Bắp chân to cơ là một trong những tình trạng to bắp chân không phải hiếm gặp. Cũng như có người tạng gầy, có người tạng ốm. Bắp chân của từng người sẽ có kích thước khác nhau. Vậy thì khi bắp chân to, chúng ta phải làm thế nào để trông thẩm mỹ hơn? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc những cách hiệu quả nhất.
Đang xem: Bắp chân to phải làm sao
Khái niệm về bắp chân
Trước khi tìm hiểu nội dung bắp chân to cơ thì chúng ta nên biết bắp chân là gì. Bắp chân là khu vực khối cơ ở mặt sau của cẳng chân. Nó được tạo thành từ các cơ sau đây:
Cơ sinh đôi cẳng chân. Đây là phần cơ bắp chân lớn hơn, tạo thành khối phồng có thể nhìn thấy bên dưới da. Các cơ này có hai phần hoặc hai đầu, chúng cùng nhau tạo nên hình thoi cho bắp chân.Cơ dép là phần cơ phẳng nhỏ hơn. Nó nằm bên dưới cơ sinh đôi cẳng chân.
Cả hai cơ sinh đôi cẳng chân và cơ dép sẽ thu nhỏ lại và hợp nhất ở đáy của bắp chân. Mô liên kết dẻo dai ở dưới cùng của cơ bắp chân kết hợp với gân Achilles. Gân Achilles sẽ chèn vào xương gót chân. Trong khi đi bộ, chạy hoặc nhảy, cơ bắp chân kéo gót chân lên để cho phép chuyển động về phía trước.
Hình ảnh tình trạng phù chân trong suy tim
Những nguyên nhân gây bắp chân to cơ sinh lý
Sau đây là một số nguyên nhân làm cho cơ bắp chân bị to sinh lý:
Nguyên nhân do di truyền. Khi này, bắp chân sẽ to từ lúc mới sinh ra.Chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Lúc này, cơ và mỡ sẽ tập trung nhiều ở mông, đùi, bắp chân.Luyện tập sai phương pháp. Việc luyện tập sai cách sẽ khiến cho bắp chân to bất thường, thô kệch, mất thẩm mỹ.Sử dụng những loại mỹ phẩm có chứa Estrogen. Chẳng hạn như thức ăn, thực phẩm chức năng, dầu bôi trơn, dầu sáp,…
Những ưu điểm và nhược điểm của bắp chân to cơ
Ưu điểm
Một nghiên cứu trên 6.265 người cho thấy những người có bắp chân càng lớn, nguy cơ đột quỵ càng thấp. Bất kể tuổi tác, giới tính, chỉ số khối cơ thể và các yếu tố nguy cơ mạch máu khác. Nếu bắp chân của một người càng lớn thì càng có ít chất béo được gọi là mảng bám trong động mạch.
Nhờ vậy sẽ giảm nguy cơ hẹp, bệnh động mạch cảnh và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng điều này có thể là do bắp chân to tạo cho cơ thể một nơi khác để lưu trữ chất béo. Đồng thời ít có khả năng gây ra các vấn đề về lưu thông máu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy bắp chân của một người càng nhỏ thì nhịp tim khi nghỉ ngơi của họ càng cao. Nếu nhịp tim khi nghỉ duy trì trên 100 nhịp mỗi phút sẽ tăng nguy cơ tử vong bất kể thể chất. Những vận động viên chạy đường dài và các vận động viên khác thường có nhịp tim khi nghỉ ngơi thấp hơn. Chính vì vậy, họ có bắp chân to hơn.
Xem thêm: Va Chạm Mềm Là Gì – Lý Thuyết Va Chạm Mềm
Tuy nhiên, nếu nhịp tim nghỉ ngơi quá thấp, nó có thể khiến người bệnh dễ bị ngất xỉu. Khi đó, ngay cả đôi chân cứng cáp nhất cũng không thể giúp bạn đứng vũng được. Bạn sẽ rất dễ bị ngã, loạng choạng do không đủ máu lưu thông lên não.
Nhược điểm
Bắp chân to cơ có thể làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ do tích tụ mỡ nhiều ở gan. Ngoài ra, bắp chân có khối cơ quá to gây mất cân xứng với đôi chân. Từ đó làm cho đôi chân của bạn trở nên thô kệch hơn, trông rất mất thẩm mỹ. Đặc biệt là đối với phụ nữ.
Bên cạnh đó, một bắp chân quá to có thể gây ra một trong lượng lớn. Nó sẽ đè nặng lên xương ở đôi chân. Từ đó, một số hệ lụy về sức khỏe có thể xảy ra. Những bệnh lý phổ biến nhất đó chính là viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương, suy tĩnh mạch chi dưới,…
Nhiều người thường thắc mắc rằng: leo cầu thang có làm to bắp chân? đạp xe đạp có bị to bắp chân không? hay nhảy dây có làm to bắp chân? đi bộ có làm to bắp chân không? Sau đây là lời giải:
Một bắp chân có kích thước lớn đồng nghĩa với trọng lượng lớn. Nó sẽ là một sự cản trở đối với một người khi họ di chuyển, chạy nhảy. Những người có bắp chân to cơ sẽ khó có cơ hội tham gia vào những môn thể thao đòi hỏi tính linh hoạt của đôi chân. Chẳng hạn như bóng đá, bóng chuyền, nhảy cao, nhảy xa,…
Bắp chân to cơ phải làm sao?
Phương pháp bảo tồn và nội khoa
Đối với phương pháp này, bạn rất khó có thể làm cho bắp chân mình nhỏ lại. Mục tiêu chủ yếu là chọn những trang phục phù hợp, giúp vẻ ngoài của bạn trở nên dễ nhìn hơn. Bao gồm:
Mang vớ bó chân.Mặc quần dài, tối màu. Khi ấy, bắp chân của bạn trông sẽ nhỏ và gọn hơn.Hạn chế mang giày cao gót, mặc quần ngằn, váy ngắn.Chế độ ăn uống giàu vitamin, chất xơ. Hạn chế thực phẩm quá dồi dào chất đạm, chất béo.Tăng cường thực phẩm giàu canxi để phòng bệnh loãng xương.Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe của bắp chân. Giúp đôi chân săn chắc, linh hoạt hơn. Chẳng hạn như nhảy dây, chạy bộ, fitness,…Thường xuyên mát xa chân, ngâm chân với nước muối ấm.Không nên lạm dụng thực phẩm chức năng tăng cơ dành cho người tập thể hình.
Phương pháp ngoại khoa
Nếu như bắp chân to vì cơ quá cỡ và gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày, một phương pháp phẫu thuật sẽ được khuyến nghị. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ phẫu thuật để loại bỏ bớt khối cơ thừa không cần thiết.
Tuy nhiên, khi muốn áp dụng phương pháp này, bạn nên đến các cơ sớ có chuyên khoa ngoại Cơ – Xương – Khớp. Tại đây, các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên phù hợp nhất. Đừng vì ham rẻ tiền, đến các cơ sở kém uy tín sẽ dẫn đến tiền mất, tật mang. Thậm chí có thể tàn phế.
Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng bắp chân to cơ. Nói chung, tình trạng này hầu hết là lành tính. Nó chỉ gây mất thẩm mỹ. Phương pháp bảo tồn được ưu tiên hàng đầu. Phẫu thuật chỉ được khuyến khích trong những trường hợp bắp chân quá to và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.