Gia Long, mình là nơi tụ hội các cựu nữ sinh trường nữ trung học Gia Long yêu thương trường xưa, thầy bạn cũ

Search for…Một Thời Áo Tím – Gia LongTrường Áo tím Gia Long ra đời như thế nào?

Xã hội Việt Nam xưa rất ít chú trọng việc học hành cho phụ nữ. Thời Pháp thuộc quan niệm có thay đổi nhưng việc đào tạo thành phần trí thức nữ giới vẫn rất hạn chế. Đầu thế kỷ XX một số nghị viên Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ có tư tưởng cấp tiến đã nghĩ đến việc thành lập một trường tiểu học ở Sài Gòn dành cho nữ sinh bản xứ. Người đề xướng là Ông Bùi Quang Chiêu<4> (năm 1908). Ông Bà Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương<5> là một nhà tài trợ lớn về kinh phí để xây dựng Nữ Học Đường hay Trường Áo Tím.

Đang xem: Trường nữ sinh gia long

*

1) Sự ra đời của Trường Áo Tím

A) Bối cảnh lịch sử của nền giáo dục ở Đông Dương thời Pháp thuộc

Đầu thế kỷ thứ 19 người Pháp thiết lập nền giáo dục ở Việt Nam với hai mục đích chính:

Đào tạo lớp người thừa hành trong lãnh vực hành chánh, giáo dục và y tế ở Việt Nam.Truyền bá văn học Pháp nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của Nho Học đối với người Việt.

Để phục vụ mục đích thứ nhất, Pháp thành lập các trường Collège d’Adran, Collège des Interprètes đào tạo thông dịch viên; các trường Hậu Bổ ở Hà Nội, Huế để tuyển nhân viên hành chánh cho chính quyền.

Nhằm thực hiện mục đích thứ hai, Pháp xây dựng hệ thống “Giáo Dục Pháp-Việt Cho Người Bản Xứ” (Enseignement Franco-Indigène) còn gọi là nền giáo dục Pháp-Việt<1> (Franco-Annamites). Trong thời kỳ phôi thai, Pháp thiết lập các trường trung học Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho (1879) tức trường Nguyễn Đình Chiểu, trường Quốc Học Huế (1896), Collège du Protectorat (1908) tức trường Bưởi Hà Nội. Từ 1910 đến 1930 là thời kỳ hoàn chỉnh hệ thống giáo dục này với 3 bậc như sau<2>:

1) Bậc Tiểu Học (Primaire) gồm hai cấp:

Cấp Sơ Học gồm 3 lớp:Lớp Dự Bị (Cours Préparatoire)Lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire).

Học xong lớp Sơ Đẳng học sinh có thể thi lấy bằng Sơ Học Yếu Lược (Primaire Élémentaire). Những học sinh được tuyển thẳng lên Lớp Nhì năm thứ nhất thì không phải thi.

Cấp Tiểu Học gồm 3 lớpLớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen 1ère année)Lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen 2è année)Lớp Nhất (Cours Supérieur).

Học xong bậc Tiểu Học học sinh phải thi lấy bằng Sơ Tiểu hay CEPCI (tức Certificat d’Études Primaire Complémentaire Indochinoise).

2) Bc Cao Đng Tiu Hc (Enseignement Primaire Superieur):

Các trường dạy bậc này được gọi là Collège và gồm 4 lớp:

Năm Thứ Nhất (Première Année),Năm Thứ Hai (Deuxième Année),Năm Thứ Ba (Troisième Année) ,Năm Thứ Tư (Quatrième Année)

Khi học xong học sinh thi lấy bằng Cao Đẳng Tiểu Học (DEPSI, tức Diplôme d’Étude Primaire Supérieur Franco-Indigène) còn gọi là bằng Thành Chung.

3) Bậc Trung Học (Enseignement Secondaire):

Các trường có dạy bậc này được gọi là Lycée. Bậc này có 3 lớp:

Seconde (như Đệ Tam hay lớp 10 sau này),Première (như Đệ Nhị hay lớp 11)Terminale (như Đệ Nhất hay lớp 12).

Học xong lớp Đệ Nhị sẽ được thi lấy bằng Tú Tài Phần Nhất (Baccalauréat, 1ère partie). Thi đậu sẽ được học tiếp lớp Đệ Nhất rồi thi Tú Tài Toàn Phần (Certificat de Fin d’Études Secondaire Franco-Indigènes).

*
*

*

B) Nhng người đ xướng vic thành lp trường Áo Tím

Xã hội Việt Nam xưa rất ít chú trọng việc học hành cho phụ nữ. Thời Pháp thuộc quan niệm có thay đổi nhưng việc đào tạo thành phần trí thức nữ giới vẫn rất hạn chế. Đầu thế kỷ XX một số nghị viên Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ có tư tưởng cấp tiến đã nghĩ đến việc thành lập một trường tiểu học ở Sài Gòn dành cho nữ sinh bản xứ. Người đề xướng là Ông Bùi Quang Chiêu<4> (năm 1908). Ông Bà Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương<5> là một nhà tài trợ lớn về kinh phí để xây dựng Nữ Học Đường hay Trường Áo Tím.

Bùi Quang Chiêu:

Ông Bùi Quang Chiêu (1873-1945) ngưới tỉnh Bến Tre, xuất thân từ một gia đình Nho Học nhưng được đào tạo theo Tây Học và là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp (Pháp) vào năm 1897.

Về nước Bùi Quang Chiêu làm công chức trong phủ Toàn Quyền tại Hà Nội rồi vào dạy trường Canh Nông ở Huế. Năm 1908 ông vào Nam làm việc ở Sở Canh Nông, sau đó về Bạc Liêu với chức vụ Giám Đốc công ty Pháp-Việt Khai Thác Canh Nông Miền Tây Nam Kỳ<6> (Société Franco-Annamite d’Exploitation Agricole de l’Ouest Cochinchinois).

Về mặt chính trị và kinh tế, ông tham gia thành lập đảng Lập Hiến, đòi thành lập hiến pháp cho Việt Nam<7>. Năm 1907 Ông sáng lập và làm Hội Trưởng Hội Khuyến Học Nam Kỳ<8> (Société d’Enseignement Mutuel de Cochinchine) để cổ động việc học và truyền bá văn chương chữ Quốc Ngữ.

Giữa thập niên 1920 Ông đắc cử Hội đồng Quản Hạt Nam Kỳ đồng thời là hội viên lâu đời của Hội Đồng Kinh Tế Lý Tài Đông Dương.

Năm 1926, ông sáng lập và làm Chủ Nhiệm tờ báo Pháp Ngữ “Diễn Đàn Đông Dương” (La Tribune Indochinoise) bắt đầu giai đoạn tranh đấu tích cực hơn. Dư luận trong nước thường rằng “Bùi Quang Chiêu là Phạm Quỳnh ở Nam Kỳ”<9>

Bùi Quang Chiêu là phụ thân của Bà Henriette Bùi Quang Chiêu, nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam<10>. Ở Sài Gòn trước năm 1975, gần chợ Bến Thành có đường Bùi Quang Chiêu<11>.

2) Đỗ Hữu Phương<12>

Ông Đỗ Hữu Phương (1838-1914)<13> hay Tổng Đốc Phương, xuất thân từ một gia đình Minh Hương giàu có và là một trong những cự phú vào bậc nhất ở Nam Kỳ thời đó.

Hành vi của Đỗ Hữu Phương khá phức tạp. Ông từng theo Pháp đàn áp các cuộc khởi nghĩa, nhưng cũng có lúc giúp nghĩa quân như đã cưu mang người bạn cũ là Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân. Sau đó lại giup Pháp truy bắt Thủ Khoa Huân. Về sự kiện này học giả Vương Hồng Sển đã viết:

“Tiếng rằng “hiền”… chớ xét ra một đời mâu thuẫn: lấy một tỷ dụ là đối với Thủ Khoa Huân. Che chở cũng y, đem về nhà đảm bảo và cấp dưỡng cũng y, mà rồi bắt nạp cho Tây hành hình cũng y nốt<14>”.

Năm 1899, Ông về hưu và dùng thời gian còn lại làm việc từ thiện. Ông Bà Đỗ Hữu Phương đã đóng góp một số tiền lớn cho việc xây dựng Collège de Jeunes Filles Indigènes <15>.

Trước năm 1975 ở Chợ Lớn có đại lộ Tổng Đốc Phương.

*

II) Trường Áo Tím-Gia Long trong các giai đoạn lịch sử

A) Giai đoạn một 1915-1918: École Primaire de Jeunes Filles Indigènes

Theo Niên Giám Tổng Quát Hằng Năm của Đông Dương (Annuaire General de l’Indochine),<18> từ 1915 đến 1918 tên của trường là École Primaire để Jeunes filles Indigenes de Saigon, còn người bản xứ thì gọi là Nữ Học Đường hay Trường Áo Tím. Khóa đầu tiên gồm 42 nữ sinh, tất cả đều cư ngụ ở Sài Gòn và vùng lân cận. Sau này mới có nội trú cho nữ sinh ở xa.

Cũng theo các Niên Giám Tổng Quát Hằng Năm của Đông Dương từ năm 1915 đến 1918, Giám Đốc (Directrice) của trường lần lượt gồm những vị sau đây:

Niên khóa 1915-1916: Bà Lagrange (Clémence-Marie).<19>

Niên khóa 1916-1917: Cô Batisse: (Marie-Antoinette).<20>

Niên khóa 1917-1918: Cô Batisse (Marie-Antoinette).<21>

Như vậy trong 3 năm đầu tiên trường được lãnh đạo bởi hai vị Giám Đốc<22>, các giáo viên, nhân viên cũng đều là người Pháp. Trong giai đoạn này trường đào tạo bậc Tiểu Học với cả 2 cấp Sơ Học và Tiểu Học. Học sinh lớp Dự Bị (Préparatoire) đã bắt đầu học Pháp Văn.

A) Giai đoạn hai từ 1919 đến 1940: Collège de Jeunes Filles Indigènes

a) Khởi đầu bậc cao đẳng tiểu học với tên Collège de Jeunes Filles

Niên khóa 1918-1919 một dãy nhà lầu mới được xây song song với tòa nhà cũ cho các nữ sinh nội trú và cũng để chuẩn bị cho việc mở thêm các lớp bậc Cao Đẳng Tiểu Học. Phía sau dãy nhà này cũng có thêm dãy nhà trệt dùng làm bệnh thất, phòng giặt, nhà bếp và cũng là nơi giảng dạy các môn nữ công gia chánh.

Theo Niên Giám Tổng Quát Hằng Năm của Đông Dương thì năm 1919 trường đã được đổi tên là Collège de Jeunes filles Indigènes<23> và bắt đầu mở thêm các lớp bậc Cao Đẳng Tiểu Học. Khóa học được khai giảng bởi Toàn Quyền Albert Sarraut<24>. Năm 1922, một phiến đá cẩm thạch khắc tên Collège de Jeunes Filles Indigènes được dựng lên trước cổng trường. Thế nhưng người miền Nam vẫn quen gọi là Trường Áo Tím hay Nữ Học Đường.

b) Những biến động lịch sử thời đệ nhị thế chiến và phong trào yêu nước

Năm 1940 khuôn viên Collège Gia Long và Petrus Ký bị quân đội Nhật chiếm đóng. Trường Gia Long phải dời về trường tiểu học Đồ Chiểu ở Tân Định, còn Petrus Ký qua trường Normal gần Sở Thú. Đến năm 1944 Gia Long trở về cơ sở cũ còn Petrus Ký phải đến Collège Gia Long học nhờ vì trường Petrus Ký vẫn còn bị trưng dụng. Nhưng chỉ được 1 thời gian ngắn, vì chiến cuộc, trường lại phải tạm đóng cửa đến năm 1947 mới mở lại bình thường<25>.

Năm 1950 các nữ sinh hưởng ứng các phong trào chống Pháp, đấu tranh đòi độc lập cho dân tộc và một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Cao điểm là sự kiện Trần Văn Ơn, một học sinh Petrus Ký bị trúng đạn chết trong cuộc biểu tình. Các cuộc đấu tranh này cũng góp phần ảnh hưởng đến sự chuyển đổi chương trình học và cơ cấu hành chánh của trường về sau.

Thời gian này các hiệu trưởng lần lượt là các nữ giáo sư người Pháp sau đây:

Từ 1942 đến 1945<26>: Bà Fourgeront

Từ 1945 đến 1947: Bà Malaret.

Từ 1948 đến1950: Bà Dubois<27>.

D.Giai Đoạn Cuối 1951-1975: Trường Gia Long và chương trình Việt.

1) 1951-55: đổi từ chương trình Pháp-Việt qua chương trình Việt bậc trung học đệ nhất cấp

Đầu thập niên 1950, trường bắt đầu chuyển đổi chương trình Pháp-Việt thành chương trình Việt nên trường dạy cả hai chương trình cho đến khi không còn các lớp chương trình Pháp nữa. Vì vậy, bên chương trình Pháp – Việt thì tên trường vẫn là Collège Gia Long, và sau đó là Lycée Gia Long; bên chương trình Việt là Trường Trung Học Gia Long<28>. Tuy vậy, trong vài năm sau bảng hiệu trước cổng trường vẫn còn viết tên cũ “Collège Gia Long” rồi “Lycée Gia Long”. Năm 1956 mới đổi bảng hiệu thành Trường Nữ Trung Học Gia Long.

Niên khóa 1952-53 đồng phục áo tím được đổi thành áo dài trắng<29>, về sau trường chọn thêm huy hiệu bằng thiếc in tên trường và hoa mai vàng trên nền xanh. Nhưng vì kinh tế khó khăn nên không bắt buộc nữ sinh phải mặc đồng phục<30>. Đến thập niên 60, huy hiệu bằng thiếc được thay thế bằng phù hiệu vải với chữ Gia Long màu đỏ, các chữ khác màu xanh dương, may liền trên áo. Cuối thập niên 1950 áo dài thiên thanh được chọn làm lễ phục cho tất cả các nữ sinh trung học, trong đó có nữ sinh Gia Long, mặc trong những ngày lễ và thứ hai hằng tuần để chào quốc kỳ. Học sinh đậu vào Đệ Thất được mua vải xanh từ trường<31>. Đến giữa thập niên 1960 thì không còn lễ phục nữa. Tất cả nữ sinh đều mặc áo dài trắng.

Niên khóa 1951-1952, trường bắt đầu mở lớp Đệ Thất chương trình Việt để thay cho năm thứ nhất bậc Cao Đẳng Tiểu Học (première année) chương trình Pháp-Việt. Cứ thế, mỗi năm dần bỏ các lớp chương trình Pháp-Việt và thay bằng chương trình Việt. Trong giai đoạn đầu chuyển đổi, các lớp Trung Học Đệ Nhất Cấp (từ Đệ Thất đến Đệ Tứ) dùng chuyển ngữ tiếng Việt, nhưng học sinh phải học đồng thời cả hai ngoại ngữ Pháp và Anh<32>. Đến niên khóa 1954-1955 chương trình Việt đã được giảng dạy từ lớp Đệ Thất đến lớp Đệ Tứ, và vào năm 1955 kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp chương trình Việt được tổ chức lần đầu tiên.

2) 1955-1975: hoàn chỉnh Trung Học Đệ Nhị Cấp chương trình Việt

Sau kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp 1955 trường mở thêm các lớp đệ nhị cấp: niên khóa 1955-56 mở các lớp Đệ Tam, 1956-57 các lớp Đệ Nhị và 1957-58 các lớp Đệ Nhất. Lần đầu tiên các nữ sinh Gia Long dự thi Tú Tài I năm 1957 và Tú Tài II 1958. Như vậy năm 1958 trường Nữ Trung Học Gia Long đã bắt đầu giảng dạy trọn vẹn chương trình trung học Đệ Nhất Cấp và Đệ Nhị Cấp<33>. Những năm đầu chỉ có 3 lớp Đệ Nhất ban A (Sinh Vật) và 1 lớp ban C (Văn Chương, Ngoại Ngữ). Ban B (Toán) phải qua trường Petrus Ký học<34>. Đến năm 1961 trường mới có đủ ba ban A, B, C<35>.

Khi đã có cả Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị Cấp các lớp từ Đệ Thất đến Đệ Ngũ (lớp 6 đến lớp 8) học buổi chiều; các lớp từ Đệ Tứ đến Đệ Nhất (lớp 9 đến lớp 12) học buổi sáng. Tổng cộng trường có gần 100 lớp<36>. Năm 1964 trường không còn nhận học sinh nội trú nữa.

Niên khóa cuối cùng 1974-75 có hơn 5000 ngàn học sinh. Mỗi cấp lớp từ Đệ Thất đến Đệ Tứ đểu có 15 lớp; từ Đệ Tam đến Đệ Nhất có 14 lớp gồm 9 lớp ban A, 3 lớp ban B và 2 lớp ban C. Trung Học Đệ Nhất Cấp chỉ học 1 ngoại ngữ Anh hoặc Pháp. Bắt đầu lớp Đệ Tam, học sinh phải học thêm 1 ngoại ngữ phụ và có thể chọn Anh Văn, Pháp Văn hay Đức Ngữ. Các nữ sinh đạt được thứ hạng Bình, Ưu hay Tối Ưu trong hai kỳ thi Tú Tài I

và II sẽ được nhà trường ban tặng medaille Hoa Mai Vàng Gia Long(xem hình Hoa Mai đính kèm). Truyền thống tốt đẹp và độc đáo này chỉ có ở Trường Nữ Trung Học Gia Long mà thôi.

Năm 1969, theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục và Bộ Xã Hội trường mở hệ bán công ban đêm, thu học phí rất thấp. Phù hiệu của học sinh Gia Long đêm giống phù hiệu Gia Long ngày, nhưng tất cả các chữ và hoa mai trên phù hiệu được thêu màu xanh lá cây nhạt. Hệ bán công chấm dứt năm 1975.<37>

1) Ban Giám Đốc trong giai đoạn cuối từ 1950 đến 1975

Niên khóa 1950-1951, giáo sư môn sử địa của trường, cũng là một cựu nữ sinh Áo Tím, Cô Nguyễn Thị Châu là người Việt đầu tiên được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng trường Gia Long. Trong suốt giai đoạn cuối Ban Giám Đốc trường ngoài Hiệu Trưởng còn có Giám Học và Tổng Giám Thị (đặc trách buổi sáng); Phụ Tá Giám Học và Phụ Tá Tổng Giám Thị (đặc trách buổi chiều).

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tạo Google Form Chuyên Nghiệp, Cách Thêm Google Form Vào Website WordPress

Từ năm 1952 đến năm 1975 Ban Giám Đốc trường lần lượt như sau<38>:

1952-1963: Hiệu Trưởng: Bà Huỳnh Hữu Hội

Giám Học: đầu tiên là Bà Nguyễn Như Hằng, sau là Bà Nhan Tú Quyên

Phụ Tá Giám Học: Bà Kha Thị Huỡn

Tổng Giám Thị: Đầu tiên là Bà Lưu Thị Dậu, sau đó là Bà Emilie Võ Thành (tức Võ Thành Duyên) và cuối cùng là Bà Trần Thị Sách

Phụ Tá Tổng Giám Thị: Bà Nguyễn Thị Sương.

1963-1964: Hiệu Trưởng: Bà Nguyễn Thu Ba

Giám Học: Bà Trần Thị Tỵ

Phụ Tá Giám Học: Cô Đặng Thị Ngọc

Tổng Giám Thị và Phụ Tá: Như thời Hiệu Trưởng Huỳnh Hữu Hội.

1964-1965: Hiệu Trưởng: Bà Trần Thị Khuê; Giám Học, Phụ Tá Giám Học; Tổng Giám Thị, Phụ Tá Tổng Giám Thị: như thời HT Nguyễn Thu Ba.

1965-1969: Hiệu Trưởng: Cô Trần Thị Tỵ

Giám học: Bà Trần Thị Kỳ

Phụ Tá Giám Học: Bà Nguyễn Ngọc Anh

Tổng Giám Thị: Bà Lê Kim Lan

Phụ Tá Tổng Giám Thị: Bà Nguyễn Thị Tám.

Năm 1969 Bà Bùi Thị Lắm lên làm Hiệu Trưởng trong 3 tháng.

1969-1975: Hiệu Trưởng: Bà Phạm Văn Tất (Khuê danh Võ Bạch Cúc).

Giám học: Bà Huỳnh Thanh Nhạn

Phụ Tá Giám Học: Bà Nguyễn Ngọc Anh

Tổng Giám Thị: Đầu tiên là Bà Đoàn Nguyệt Thu; 1 năm sau đến Bà Kha Thị Huỡn, đến giữa niên khóa 74-75 Bà Lâm Thị Nguyệt thay thế

Phụ Tá Tổng Giám Thị: Bà Nguyễn Thị Tám, năm 1973 đến Bà Lâm Xíu Ngó.

Khối Gia Long đêm từ năm 1969 đến năm 1975<39>

Hiệu trưởng: Bà Phạm Văn Tất

Giám Học: Bà Huỳnh Thanh Nhạn

Phụ tá Giám Học: Bà Khưu Quỳnh Hương

Tổng Giám Thị: đầu tiên là Bà Nguyễn Thị Tám; sau đó là Bà Trần Ngọc Anh<40>.

Từ năm 1975, trường đã bị đổi tên nhưng với tất cả chúng ta trường vẫn là trường Gia Long yêu quý. Cũng như Sài Gòn vẫn mãi mãi là Sài Gòn, trong trái tim, trong nguồn nhớ không nguôi”<41>.

Dương Thanh Bình

(Gia Long 1975, Sydney tháng 4/2013)

*Chú thích:

<1> Chương trình PhápViệt để dạy người bản xứ khác với chương trình Pháp chỉ dạy người Pháp hoặc người Việt có quốc tịch Pháp.

<2> Theo các tài liệu:

Nền giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc, Trần Bích San (tên thật là Trần Gia Thái, Tiến Sĩ quản trị Y Tế, Đại Học Tulane, Hoa Kỳ.)

http://www.chuvananbc.com/DacSanCVA2011/pages/02_NenGDVN.html

Indochine, Louis Salaun

http://www.inrp.fr/edition-electronique/lodel/dictionnaire-ferdinand-buisson/document.php?id=3970

L’oeuvre Scolaire de La France au Việt Nam de 1682 à 1945

http://paristimes.net/fr_culture/enseignement.html

và “Vai trò của các trường trung học Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Petrus Ký, Gia Long hồi tiền bán thế kỷ XX”, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm.

http://www.dongnaicuulong.org/giaoDuc/giaoDuc_detail.php?giaoDucId=6

<3 > Chuyển ngữ: Tiếng dùng để giảng dạy các môn học.

<4 > Trường Áo Tím Sài Gòn Ngày Xưa, Nam Sơn Trần Văn Chi, Việt Nam Một Thời Để Nhớ

http://namkyluctinh.org/a-vh-vminh/tvchi/tvchi-truongaotim.htm

<5 > Theo các tài liệu: Điểm Mặt “Tứ Đại Gia Giàu Nhất Sài gòn http://www.thegioianh.vn/show.aspx?cat=014001&nid=1479 

và “Nam Kỳ Lục Tỉnh” http://namkyluctinh.org/a-dialy/saigon-hoidap.htm

<6> Annuaire general de l’Indochine các năm 1913, 1916 và 1920

http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5791478t/f169.image.r=Bui%20quang%20chieu.langEN

<7> R. B. Smith : Bui Quang Chiêu and the Constitutionalist Parly in French Cochinchina, 1917-1930 In: Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient. Tome 58, 1971. pp. 361-363.

<8 > http://4phuong.net/ebook/67437437/sai-gon-dau-the-ky-20-den-1945-viet-nam-thuc-tinh.html

<9 > Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ, Hứa Hoành

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4nnntn1n31n343tq83a3q3m3237n1nmn&AspxAutoDetectCookieSupport=1

<10> http://eyedrd.org/2011/08/henriette-bui-quang-chieu-105-the-first-vietnamese-female-doctor.html

<11> Hồi ký Bình Nguyên Lộc http://www.binhnguyenloc.de/pages/TruyenNgan/ThoiThe/DiaDanhCu/ThoiThe-DiaDanhCu.htm

<12 > Tổng Đốc Đỗ Hứu Phương, Hứa Hoành

http://namkyluctinh.org/a-lichsu/huahoanh/huahoanh-giaithoai%5B1-tongdoc%5D.htm

và Sài Gòn Hỏi-Đáp

http://namkyluctinh.org/a-dialy/saigon-hoidap.htm

<13> Cũng có tài liệu cho rằng Đỗ Hữu Phương sanh năm 1944, hay 1941

<14> Đỗ Hữu Phương: gia sản nhất nhì Sài Gòn

http://news.chodientu.vn/phap-luat/tong-doc-do-huu-phuong-va-gia-san-nhat-nhi-sai-gon-163033.html

<15 > Điểm mặt Đại Gia giàu nhất Sài Thành một thời

http://www.giupconhoc.com/diem-mat-dai-gia-giau-nhat-sai-thanh-mot-thoi/

và Trường Nữ Trung Học Gia Long (Trường Nữ Sinh Áo Tím)

http://honngocviendong.wordpress.com/page/3/

<16 > The front of Áo Tím all-girls high school 1925

http://en.academic.ru/dic.nsf/enwiki/11816966

<17> http://en.wikipedia.org/wiki/Ernest_Roume

<18> http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5606804q/f114.image.r=école desjeune filles indigenes

<19> http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5606804q/f114.image.r=%C3%A9cole%20des%20jeune%20filles%20indig%C3%A8ne

<20>http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5691591s/f319.image.r=ecole%20des%20jeune%20filles%20%C3%A0%20saigon

<21>http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5691591s/f319.image.r=ecole%20des%20jeune%20filles%20%C3%A0%20saigon

<22> Điều này khác với đa số các tài liệu phổ biến rằng bà Lagrange làm hiệu trưởng từ 1915 đến 1920. Theo Annuaire Géneral de l’Indochine năm 1917 thì Bà Lagrange đã nghỉ phép 2 năm, đến năm 1919 mới trở lại làm hiệu trưởng trường Collège de Jeunes Filles Indigène.

<23> Annuaire general de l’indochine 1919, page 107

http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k6112492z/f315.image.r=ecole%20des%20jeune%20filles%20%C3%A0%20saigon

<24> Albert Sarraut làm toàn quyền Đông Dương 2 lần, từ 1912 đến 1914 và từ 1917 đến 1919.

http://en.wikipedia.org/wiki/Albert_Sarraut

<25> Theo luật sư Võ Phụng Thanh, cựu nữ sinh Trường Áo Tím cả hai bậc tiểu học và cao đẳng tiểu học, từ năm 1935 đến 1945.

<26> http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k56036918/f359.image.r=college%20des%20jeunes%20filles%20saigon

<27>.Vợ Bác Sĩ Trần Văn Đôn, thân phụ của Trung Tướng VNCH Trần Văn Đôn (cha con cùng tên).

<28>. Annuaire Géneral de l’Indochine, từ năm 1919 đến 1926

29. Bà Lagrange trước làm Giám Đốc, sau làm Tổng Giám Thị. http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5701526z/f144.image.r=college%20des%20jeune%20filles.langEN

30.http://galaxychuvanan.multiply.com/journal/item/59/59?&show_interstitial=1&u=%2Fjournal%2Fitem

31. Theo “Ngôi Trường và Những Con Đường”, Kỷ yếu Áo Tím-Gia Long-Minh Khai, 2000-2001.

32.Theo Dương Thị Xuân Sứ, cựu nữ sinh trường Áo Tím từ năm1946-1950.

33. Theo các cựu nữ sinh Mai thị Trình, khóa 40-45, Đỗ Hồng Lan học từ 1939 đến 1947.

34. Theo các cựu nữ sinh Áo Tím: luật sư Võ Phụng Thanh học cả 2 bậc tiểu và trung học từ 35-45, Nguyễn Thị Đê và Lê Tuyết Thanh học khóa 40-45, Nguyễn Thị Hậu khóa 39-44.

35. http://namkyluctinh.org/a-vh-vminh/tvchi/tvchi-truongaotim.htm

36. Trường Nữ Trung Học Gia Long (Trường Nữ Sinh Áo Tím).

37. Theo các cựu nữ sinh Lê Mỹ Sương và Phan thị Lệ Hoa thì Đơn xin thi vào trường vào niên khóa 1951-1952 phải ghi là “Thi vào lớp Đệ Thất Trường Trung Học Gia Long.

38. Trường Áo Tím Sài Gòn Ngày Xưa, Nam Sơn Trần Văn Chi.

http://namkyluctinh.org/a-vh-vminh/tvchi/tvchi-truongaotim.htm

39. Xem hình đính kèm học sinh mặc đồng phục áo dài trắng, cài phù hiệu kim loại, chụp năm 1956. Ảnh do Giáo Sư Huỳnh Thị Hoa gửi tặng.

40. Theo Bà Tổng Giám Thị Kha Thị Huỡn, các cựu Giáo sư: Bà Trịnh Thị Minh và Bà Châu Thị Ngọc Minh và cựu nữ sinh Gia Long Trương Thị Út.

44. Theo cựu nữ sinh Gia Long Nguyễn Thị Tuyết, học khóa 1954-1961

45. Lịch Sử Trường Nữ Trung Học Gia Long; Bà cựu Phụ Tá Giám Học Nguyễn Ngọc Anh.

46. Phần viết về hệ bán công dựa theo lời kể của Cựu Hiệu Trưởng, Bà Phạm Văn Tất; Cựu Tổng Giám Thị, Bà Kha Thị Huỡn và Cựu Phụ Tá Giám Học khối Gia Long đêm, Bà Khưu Huỳnh Hương.

47. Đoạn viết về Ban Giám Đôc dựa theo lời kể của các vị: Cựu Hiệu Trưởng, Bà Phạm Văn Tất, Cựu Tổng Giám Thị, Bà Kha Thị Huỡn, Cựu Phó Tổng Giám Thị, Bà Nguyễn Thị Sương, và Cựu Phụ Tá Giám Học, Cô Đặng Thị Ngọc.

48. Xem chú thích số 41 về hệ bán công ban đêm.

50.Trích đoạn kết luận trong bài “Lịch sử Trường Nữ Trung Học Gia Long Sài Gòn, của bà Nguyễn Ngọc Anh Cựu Phụ Tá Giám Học Trường Nữ Trung Học Gia Long.

Để được học bậc Cao Đẳng Tiểu Học ở trường Áo Tím, học sinh phải có bằng CEPCI phải đậu kỳ thi tuyển. Trường cũng có mở lớp Tiếp Liên để giúp các học sinh học luyện để thi lại và có lớp Complémentaire dạy cho các học sinh đã học xong Tiểu Học để ra làm cô giáo<18>.

Năm 1921 đã có giáo sư người Việt. Người đầu tiên là cô Berthe Nguyễn Thị Minh<18>, sau đó thêm bà Nguyễn Thị Thiệp … Được các cựu nữ sinh nhắc nhở nhiều nhất là các giáo sư: Bà Trần Văn Đôn<18> (khuê danh Lý thị Xuân Yến), Cô Nguyễn Thị Châu, Bà Phan Thị Của, Bà Phạm Thị Mỹ, Ông Hồ Văn Trực…

Năm 1924 lần đầu tiên một Tổng Giám Thị được bổ nhiệm để điều hành các giám thị.

Từ năm 1919 đến 1926, các vị Giám Đốc, Tổng Giám Thị và số giám thị, giáo sư và giáo viên từ năm 1919 đến năm 1925 lần lượt như sau<18>:

Năm Giám Đốc Tổng Giám Thị Số giáo sư (professeur) Số giáo viên Giám Thị
1919-21 Bà Lagrange Không có 0 14 0
1922 Bà Lorenzi Không có 0 14 1
1923 Bà Lagrange Không có 0 15 3
1924-26 Bà Pascalini Bà Lagrange<18> Tăng từ 2 đến 14 Giảm từ 13 xuống 4 5

b) Giai đoạn hoàn chỉnh bậc Cao Đẳng Tiểu Học

Từ năm 1922 trường đào tạo cả hai bậc Tiểu Học và Cao Đẳng Tiểu Học. Học hết Cao Đẳng Tiểu Học học sinh thi lấy bằng Thành Chung gồm 2 kỳ thi: thi viết tại trường; đậu thi viết sẽ sang trường Petrus Ký thi vấn đáp. Ở bậc Cao Đẳng Tiểu Học tiếng Pháp được dùng làm chuyển ngữ. Ngay cả khi đàm thoại với nhau trong trường các nữ sinh cũng phải nói tiếng Pháp. Mỗi tuần học sinh chỉ học 2 giờ tiếng Việt, và chỉ được nói tiếng Việt trong giờ này.

Từ năm 1927 đến năm 1942 nữ giáo sư Saint Marty được bổ làm Hiệu Trường. Tổng Giám Thị lần lượt là: Bà Lagrange, Bà Lambruschini, Bà Boisson, Bà Guiraud.

A) Giai đoạn 3 từ 1940 đến 1950: Collège Gia Long

a) Collège Gia Long- chấm dứt bậc Tiểu Học

Niên khóa 1940-1941 là khóa cuối cùng trường còn bậc Tiểu Học<18>. Sau đó trường chỉ còn 4 cấp lớp từ năm thứ nhất đến năm thứ tư bậc Cao Đẳng Tiểu Học và vẫn dạy theo chương trình Pháp-Việt.

Thời gian này trường vẫn chưa có bậc Trung Học (Ban Tú Tài). Các nữ sinh có bằng Thành Chung muốn học tiếp lên cao thì phải qua Trường Petrus Trương Vĩnh Ký.

<29> Trường Áo Tím Sài Gòn Ngày Xưa, Nam Sơn Trần Văn Chi.

http://namkyluctinh.org/a-vh-vminh/tvchi/tvchi-truongaotim.htm

<30> Xem hình đính kèm học sinh mặc đồng phục áo dài trắng, cài phù hiệu kim loại, chụp năm 1956. Ảnh do Giáo Sư Huỳnh Thị Hoa gửi tặng.

Xem thêm: Khuôn Dập Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Khuôn Dập Trong Sự Dập Khuôn Tiếng Anh Là Gì

<31> Theo Bà Tổng Giám Thị Kha Thị Huỡn, các cựu Giáo sư: Bà Trịnh Thị Minh và Bà Châu Thị Ngọc Minh và cựu nữ sinh Gia Long Trương Thị Út.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *