Việt Nam Cộng hòa (tiếng Pháp: République du Viêt Nam, thành lập năm 1955, kết thúc năm 1975) là một cựu chính thể được thành lập từ Quốc gia Việt Nam (1949–1955), với thủ đô là Sài Gòn. Trong các tài liệu nước ngoài, chính phủ này cũng được gọi là South Vietnam (Nam Việt Nam) kể từ khi Hiệp định Genève được ký kết và Việt Nam bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự tạm thời.

Đang xem: Những ngày cuối của việt nam cộng hòa

*

Việt Nam Cộng Hòa có thời gian 20 năm tồn tại, chế độ Việt Nam Cộng hòa có 2 lần thay đổi lớn dẫn đến sự thay đổi về quy định về chức vị Tổng thống. Theo Hiến pháp Đệ nhất cộng hòa, Tổng thống kiêm quyền đứng đầu chính phủ (Thủ tướng). Theo Hiến pháp Đệ nhị cộng hòa, tuy có sự phân quyền với chính phủ, đứng đầu bởi Thủ tướng, nhưng Tổng thống vẫn có quyền chỉ định và bãi miễn thủ tướng.

Nguồn gốc của Việt Nam Cộng hòa?

Sau Thế chiến II, phong trào Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Xem thêm: Trị Giá Hải Quan Là Gì ? Cách Xác Định Trị Giá Hải Quan Hàng Xuất Khẩu

Còn Việt Nam Cộng Hòa bắt nguồn từ chiến tranh Đông Dương, sau khi một số đảng phái có xung đột với Việt Minh dẫn đến sự tan vỡ của Chính phủ Liên hiệp. Cuối năm 1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Việt Nam. Năm 1949, bằng một hiệp định với thực dân Pháp, một nhóm chính trị gia chống cộng đã thành lập Quốc gia Việt Nam với Bảo Đại là lãnh đạo. Sau khi Pháp thất bại và rút quân về nước năm 1954, Hoa Kỳ thế chỗ Pháp, tiếp tục hậu thuẫn chế độ Quốc gia Việt Nam nhằm ngăn chặn việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản toàn bộ đất nước. Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Bảo Đại vào năm 1955 sau một cuộc trưng cầu dân ý có gian lận được hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ. Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Việt Nam Cộng hòa vào ngày 26 tháng 10 năm 1955, với Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên.

Chính phủ này lập tức được Hoa Kỳ công nhận và lần lượt có quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia (gồm các đồng minh của Hoa Kỳ). Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nhưng đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết. Sau khi Ngô Đình Diệm bị ám sát trong một cuộc đảo chính do tướng Dương Văn Minh cầm đầu năm 1963, một loạt chính quyền quân sự được thành lập nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Tướng Nguyễn Văn Thiệu sau đó nắm quyền trong giai đoạn 1967-1975 với một chính quyền dân sự do người Mỹ hậu thuẫn.

Xem thêm: Đi Ngoài Ra Máu Dấu Hiệu Bệnh Gì? Chữa Trị Thế Nào? Di Ngoài Ra Máu Là Bệnh Gì

Trong lịch sử tồn tại của chính thể Việt Nam Cộng hòa, có 4 cá nhân chính thức giữ chức vị:

Ngô Đình Diệm: Bắt đầu ngày 26 tháng 10 năm 1955 – kết thúc ngày 2 tháng 11 năm 1963. Được 8 năm, 7 ngày.Nguyễn Văn Thiệu: 1 tháng 9 năm 1967 – 21 tháng 4 năm 1975 (7 năm, 232 ngày)Trần Văn Hương: 21 tháng 4 năm 1975 – 28 tháng 4 năm 1975, (7 ngày)Dương Văn Minh: 28 tháng 4 năm 1975-30 tháng 4 năm 1975, (3 ngày)

Sự khác nhau giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa .

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *