Các khoản dự phòng được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Vậy nguyên tắc trích lập dự các khoản dự phòng là gì? Công ty CP Phần mềm EFFECT sẽ chia sẻ với bạn các nguyên tắc trích lập các khoản dự phòng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ở bài viết này.

Đang xem: Trích lập dự phòng là gì

*

1. Các khoản dự phòng tổn thất tài sản

Tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 45Thông tư 200/2014/TT-BTCquy định có các loại dự phòng sau:

Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanhDự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khácDự phòng phải thu khó đòiDự phòng giảm giá hàng tồn kho

2. Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

a. Nguyên tắc kế toán

Tại Tiết a Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 45Thông tư 200/2014/TT-BTCđịnh nghĩa về dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh như sau:

“Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh”

Tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh như sau:

Doanh nghiệp được trích lập dự phòng đối với phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra khi có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá trị thị trường của các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh bị giảm so với giá trị ghi sổĐiều kiên, căn cứ và mức trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng thực hiện theo các quy định của pháp luậtViệc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh được thực hiện ở thời điểm lập báo cáo tài chínhNếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dư dự phòng đang ghi trên sổ kế toán thì doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳNếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp hoàn nhập số chênh lệch đó và ghi giảm chi phí tài chính

b. Hạch toán kế toán

Tại Điểm 3.1 Khoản 2 Điều 45Thông tư 200/2014/TT-BTCquy định về hạch toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh như sau:

– Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản chứng khoán kinh doanh, nếu số phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chínhCó TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2291).

– Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản chứng khoán kinh doanh, nếu số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2291)Có TK 635 – Chi phí tài chính.

– Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh trước khi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2291)Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số chưa được dự phòng)Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (số được ghi giảm khi xác định giá trị doanh nghiệp)Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (số dự phòng đã lập cao hơn số tổn thất).

3. Nguyên tắc kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

a. Nguyên tắc kế toán

Tại Tiết b Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 45Thông tư 200/2014/TT-BTCđịnh nghĩa về dự phòng tổn thất tài sản vào đơn vị khác như sau:

“ Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: là khoản dự phòng tổn thất do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư (công ty con, liên doanh, liên kết) bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn hoặc khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoản đầu tư vào công ty con công ty liên doanh, liên kết.

– Đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, nhà đầu tư chỉ trích lập khoản dự phòng do công ty liên doanh, liên kết bị lỗ nếu Báo cáo tài chính không áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.

– Riêng khoản đầu tư mà nhà đầu tư nắm giữ lâu dài (không phân loại là chứng khoán kinh doanh) và không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư, việc lập dự phòng được thực hiện như sau:

+ Đối với khoản đầu tư vào cổ phiếu niêm yết hoặc giá trị hợp lý khoản đầu tư được xác định tin cậy, việc lập dự phòng dựa trên giá trị thị trường của cổ phiếu (tương tự như dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh);

+ Đối với khoản đầu tư không xác định được giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo, việc lập dự phòng được thực hiện căn cứ vào khoản lỗ của bên được đầu tư (dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác)”s

Tại Điểm 1.3 Khoản 1 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác như sau:

Đối với đơn vị được đầu tư là công ty mẹ, căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ đó. Đối với các đơn vị được đầu tư là doanh nghiệp độc lập không có công ty con, căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là Báo cáo tài chính của bên được đầu tư dóViệc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính cho từng khoản đầu tư theo nguyên tắcNếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dư dự phòng đang ghi trên sổ kế toán thì doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳNếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp hoàn nhập số chênh lệch đó và ghi giám chi phí tài chính

b. Hạch toán kế toán

Tại Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về hạch toán đối với khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác như sau:

– Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chínhCó TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292).

– Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292)Có TK 635 – Chi phí tài chính.

– Khi tổn thất thực sự xảy ra, các khoản đầu tư thực sự không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc ban đầu, doanh nghiệp có quyết định dùng khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã lập để bù đắp tổn thất khoản đầu tư dài hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112,… (nếu có)Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292) (số đã lập dự phòng)Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số chưa lập dự phòng)Có các TK 221, 222, 228 (giá gốc khoản đầu tư bị tổn thất).

4. Nguyên tắc kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

a. Nguyên tắc kế toán

Tại Tiết c Điểm 1.1. Khoản 1 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC đưa ra định nghĩa về dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:

“Dự phòng phải thu khó đòi: Là khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi.”

Tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc kế toán dự phòng phải thu khó đòi như sau:

Khi lập BCTC, doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có bản chất tương tự có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòiDoanh nghiệp trích lập dự phòng phải thu khó đòi khi:Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được. Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bênNợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sane hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốnĐiều kiện, căn cứ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòiPhải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợMức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi thực hiện theo quy định hiện hànhCác điều kiện khác theo quy định của pháp luậtViệc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập báo cáo tài chínhTrường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ơ cuối kỳ kế toán lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệpĐối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp đề thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ hoặc xóa những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán

b. Hạch toán kế toán

Tại Điểm 3.3 Khoản 3 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về cách hạch toán đối với khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:

-Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệpCó TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293).

Xem thêm: ” Hành Lang Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Hành Lang Pháp Lý Trong Tiếng Anh

-Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

-Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334….(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng)Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)Có các TK 131, 138, 128, 244…

– Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,….Có TK 711 – Thu nhập khác.

– Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:

+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)Có các TK 131, 138,128, 244…

+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)Có các TK 131, 138,128, 244…

-Kế toán xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

5. Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

a. Nguyên tắc kế toán

Tại Tiết d Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC đưa ra khái niệm dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

“ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.”

Tại Điểm 1.5 Khoản 1 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn khoDự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính.Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tínhGiá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập:

– Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.

– Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.

b. Hạch toán kế toán

Tại Điểm 3.4 Khoản 3 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về cách hạch toán đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

-Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bánCó TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294).

-Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

-Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)Có các TK 152, 153, 155, 156.

Xem thêm: Used Black Cartridge In Use Là Gì, Used Black Cartridge In Use

-Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *