Trong một vài năm trở lại đây vải không dệt đã dần trở thành một xu hướng mới, trong thị trường vải phong phú hiện nay.

Đang xem: Túi vải không dệt là gì

Chất liệu vải không dệt cũng được ứng dụng khá nhiều vào các lĩnh vực của cuộc sống hiện đại, nó đã trở thành loại vải không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực hoạt động và sản xuất: các công ty may túi môi trường, túi vải không dệt, công ty may mặc, dùng làm tấm lót giầy, trang trí; dùng quấn và bảo vệ sản phẩm đồ gỗ cho việc vận chuyển, xuất khẩu, may mặc đồng phục y khoa, khẩu trang y tế hay mặt nạ làm đẹp…

*

Tuy nhiên lại ít được chú ý tới, những thông tin về đặc điểm, tính năng cùng ứng dụng của loại vải này vẫn còn khá ít khiến cho người dùng chưa hiểu rõ về vải không dệt. Bài viết dưới đây là một số thông tin để giải đáp cho vấn đề này.

Vải không dệt là vải gì?

Vải không dệt (non- woven fabric) là loại vải được cấu tạo bởi các hạt nhựa tổng hợp và một số thành phần khác bổ sung. Nó được liên kết với nhau bằng chất kết dính, hoặc nhiệt cơ khí từ máy móc hiện đại sau đó trải qua một quy trình kéo thành sợi và kết hợp với nhau thành những tấm vải mỏng nhẹ, xốp và có độ bền rất cao. Toàn bộ quy trình để tạo thành tấm vải hoàn toàn không sử dụng phương pháp dệt vải như các loại vải thông thường khác, nên được gọi là vải không dệt.

Thông thường khi sản xuất vải sẽ được trộn một tỷ lệ phần trăm nhất định từ các loại vải tái chế khác theo tỷ lệ dựa trên việc tính toán khoa học để tạo thành các nguyên liệu cần thiết cho việc tạo thành tấm vải. Bên cạnh đó một số loại vải không dệt cũng có khả năng tái chế sau khi sử dụng.

Vải không dệt và nguồn gốc

Theo ghi nhận của một số tài liệu thì loại vải không dệt được tạo ra khá ngẫu nhiên bởi một số vị khách lữ hành đi ngang qua sa mạc, để tránh đau chân nên họ đã đặt một búi len lên trên dép để không gây đau khi đi trên sa mạc. Sau đó các sợi đã được đan và cài vào với nhau tạo thành một cấu trúc vải hoàn chỉnh do áp lực từ bàn chân, độ ẩm và nhiệt độ cao trong không khí.

Cho tới thế kỉ XIX thì nước Anh trở thành quốc gia đứng đầu trong việc sản xuất hàng dệt may. Trong quá trình này một lượng lớn chất xơ đã bị bỏ đi trong khi cắt. Điều này được phát hiện bởi một kỹ sư dệt may có tên Garnett. Từ đó người này đã sáng chế ra một thiết bị đặc biệt dùng để cắt xơ thừa thành sợi, dùng nó để làm ruột gối. Một thời gian sau ông đã tìm hiểu và cải tiến chúng bằng cách dính lại với nhau bằng keo kết dính, và đó chính là cột mốc đánh dấu cho sự phát triển của loại vải không dệt được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay.

*

Quy trình sản xuất vải không dệt

Polypropylene được làm từ nhựa cây là một dạng khác của nhựa và người ta hay gọi và vải không dệt bởi nguyên liệu này được áp dụng chủ yếu để sản xuất vải không dệt. Chất này dùng để sản xuất ra một loại vải không dệt theo công thức thông thường. Cụ thể người thợ sẽ cho các hạt polypropylene vào trong một chiếc máy trộn để chúng được trộn lại với nhau và sau đó sẽ bắt đầu chuyển sang máy cán nhằm kết hợp với các hóa chất trơ và xử lý nhiệt để đem lại sản phẩm vải hoàn chỉnh.

Vải không dệt có đặc tính gì?

Không dệt nhưng vẫn có thể thành tấm vải

Ở loại vải không dệt này có một điểm khác biệt rất lớn so với các loại vải thông thường, đặc điểm này đã được thể hiện rõ ràng ngay từ cái tên gọi. Vải không dệt sẽ không có bất cứ quá trình dệt vải nào, mà nó được hình thành trên cơ sở dùng các tác dụng nhiệt của máy móc hiện đại hoặc một số chất dung môi để kết dính, liên kết lại các sợi riêng biệt với nhau để đem tới tấm vải hoàn chỉnh mà không cần dệt.

Vải không dệt thân thiện với môi trường

Vải không dệt đặc biệt thân thiện và an toàn với môi trường, với người dùng. Để chứng minh cho điều này là bởi vì các sản phẩm từ vải không dệt đã được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong thực tế.

Vải không dệt đã được tin dùng và sử dụng để làm ra những vật dụng phải cần tới độ an toàn cao như: khẩu trang, túi trà, túi đeo, băng vệ sinh, tã lót em bé, khăn ướt, khăn mặt, khăn tắm và nhiều vật dụng phổ biến khác trong đời sống.

Các đồ dùng thường xuyên tiếp xúc với làn da của người dùng, đặc biệt là da mặt thì cần độ an toàn và tính thân thiện với người dùng cao, đồng thời dễ phân hủy sau khi sử dụng. Vải không dệt đã được sử dụng để sản xuất những sản phẩm này, nên nó đã được chứng minh là loại vải an toàn với người dùng.

Màu sắc của vải không dệt có tính đồng nhất

Đặc điểm này có được là nhờ vào tính chất nổi trội của chất liệu Polypropylene nên màu sắc trên vải có được sự đồng nhất. Đây cũng là một loại nguyên liệu đặc biệt, đồng thời cũng không sản xuất thông qua quá trình dệt và nhuộm vải thông thường, chính vì vậy mà yếu tố màu sắc là mối quan tâm lớn của tất cả mọi người. Hầu hết người tiêu dùng đều lo rằng tấm vải không dệt hoàn chỉnh sẽ có màu sắc không đồng đều, vùng nhạt vùng đậm.

Xem thêm: Hội Chứng Cushing Là Gì ? Hội Chứng Cushing Và Bệnh Cushing Là Gì

Tuy nhiên, điều đó không hề đúng mà còn ngược lại bởi vì ở loại vải này sự nhất quán về màu sắc còn cao hơn hẳn so với các loại khác và nó đã trở thành điểm nổi bật của chất vải không dệt. Để kiểm tra độ đồng nhất về màu sắc của vải bằng mắt thường có một cách đơn giản nhất đó là đưa tấm vải ra nơi có nhiều ánh sáng như mặt trời, là có thể quan sát độ sáng tối của vải.

*

Vải không dệt có thể thực hiện việc in ấn

Ngoài những đặc điểm riêng biệt và nổi bật thì vải không dệt vẫn có một đặc điểm giống các loại vải thông thường khác đó là nó cho phép việc in ấn trên bề mặt tấm vải. Được sử dụng rộng rãi trong đời sống nên việc in ấn trên bề mặt vải là không thể tránh khỏi. Tùy theo loại hình kinh doanh, nhu cầu sử dụng khác nhau mà nội dung in ấn trên vải cũng không giống nhau.

Tuy nhiên, đối với việc in ấn lên túi vải không dệt lại đòi hỏi yêu cầu cao hơn so với các loại vải thông thường. Yêu cầu cần thiết đối với các công ty sản xuất túi vải không dệt là phải có kỹ năng xử lý chuyên nghiệp với chất liệu loại vải này để đảm bảo được độ phủ độ dày của mực, màu sắc hợp lý để khi in lên bề mặt vải tạo ra hình ảnh tự nhiên với màu sắc và thiết kế chuẩn và đẹp mắt nhất, đặc biệt chú ý tới các loại sản phẩm cần in nhiều màu sắc khác nhau.

Đánh giá ưu, nhược điểm vải không dệt

Thân thiện với môi trường

Ưu điểm lớn nhất của vải không dệt là chúng rất an toàn, và đã được công nhận là vật liệu sinh thái thân thiện với môi trường. Sau khi sử dụng, chúng có thể tự phân hủy sau 2-5 năm trong môi trường tự nhiên mà không gây bất cứ loại chất thải độc hại nào. Đây cũng là lý do chất liệu này ngày càng được các nước phát triển sử dụng nhiều.

Vải không dệt có khả năng chịu lực rất tốt

Vải không dệt không chỉ nhẹ, thoáng khí, thấm hút tốcó khả năng chịu được lực tác động rất lớn, mà còn khá bền có thể chịu được tải trọng từ 3 – 10 kg tùy theo nhu cầu sử dụng của từng loại sản phẩm có chất liệu từ vải không dệt.

Vải không dệt có giá thành rẻ

Chất liệu này có giá rẻ hơn so với các nguyên liệu khác như vải dệt, giấy…, giá vải không dệt rẻ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Vải không dệt có màu sắc, in ấn đa dạng

Một ưu điểm nữa của vải không dệt phải kể tới đó là chúng có màu sắc rất đều ở mọi vị trí của cuộn vải, hơn nữa màu sắc cũng rất đa dạng, tự nhiên. Bên cạnh đó vải không dệt cũng có thể in ấn tạo ra các sản phẩm độc đáo, đặc trưng của từng thương hiệu khác nhau.

Tuy nhiên ở vải không dệt vẫn tồn tại một số nhược điểm như: Tuổi thọ của vải không dệt không được cao do tính chất thấm hút tốt và dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên của nó. Ngoài ra việc bảo quản chất liệu này cũng khá khó khăn bởi nó dễ bị biến đổi tính chất khi gặp nước.

Ứng dụng của vải không dệt

Trong ngành nông nghiệp

Vải không dệt được sử dụng để sản xuất các loại vải che ngăn côn trùng, chống khuẩn và chống sâu bọ cho nhiều loại cây trồng khác nhau, sản xuất các tấm nhựa để gieo hạt.

*

Trong ngành may mặc

Vải không dệt được sử dụng để tạo ra các sản phẩm như: Đồ may mặc bao gồm quần áo lót, áo, lót mũ, miếng đệm áo lót, các loại trang phục biểu diễn, đế giày hoặc lót giày.

Sản xuất đồ bảo hộ lao động

Đây cũng là lĩnh vực ứng dụng phổ biến chất liệu vải không dệt. Loại vải này có thể tạo ra các sản phẩm như quần áo bảo hộ lao động, các vật dụng bảo hộ như găng tay lao động, mặt nạ chống bụi, chống khói hay giầy bảo hộ.

Ngoài ra vải không dệt cũng được sử dụng để sản xuất một số đồ dùng khác như các loại vật liệu tổng hợp: cán biển, cán mỏng, thảm sợi. Các loại bao bì cần tới độ xốp, những chiếc túi mua sắm, một số vật liệu cách nhiệt như sợi thủy tinh, dùng để sản xuất các đồ dùng có tác dụng cách âm cho các thiết bị, linh kiện ô tô và ốp tường. Một số vật dụng mà con người tiếp xúc hàng ngày như gối, đệm, ruột đệm và đệm bọc cũng sử dụng loại vải không dệt này.

Xem thêm: Cuộc Sống Tiếng Anh Là Gì ? Các Câu Tiếng Anh Hay Về Cuộc Sống

Đặc biệt vải không dệt được dùng phổ biến nhất để làm các túi mua sắm, vì nó mang lại những lợi ích vô cùng lớn như: Luôn thể hiện được sự sang trọng nhờ vào việc được thiết kế với mẫu mã đẹp mắt nên túi vải đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, ngoài ra nhờ vào đặc tính có thể in ấn các hình ảnh theo yêu cầu riêng trên chất liệu vải không dệt. Do vậy có thể quảng cáo thương hiệu một cách dễ dàng và thoải mái, làm gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu với khách hàng.

Mời bạn tham khảo một số chất liệu vải khác:

Vải Đũi Vải Lụa Vải thô
Vải Nỉ Vải Spandex Vải ren
Vải Voan Vải Jean Vải gấm
Vải Chiffon Vải Kaki Vải Kate
Vải Satin Vải Viscose Vải Jacquard
Vải Polyester Vải Tencel Vải nylon
Vải Acrylic Vải Modal Vải Cotton
Vải lanh Vải Thun Foam
Vải Denim Vải Len  
Vải Bamboo Vải Microfiber  

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *