Cách thờ cúng ông Địa – Thần tài hàng ngày như thế nào, thắp nhang Thần tài nên thắp vào lúc nào hay tắm cho 2 ông bằng nước gì, thực hiện ra sao? để đón trọn tài lộc được xem là mối quan tâm hàng đầu của các bạn trẻ có cửa hàng kinh doanh nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong thờ cúng. Để giải đáp chi tiết cho câu hỏi đó, xem ngay những chia sẻ dưới đây của Gốm sứ Bát Tràng 360.
Đang xem: Cách thờ cúng ông địa thần tài hàng ngày để đón trọn tài lộc
Cách thờ Thần tài – Ông địa hàng ngày để đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ
Chia sẻ hay cho bạn:
Sự thật về Thần tài – Ông địa, không phải ai cũng biết?Cách thờ cúng Thần tài – Ông địa vào ngày vía Thần tài, ngày rằm, mồng mộtTắm cho ông Thần tài như thế nào?
Sự thật về Thần tài – Ông địa, không phải ai cũng biết?
Thần tài, ông Địa về hình tượng được biết đến chỉ gồm có 1 ông Thần tài, 1 ông Thổ địa. Tuy nhiên, theo quan niệm xưa thì mỗi một vị là đại diện cho 5 người.
Thần tài là tên gọi đại diện cho 5 vị
– Hắc Thần tài
– Thanh Thần Tài
– Xích Thần Tài
– Bạch Thần Tài
– Hoàng Thần tài được xem là vị thần chủ chốt
Ông Thần tài được biết đến với hình tượng trên tay cầm cục vàng thỏi (kim ngân lượng), đội mũ mão, trang phục ăn vận trang nghiêm, chỉnh tề. Thờ Thần tài với mong muốn mang đến may mắn, tài lộc, sự vinh hiển, phú quý, thuận lợi trong việc làm ăn buôn bán.
Bàn thờ Thần tài – Ông địa gồm những gì là đầy đủ?
Ông Địa là tên gọi đại diện cho 5 ông
– Đông phương Thanh Đế
– Tây phương Bạch Đế
– Nam phương Xích Đế
– Bắc phương Hắc Đế
– Trung ương Huỳnh Đế
Thổ Địa được biết đến với hình ảnh bụng phệ, người tròn để ngực trần, trên đầu thường quấn khăn, tay cầm quạt mang dáng vẻ an yên, bình thản. Trên bàn thờ Thần tài thường được thờ chung với ông Địa với ý nghĩa bảo vệ, che chở và kiểm soát số lượng khách ra vào cửa hàng.
Hướng dẫn cách thờ cúng ông Địa Thần tài hàng ngày
Thờ cúng Thần tài, Thổ Địa được xem là tín ngưỡng văn hóa tâm linh đã có từ lâu của người Việt Nam với mong muốn thuận lợi trong công việc, làm ăn buôn bán, kinh doanh.
Thỉnh Thần tài về nhà mới gia chủ có nên chọn ngày không? ngày nào là ngày tốt để thỉnh 2 ông về cửa hàng. Giải đáp chi tiết tại đây thông qua nội dung bài viết
Thờ Thần tài hàng ngày gia chủ chỉ cần đặt hộp bánh, đĩa hoa quả, chén nước, hoa tươi là được và lưu ý những điều sau.
– Hàng ngày, gia chủ chỉ nên đốt nhang vào mỗi buổi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7h tối
– Mỗi lần đốt gia chủ nên đốt mỗi lần 5 cây nhang
– Khi đốt nhang, gia chủ nên thay nước trắng, nước trong lọ hoa
Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi Bát Tràng cao cấp, cam kết về chất lượng, đảm bảo bền màu vĩnh viễn
– Hàng tháng, gia chủ nên lau bàn thờ, tắm cho Thần tài ông địa vào những ngày cuối tháng hoặc ngày 14 âm lịch hàng tháng bằng nước lá bưởi, rượu pha nước.
– Khăn lau nên sử dụng khăn riêng, để riêng không nên dùng vào việc khác nữa
Cách thờ cúng Thần tài – Ông địa vào ngày vía Thần tài, ngày rằm, mồng một
Cách thờ cúng Ông địa Thần tài hàng ngày khác với cách thờ cúng Ông Địa Thần tài ngày vía Thần tài, ngày rằm, mồng một. Theo đó, vào ngày này gia chủ có thể lựa chọn các món như heo quay, gà, hoa quả, nước trắng……theo người xưa truyền lại thì Thần tài rất thích ăn cua biển, tôm, chuối chín, còn ông Địa rất thích thuốc lá, cà phê, chuối xiêm. Đặc biệt, 2 ông đều là những vị thần ưa sạch sẽ nên gia chủ cần giữ cho bàn thờ và không gian xung quanh bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm.
Bày bàn thờ đúng cách giúp đem lại tài lộc, phú quý cho gia chủ
Gợi ý mâm cỗ cúng ngày vía Thần tài mồng 10 Tết
Ngày mùng 10 Tết hàng năm, người ta thường cúng lễ mặn với cỗ tâm sên gồm 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc. Ngoài ra, gia chủ có thể thêm 1 vài vật phẩm thờ cúng sau:
– Hoa cúc, hoa hồng hoặc hoa đồng tiền
– Rượu, vàng giấy, vàng mã
– Một khay nước gồm 3 chén nước và 2 chén rượu
– Thịt heo quay, cá lóc nướng (thường ở miền Nam)
Những lưu ý khi thờ cúng Thần tài – Ông địa vào ngày vía Thần tài
Nếu như trong cách thờ cúng Ông địa Thần tài hàng ngày gia chủ có thể thực hiện đơn giản, chỉ cần đảm bảo sạch sẽ thì trong thờ cúng Thần tài – Ông địa vào ngày vía Thần tài sẽ phức tạp hơn. Do đó, vào ngày này gia chủ cũng cần chú ý các vấn đề sau để đảm bảo việc thờ cúng các ngài được trọn vẹn nhất.
– Khi sắp đồ cúng lễ nên đặt mâm cúng trong nhà với đồ lễ đơn giản nhưng phải sạch sẽ và thành tâm
– Nên thắp hương vào buổi sáng trước khi mở cửa hàng vào khoảng 6h – 7h sáng
– Trước khi lấy nước, thay nước cần rửa sạch chén thờ , không nên rót quá đầy, tốt nhất nên cách miệng chén 1cm
– Trước ngày rằm, mồng một cần lau dọn bàn thờ Thần tài cẩn thận, sạch sẽ, nên lau bằng nước lá bưởi hoặc rượu pha nước. Khăn dùng để lau nên là khăn riêng, sạch sẽ, được dùng riêng để lau dọn bàn thờ
– Hoa nên chọn hoa hồng, hoa đồng tiền….. đặc biệt là phải tươi
– Đèn thờ tốt nhất nên dùng đèn dầu, hoặc nến, hạn chế dùng đèn điện bởi không mang đến hơi ấm, sự mờ ảo, linh thiêng cho bàn thờ
– Đồ cúng lễ sau khi cúng xong thì chia cho người trong nhà không chia cho người ngoài. Gạo, muối khi cúng xong có thể cất đi dùng lại cho có lộc không nên vương ra ngoài.
– Không để các con vật chạy lung tung quang khu vực thờ tự, không để hoa quả quá lâu trên bàn thờ trong nhiều ngày
Chia sẻ hay:
Văn khấn Thần tài – Ông địa gia chủ tham khảo
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương. – Con lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. – Con kính lạy Thần Tài tiền vị.
Xem thêm: Bộ Mẫu Giấy Giới Thiệu Tiếng Anh Là Gì ? Mẫu Giấy Giới Thiệu Song Ngữ Việt
– Kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:…………………………Tuổi:………………….. Ngụ tại………………………………………………………….. Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. (Đoạn này tùy ý gia chủ mong muốn điều gì thì vái xin điều đó).
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
Tắm cho ông Thần tài như thế nào?
Tắm cho Ông Địa – Thần tài nên tắm vào ngày nào, sử dụng nước gì để tắm cho 2 ông hay cách tắm như thế nào? là câu hỏi của nhiều người làm ăn kinh doanh. Bởi vì việc này tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chiêu tài lộc của 2 ông cũng như sự tôn kính của gia chủ dành cho việc thờ cúng tâm linh.
Nên tắm cho Ông địa – Thần tài vào ngày nào?
Tắm tượng Thần tài – Ông địa nên tắm vào ngày nào? Mua tượng Thần tài – ông địa bằng sứ Bát Tràng ở đâu uy tín, giá tốt?
Tắm Thần tài – Ông địa gia chủ có thể tiến hành thường xuyên, có những ngày bắt buộc phải tắm cho 2 ông như ngày rằm, mồng một, ngày vía Thần tài (ngày mồng 10 âm lịch tháng giêng hàng năm).
Sau khi tắm cho 2 ông xong gia chủ tiến hành lau dọn bàn thờ, tẩy uế làm lễ khấn cúng cáo với Thần tài – Ông địa về việc vừa làm và mời 2 ông về ngự lại nơi bàn thờ của gia đình để tiếp tục chiêu tài lộc, phù hộ, che chở cho gia chủ và gia đình.
Tắm Thần tài – Ông địa bằng nước gì?
Trước khi tiến hành tắm cho Thần tài – ông địa gia chủ nên thắp nhang cáo khấn với các vị thần về việc mình sắp làm. Sau đó chuẩn bị nước để tắm cho Thần tài. Thông thường, trong dân gian phổ biến 2 loại nước được dùng để tắm cho Thần tài là:
– Nước hoa bưởi
– Nước gừng pha rượu
Cả 2 loại nước này đều mang hương thơm đặc trưng và có khả năng tẩy uế, loại bỏ bụi bậm cho tượng, lấy lại sự thanh khiết thuần túy cho bàn thờ Thần tài của cửa hàng, công ty.
Lá bưởi được dùng phổ biến trong tẩy uế, lau chùi bàn thờ, tắm cho Thần tài – Ông địa
Có thể bạn quan tâm:
Bàn thờ Thần tài gồm những gì là đầy đủ?
Cách đặt bàn thờ Thần tài theo tuổi gia chủ để đón trọn tài lộc?
Khi pha nước tắm cho tượng Thần tài gia chủ cần lưu ý:
– Nước đun sôi để đến khoảng 40 độ C rồi cho hoa bưởi hoặc gừng pha rượu vào
– Nước là nước sạch không dùng nước ở ao, hồ, sông, suối gây mất đi sự trang nghiêm, tôn kính
– Khăn dùng để tắm Thần tài là khăn sạch, dùng riêng để tắm cho Thần tài, tuyệt đối không dùng chung với mục đích khác
– Nước tắm Thần tài cần được đựng trong thau chậu sạch, tốt nhất nếu có thể gia chủ nên dùng riêng
Cách tắm cho Thần tài – Ông địa? Các bước tiến hành?
Tắm cho tượng Thần tài – Ông địa gia chủ tiến hành theo các bước sau:
– Đầu tiên gia chủ nên thắp nhang cúng khấn về việc mình định làm, không cần quá cầu kỳ chỉ cần thật lòng trình bày về việc sắp làm.
– Lấy tượng Thần tài mang đến vị trí sạch sẽ tiến hành tắm cho ngài bằng chậu nước đã pha sẵn.
Xem thêm: Hiệp Phương Sai Là Gì – Hiệp Phương Sai Trong Ngôn Ngữ Đơn Giản Là Gì
– Lấy khăn đã được chuẩn bị sẵn để lau rửa tượng, cẩn thận, kỹ càng và phải sạch sẽ
– Sau khi tắm xong thì đem tượng đến nơi khô, có ánh sáng thì càng tốt để tượng khô tự nhiên
Khi đã thực hiện đầy đủ các bước nêu trên gia chủ đặt lại tượng vào vị trí cũ. Trong thời gian chờ tượng khô gia chủ có thể tiến hành lau bàn thờ cũng như các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ Thần tài để tổng thể bàn thờ sạch sẽ, quang đãng.
Cửa hàng của Gốm sứ Bát Tràn 360 trưng bày đa dạng và đầy đủ mẫu mã đồ thờ cúng cho quý khách tham khảo và lựa chọn, có địa chỉ ở số 66 Nguyễn Đức Thuận, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội
Là đơn vị trực tiếp sản xuất nên mức giá đến tay người tiêu dùng luôn được đảm bảo tuyệt đối về chất lượng và giá thành