Ở các em đã xuất hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.

Đang xem: Vấn Đề Ý Thức Và Tự Ý Thức Là Gì

*

Ảnh minh họa

Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lí của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình thành mối quan hệ qua lại với mọi người. Tự ý thức không có nghĩa là tách rời khỏi thực tế, khỏi thế giới cảm xúc bên trong, không phải là sự thể hiện độc nhất nguyện vọng tự nhận thức, tự mổ xẻ, tự phân tích triền miên, vô bổ. Nhu cầu tự ý thức này sinh từ nhu cầu cuộc sống, từ hoạt động thực tiễn, từ yêu cầu mong muốn của người lớn, của tập thể quy định. Do sự phát triển mối quan hệ với tập thể, với đời sống xã hội, mà học sinh trung học cơ sở nảy sinh nhu cầu đánh giá khả năng của mình, tìm kiếm vị trí của mình, hành vi của mình giúp cho các em hoặc ngăn cản các em đạt được lòng mong muốn trở thành người lớn.

Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu tự sự tự nhận thức hành vì của mình. Lúc đầu các em tự nhận thức những hành vi riêng lẻ, sau đó toàn bộ hành vi của mình. Cuối cùng các em nhận thức về những phẩm chất đạo đức, tình cách và khả năng của mình.

Theogia sư tiếng anhthì sự hình thành tự ý thức của các em là một quá trình diễn ra dần dần. Cơ sở đầu tiên của sự tự ý thức của các em là sự nhận xét đánh giá của người khác, nhất là người lớn. Vì thế các em ở đầu lứa tuổi này hình như nhận xét mình bằng con mắt của người khác. Tuổi các em càng nhiều, các em bắt đầu có khuynh hướng độc lập phân tích và đánh giá nhân cách của mình hơn.

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, không phải toàn bộ những nét tính cách được các em ý thức cũng một lúc. Những phẩm chất được các em ý thức được trước đó, đó là những phẩm chất có liên quan đến nhiệm vụ học tập. Ví dụ như tính kiên trì, sự chú ý, sự chuyên cần…

– Sau đó là thể hiện thái độ với người khác. Ví dụ: tình đồng chí, tình bạn, tính vị tha, tính nhẫn nại, tính bướng bỉnh..

– Tiếp đến là những phẩm chất thể hiện thái độ đối với bản thân. Ví dụ: tính khiêm tốn, tính tự cao, tính khoe khoang…

Xem thêm:

– Cuối cùng là những nét tính cách tổng hợp thể hiện nhiều mặt của nhân cách. Ví dụ: tình cảm trách nhiệm, lòng tự trọng, danh dự, tính nguyên tắc, tính mục đích,…

Sở dĩ quá trình hình thành sự tự ý thức diễn ra như trên vì:

– Hoạt động học tập và thái độ đối với mọi người được các em xác định là mặt biểu hiện chủ yếu của nhân cách.

– Những nét tính cách như tính khiêm tốn, tính tự cao, tính khoe khoang…là những nét tích cách các em dễ nhận thấy khi giao tiếp với mọi người.

– Còn những nét tính cách như tình cảm trách nhiệm, tính nguyên tắc, tính mục đích là những nét tính cách phức tạp tổng hợp do đó mà các em khó nhận thấy ngay.

Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách. Trên cơ sở đó này sinh những xung đột do mâu thuẫn giữa mức độ kì vọng của các em với địa vị thực tế của chúng trong tập thể, mâu thuẫn giữa thái độ của các em với bản thân, đối với những phẩm chất nhân cách của mình và thái độ của các em đối với người lớn, đối với bạn bè cùng lứa tuổi. Vì thế A.G.Coovalia nhận xét rằng, sự đánh giá đúng đắn nhân cách của lứa tuổi này quan trọng như thế nào, để đừng gây cho các em hai rung cảm trái ngược nhau: tự cao và kém cỏi.

Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là cuộc sống tập thể của các em, nơi nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn. Mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình là những yêu cầu ngày càng cao đối với hành vi, hoạt động của các em, nguyện vọng tìm kiếm một vị trí trong hệ thống những mối quan hệ xã hội đúng đắn với các em, cũng đồng thời giúp cho sự phát triển về mặt tự ý thức của các em.

Xem thêm:

Như vậy trên cơ sở phát triển tự ý thức và thái độ nhận thức thực tế, trên cơ sở yêu cầu ngày càng cao đối với chúng, vị trí mới mẻ của các em trong tập thể, đã làm nảy sinh khát vọng tự tu dưỡng nhằm mục đích phát triển cho bản thân những nét tính cách tốt, khắc phục những nét tính cách lạc hậu, những khuyết điểm sai lầm của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *