cụ thể, triết học và nghệ thuật tìm kiếm nội dung của mình.

– Mặc dù chứa những mầm mống của những tri thức khoa học, song nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở những bề ngoài, ngẫu nhiên, không bản chất của đối tượng và tự nó không thể chuyển thành khoa học.

Muốn phát triển thành khoa học, cần phải thông qua khả năng tổng kết, trừu tượng, khái quát đúng đắn của các nhà khoa học.

3.2. Nhận thức khoa học có sức mạnh lớn trong việc tác động trở lại nhận thức thông thường.

– Do có hàm lượng tri thức ở tình độ cao và gắn liền với thực tiễn, khoa học có khả năng thâm nhập vào nhận thức thông thường và làm cho nhận thức thông thường ngày càng phát triển.

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ, sự nâng cao trình độ văn hóa, khoa học của nhân dân, sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng ngày nay, nhận thức thông thường chịu nhiều tác động của khoa học và phát triển bằng cách tiếp thu những tri thức khoa học nhất định.

Xu hướng thâm nhập của khoa học vào đời sống thường nhật ngày càng được tăng cường. Nhiều thuật ngữ khoa học giờ đây đã trở thành ngôn ngữ đời thường.

– Ngày nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0). Để đạt được những thành tựu đột phá, việc phát triển khoa học, công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thậm chí mang tính cốt lõi trong triết lý phát triển đất nước.

Xem thêm: Cửa Hàng Miễn Thuế Lotte Duty Free Là Gì ? Cửa Hàng Miễn Thuế Lotte

honamphoto.com

Bài liên quan:

Xin mời các bạn đưa ra một vài bình luận để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *